Trường thcs phạm văn chiêu gò vấp

     
(GDVN) - Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp bác bỏ thông tin giam lỏng giáo viên khi mời họp như mạng xã hội nêu.

Bạn đang xem: Trường thcs phạm văn chiêu gò vấp


Ra lệnh đóng cổng không cho giáo viên về

Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã trực tiếp liên hệ với cô Nguyễn Thị Nhàn, vợ thầy Mai Xuân Khương – người đăng tải các video clip này lên facebook thì được biết, chồng chị công tác tại Trường Phạm Văn Chiêu 16 năm nay, môn Công nghệ.

Cô Nhàn cho biết, thời gian gần đây, chồng mình bị trường chấm sai ngày giờ công cho giáo viên nhiều lần trong quý, căn cứ vào điều đó để đánh giá giáo viên không hoàn thành nhiệm vụ, với mức điểm 35/100.

Chồng cô Nhàn bị tự ý chuyển vị trí việc làm, từ giáo viên xuống làm công tác thư viện, bị hạ lương hơn 2 triệu đồng, mà không có sự thỏa thuận của giáo viên, trong khi hợp đồng lao động là công tác giảng dạy.

Thường xuyên mời giáo viên họp bất thình lình, mà không có thông báo trước đó. Khi giáo viên từ chối họp thì giam lỏng ở trường, không cho về.

Chuyển tiền thu nhập tăng thêm theo nghị quyết 03 của Nhà nước cuối năm cho giáo viên, xong rồi lại bảo giáo viên chuyển trả lại, và nói do chuyển nhầm.

Hăm dọa nếu không chuyển lại kịp thời thì sẽ cắt lương, cắt phụ cấp cuối năm của giáo viên.

*
Trường trung học cơ sở Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh minh họa: P.L)

Tuy nhiên, thầy Khương đã không đồng ý ở lại họp, mà đòi ra về, nhưng bà Nga không đồng ý, ra lệnh cho bảo vệ đóng cổng lại. Sau đó, bà Nga còn mời lực lượng Công an địa phương đến trường làm việc, và cũng không cho phụ huynh vào đón học sinh ra về (buổi trưa).

Cô Nhàn ra cho rằng, đây là hành vi giam lỏng giáo viên, và phải bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Mời họp trong giờ làm việc, nên không gọi là giam lỏng

Bà Nguyễn Tưởng Nga cho biết: Trong tháng 5/2019, thầy Khương có xin Hiệu trưởng vắng mặt buổi tổng kết năm học của học sinh, của cán bộ viên chức nhà trường và chấm thi nghề phổ thông (theo lịch điều động của quận Gò Vấp).

Hiệu trưởng không đồng ý việc này, do đó là các công việc xảy ra trong thời gian vẫn còn biên chế của năm học, nhưng thầy Khương vẫn nghỉ để đi chơi với gia đình nhà vợ.

Các kết quả đánh giá thi đua được cá nhân, tổ chuyên môn đánh giá trước, ra hội đồng thi đua của trường, và Hiệu trưởng ký danh sách cuối cùng, dán công khai trong trường trong vòng 7 ngày, thầy Khương cũng không có ý kiến gì về kết quả đánh giá này.

Tới tháng 7/2019, thầy Mai Xuân Khương bắt đầu có ý kiến, khiếu nại về kết quả đánh giá thi đua của mình trong nam học này, gửi đơn đến các cơ quan có thẩm quyền.

Khi xem xét, trao đổi để giải quyết khiếu nại của thầy về kết quả đánh giá thi đua, thì Công đoàn nhà trường có nói chấm công nhầm một vài ngày của thầy, và đã trao đổi thì khi đó thầy cũng đồng ý, vui vẻ.

Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, thầy Khương vẫn không đảm bảo, chấp hành ngày giờ công đúng quy định.

Xem thêm: Top 10 Xe Ô Tô Giá Rẻ, Đẹp Và Đáng Mua Nhất Năm 2021 Tại Việt Nam (10/2021)

Khi nghe thông tin gần cuối tháng 5/2019, thầy Khương có đi nước ngoài, nhưng không báo lại với nhà trường, Hiệu trưởng có hỏi, nhưng thầy không nhận, nên quận phải làm văn bản gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh ở sân bay, thì được biết thầy xuất cảnh vào ngày 20/5 và nhập cảnh vào lại sau đó vài ngày.

Nói về quá trình công tác của thầy giáo này, bà Nguyễn Tưởng Nga chia sẻ: Cách đây 4 năm học, thầy bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ (đánh bài ăn tiền cùng học sinh, làm sai quy chế chuyên môn).

Năm học 2017 – 2018 ở mức hoàn thành nhiệm vụ. Năm học 2018 – 2019 thì bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ, do thiếu trung thực khi chấm bài thẩm định.

Tháng 8/2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp yêu cầu đưa thầy vào diện đề nghị tinh giản biên chế, trong thời gian này không bố trí đứng lớp cho thầy Khương, phân công nhiệm vụ khác.

Từ đó đến nay, thầy đến trường, ra vô hoàn toàn không có tổ chức, không có giờ giấc, không làm việc nhưng vẫn lãnh lương bình thường.

Trong khi đó, thực tế là quý IV thầy không tự đánh giá thi đua cho mình, tổ chuyên môn và nhà trường không xét thi đua cho thầy.

Sáng ngày 9/1, do Hiệu trưởng bận đi họp, nên Phó Hiệu trưởng và Công đoàn trường có mời thầy xuống trao đổi về việc nhầm lẫn này, nhưng thầy Khương không đồng ý, dắt xe ra về.

Đúng lúc đó, bà Nga đi họp về, mời thầy ở lại họp để trao đổi về số tiền nhầm lẫn, nhưng thầy một lần nữa không đồng ý, đòi đi về và yêu cầu có văn bản.

Sau đó, Hiệu trưởng đã yêu cầu mang bàn ghế ra sân để ngồi làm việc với thầy Khương, nhưng thầy vẫn không đồng ý, và thông báo cho người thân là mình đang bị giam lỏng trong trường, vì Hiệu trưởng không cho phép bảo vệ mở cửa để thầy về.

Dù vậy, bà Nguyễn Tưởng Nga nhấn mạnh rằng: Đây hoàn toàn không phải là giam lỏng, do việc mời họp này diễn ra trong khoảng thời gian vẫn còn giờ làm việc.

Lực lượng Công an địa phương cũng đã có mặt tại trường, để kiểm soát và tránh cho sự việc diễn ra nghiêm trọng hơn.

Cuối cùng, bà Nguyễn Tưởng Nga thông tin: Hoàn toàn không có chuyện phụ huynh và học sinh không được ra về vào buổi trưa. Khi đó, tất cả mọi hoạt động diễn ra hoàn toàn bình thường trong trường.

Phản hồi ý kiến của nhà trường, cô Nguyễn Thị Nhàn nói rằng, kết quả thi đua quí IV của chồng mình là hoàn thành tốt nhiệm vụ, trường chuyển tiền giống với số tiền niêm yết trong danh sách.

“Bảng danh sách này được đánh giá từ cá nhân đến tổ chuyên môn, hội đồng nhà trường. Khi trường chuyển tiền cho giáo viên xong, giờ bảo là chuyển nhầm thì làm sao ai chấp nhận được”.

Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã nắm được tình hình vụ việc này qua facebook, và cũng đã yêu cầu Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp có báo cáo chi tiết, cụ thể vụ việc.