Giáo dục kỷ luật tích cực

     

Kỷ luật và trừng phạt là hai phương pháp khác nhau dù nhiều người lầm tưởng rằng hai từ này có thể dùng để thay thế nhau. Áp dụng kỷ luật vào quá trình giáo dục trẻ nhằm hướng dẫn trẻ tuân theo các quy tắc hoặc điều chỉnh hành vi chưa phù hợp. Kỷ luật có thể chia làm hai loại: kỷ luật tích cực và kỷ luật tiêu cực.

Bạn đang xem: Giáo dục kỷ luật tích cực

Các hình thức trừng phạt được xem là kỷ luật tiêu cực do thường được dùng với mục đích ngăn chặn hoặc chấm dứt một hành vi sai phạm nào đó đã xảy ra. Tuy nhiên biện pháp này không có hiệu quả về lâu dài với con trẻ, sau một thời gian , các con vẫn có thể lặp lại cách ứng xử sai như trước. Và liệu cha mẹ hay thầy cô có thể thường xuyên nhắc nhở trẻ không được làm cái này, không được làm cái kia hay không?

Thay vào đó, nếu cha mẹ, thầy cô áp dụng kỷ luật tích cực lại có hiệu quả nhanh bất ngờ. Vì trẻ sau khi được hướng dẫn cách ứng xử phù hợp, trẻ sẽ áp dụng nếu lại gặp phải trường hợp ấy. Ngoài ra, kỷ luật tích cực dạy cho trẻ về những kỳ vọng, hệ quả và có trách nhiệm hơn với các hành động của mình.

Cha mẹ, thầy cô có thể phân biệt giữa hình thức trừng phạt và kỷ luật tích cực như sau:

*

Kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục văn minh và luôn đặt lợi ích lâu dài của trẻ lên hàng đầu. Thầy cô và cha mẹ hãy chủ động tìm hiểu và học hỏi các biện pháp kỷ luật tích cực để có thể duy trì mối quan hệ tin tưởng, tôn trọng, thân thiết với con trẻ.

Để được tư vấn hoặc hỗ trợ trực tiếp về Phương pháp Kỉ luật tích cực, hãy gọi điện đến Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (miễn phí) hoặc Văn phòng Tư vấn và Trị liệu tâm lí trẻ em - số 44 ngõ 84 - Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội. Số điện thoại: 02437476154.

Xem thêm: Vợ Chồng Không Hoà Hợp Chuyện Chăn Gối, Ly Hôn Vì Chuyện Chăn Gối Không Hòa Hợp

-------------

Nguồn tham khảo

https://luatvietnam.vn/giao-duc/nghi-dinh-80-2017-nd-cp-chinh-phu-115705-d1.html

https://www.understood.org/en/school-learning/for-educators/classroom-management/the-difference-between-discipline-and-punishment

https://www.understood.org/en/school-learning/for-educators/classroom-management/the-difference-between-discipline-and-punishment

https://unesdoc.unesco.org/in/documentViewer.xhtml?v=2.1.196&id=p::usmarcdef_0000149284&file=/in/rest/annotationSVC/DownloadWatermarkedAttachment/attach_import_aaec4d7a-41cd-4bb8-9d1b-03efb1aa98a2%3F_%3D149284eng.pdf&locale=en&multi=true&ark=/ark:/48223/pf0000149284/PDF/149284eng.pdf#18_Dec_Specialized-Booklet_1.indd%3A.9015%3A20873

-------------

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, xin đừng thờ ơ. Bạn hãy:

- Gọi đến Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111

- Báo cáo qua Ứng dụng Tổng đài 111

- Liên hệ các tài khoản chính thức của Tổng đài 111:

+ Facebook Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte

+ Zalo Tổng đài 111 https://zalo.me/1249273939821550616


- Tổng đài Quốc Gia BVTElà dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật trẻ em 2016 vớivới ba số 111 là những số hàng đầu, ngắn và dễ nhớ, nhằm mục tiêu thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

- Tổng đài hoạt động 24/24 và các cuộc gọi đến tổng đài là hoàn toàn miễn phí cước gọi và cước tư vấn.

- Sau 19 năm hoạt động, Tổng đài 111 đã tiếp nhận5.398.105cuộc gọi đến, trong đó, đã tư vấn469.408cuộc gọi và hỗ trợ, can thiệp cho9.601ca trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị mua bán, bị bóc lột, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và vi phạm quyền trẻ em

Trong9.601ca hỗ trợ, can thiệp có4.194 ca bạo lực trẻ em, chiếm 43.68%;2.472 ca về xâm hại tình dục trẻ em, chiếm 25.75%; 748 ca về trẻ em bị bóc lột, chiếm 7,79%; 267 ca trẻ em bị bỏ rơi, bỏ mặc, sao nhãng; 232 ca trẻ em bị mua bán; 239 ca vi phạm quyền trẻ em, 169 ca tranh chấp quyền nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, 154 ca hỗ trợ tài chính cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, 33 ca bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 và 1084 ca về các vấn đề khác (tai nạn thương tích, trẻ em bị lạc, khó khăn liên quan đến nhà trường, khó khăn liên quan đến chính sách pháp luật ...)

-Tháng 10/2013, Tổng đài được lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giao nhiệm vụ triển khaiĐường dây nóng phòng chống mua bán ngườitrên nền tảng đường dây trợ giúp em. Đây là dự án hợp tác giữa Bộ và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Từ đây, Tổng đài chính thức tiếp nhận thông tin, tư vấn và chuyển tuyến để giải cứu và hỗ trợ cho các nạn nhân của mua bán người.