Lươn tiến hóa thành chồn

     

Về điểm này sự sinh trưởng của lươn khác xa với các loài cá, và cả các loài bò sát khác, như trăn rắn, kỳ đà chẳng hạn. Với các loài vừa kể, càng già sức tăng trưởng của chúng sẽ càng lớn đồng đều từ chiều ngang lẫn chiều dài, nên trông vẫn cân đối.

Bạn đang xem: Lươn tiến hóa thành chồn


Lươn là loài cá nước ngọt, vì vậy ở đâu có các loài cá lóc, cá rô, trê, chép, sặc… sinh sống là nơi đó có lươn sinh sống.Nói cách khác, lươn có mặt trên các ruộng đồng, ao hồ, bàu đìa, các kênh rạch, mương rãnh, khắp mọi miền từ Nam chí Bắc. Chỉ có điều vùng nào không khí thích hợp với chúng thì chúng sinh sôi nẩy nở nhiều hơn.Tuy là giống cá nước ngọt, nhưng lươn cũng sống được ở vùng nước lợ, và nước nhiễm phèn nhẹ. Chúng cũng sống được trong môi trường nước tù đọng quanh năm, miễn là nước không quá bẩn. Đáy ao hồ mương rãnh phải có lớp bùn dày độ 20cm đến 30cm mới tốt, thích hợp nhất là vùng đất thịt nặng hoặc sét pha.Lươn không thích sống ở nơi mặt nước trống trải và không yên tĩnh. Những nơi có nhiều rong cỏ, lục bình hoặc có bè rau muống thường là nơi có lươn trú ẩn ở dưới.Nhiệt độ thích hợp nhất đối với lươn là từ 22 độ c đến 25 độ c. Khả năng chịu nóng của lươn tốt hơn là chịu lạnh. Vì vậy, người ta nhận thấy vào mùa hè nắng ấm lươn ăn nhiều nên con nào cũng béo tốt. Đến mùa đông giá rét lươn biếng ăn, và ngưng ăn khi trời rét đậm. Trong mùa đông, lươn không những hoạt động uể oải mà còn thích thu mình vào hang để tránh rét, do đó trọng lượng bị sút giảm mạnh.Chính vì lẽ đó nên chúng ta không ngạc nhiên khi thấy lươn sống ở miền Bắc không lớn con bằng lươn sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, do chúng có điều kiện để hoạt động mạnh cả năm.Nếu so với nhiều loài cá, sức lớn của lươn tương đối chậm:– Lươn một năm tuổi mới có chiều dài từ 20cm đến 27cm, trọng lượng mới được trên dưới 200gr.
– Lươn hai năm tuổi có chiều dài từ 35cm đến 50cm, trọng lượng trung bình trên dưới 200gr.– Lươn ba năm tuổi có chiều dài tôi đa 60cm, và trọng lượng trung bình trên dưới 1kg.Từ năm tuổi thứ ba trở đi, chiều dài của lươn tăng trưởng chậm lại (đúng ra gần như ngừng tăng trưởng trong khi đó bề ngang thân nó lại nẩy nở nhanh. Vì vậy những con lươn thật già, hình thù nó không giống như lươn nữa, chiều dài nó như bị co rút lại, trong khi thân mình thì… béo trục béo tròn.Về điểm này sự sinh trưởng của lươn khác xa với các loài cá, và cả các loài bò sát khác, như trăn rắn, kỳ đà chẳng hạn. Với các loài vừa kể, càng già sức tăng trưởng của chúng sẽ càng lớn đồng đều từ chiều ngang lẫn chiều dài, nên trông vẫn cân đối.

Xem thêm: Top Game Lái Xe Khách, Xe Buýt Đáng Chơi Nhất 2021, Lai Xe O San Bay

*
Chính vì điểm này mà từ xa xưa trong dân gian đã có tin đồn là: lươn già hóa thành chồn. Do người xưa khi bắt được những con lươn sống đến tuổi lão làng, thấy thân mình nó không còn dài như những con đồng loại còn trẻ, trong khi đó lại to ngang cỡ cườm tay nên nhiều người tin là lươn già sẽ hóa thành chồn!Tất nhiên, vào cái thời buổi đó ánh sáng khoa học chưa rọi tới nên người xưa mới dễ tin nhảm như vậy. Nhưng thực tế cho ta thấy đầu các con lươn già thường gồ lên rất to, mõm nó lại nhọn, da nâu nên trông cũng từa tựa như đầu con chồn đèn.


Share Tweet Pin GmailLinkedin Ý kiến
Ý kiến mọi người cho bài viết này

Chưa có ý kiến nào cho bài viết Sự sinh trưởng của lươn. Mọi người đang mong chờ đóng ý kiến của bạn.