Lưỡi gươm tẩm độc: phê phán chủ nghĩa dân tộc trung quốc đương đại

     
Tập trung kêu gọi đầu tư làm tiền đề bứt phá, đưa Sóc Trăng trở thành một trong những trung tâm của vùng- Thông cáo báo chí về Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022- Những điều cần biết về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi-

STO - Tự phê bình và phê bình được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắc sinh hoạt Đảng và là quy luật phát triển của Đảng, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, uy tín của tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thiết thực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, để Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh.

Bạn đang xem: Lưỡi gươm tẩm độc: phê phán chủ nghĩa dân tộc trung quốc đương đại


Chủ tịch Hồ Chí Minh không có một tác phẩm riêng chuyên bàn về tự phê bình và phê bình. Nhưng, qua những bài nói chuyện, bài viết của Người về các lĩnh vực, nhất là về Đảng ta và về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã thể hiện tư tưởng của Người về tự phê bình và phê bình rất toàn diện và sâu sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, nhất là trong đấu tranh khắc phục bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Từ những tác phẩm, bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong Đảng, chúng ta rút ra một số nội dung tâm đắc.

Đồng chí Trương Minh Lưu - Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểutham luận tại hội thảo. Ảnh: TH

Quan niệm của Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình

Theo Người,“Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau”, trong đó, Bác thường đặt tự phê bình lên trước phê bình. Bởi vì, Người cho rằng: mỗi đảng viên trước hết thấy rõ mình trướcđể phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, giống như phải tự soi gương rửa mặt hàng ngày; mình có tự phê bình tốt thì mới phê bình những người khác tốt được. Ở khía cạnh khác, Hồ Chí Minh coi tự phê bình cũng chính là phê bình, là tự tách mình ra khỏi mình để nhìn lại mình, rồi qua đó, thấy được ưu điểm để phát huy và khuyết điểm để sửa chữa. Còn phê bình cũng lại là tự phê bình, bởi qua phê bình đồng chí mình mà mỗi cán bộ, đảng viên tự nhìn lại mình một cách đầy đủ hơn.

Tự phê bình và phê bình theo tư tưởng của Bác là phải làm thường xuyên, liên tục, nghiêm túc trong các buổi sinh hoạt đảng, phải chú ý cả ưu điểm và khuyết điểm, phải kết hợp chặt chẽ cả hai mặt tự phê bình và phê bình. Đó là biện pháp quan trọng tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Điều đó tưởng như đơn giản, nhưng thời gian quancũng như hiện nayđã có không ít cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng thực hiện chưa đúng, chưa nghiêm túc vấn đề này. Khi tự phê bình thì liệt kê ưu điểm, kể lểthành tích dài dòng, còn hạn chế, thiếu sót thì nêu vài ý cho có nhưng thường chung chung, thậm chí đổ lỗi cho hoàn cảnh; còn khi phê bình thì thường phiến diện, chỉ nêu khuyết điểm mà ít chú ý ưu điểm của đồng chí mình; chỉ phê bình người chứ không phải phê bình việc làm. Đây là căn bệnh phải kiên quyết khắc phục. Muốn vậy, đòi hỏi mỗi tổ chức đảng phải lãnh đạo chặtchẽ công tác này trong các buổi sinh hoạt chi bộ, nhất là vào cuối năm; mỗi cán bộ, đảng viên phải có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao trong Đảng, trước dân.

Hội nghị kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Sóc Trănglần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Ảnh: M.Linh

Vì sao phải tự phê bình và phê bình

Hồ Chí Minh từng nói, người đời không phải thánh thần, ai cũng có tính tốt, tính xấu, nên khó tránh khỏi sai lầm, khuyết điểm. Đảng cũng vậy; Đảng ta cũng từ nhân dân mà ra, nên không thể tránh khỏi những sai lầm, khuyết điểm. Nhưng,“chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm, khuyết điểm”. Một trong những cách để sửa chữa sai lầm, khuyết điểm là tự phê bình và phê bình; phải thực hiện thường xuyên từ trên xuống dưới, ai cũng phải thực hiện để ngày càng đoàn kết, tiến bộ. Bởi vì theo Người,sống trên đời, “ai cũng cần tắm rửa cho mình sạch sẽ. Thì ai cũng cần tự phê bình cho tư tưởng và hành động được đúng đắn";“ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn, thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi sai lầm”. Tổ chức đảng cũng vậy, có lúc khỏe mạnh, lúc ốm đau, bệnh tật, không vì thấy ốm đau mà lo sợ, bi quan, tuyệt vọng, giấu giếm bệnh tật trong mình. Người nói: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Vì vậy, tự phê bình và phê bình là liều “thần dược” để chữa trị các chứng bệnh trong cơ thể của tổ chức đảng và mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên, là thứ vũ khí sắc bén nhất giúp Đảng ta ngày càng thêm mạnh, ngày càng phát triển, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đây là vấn đề rất hệ trọng. Nó hệ trọng không phải chỉ ở chỗ tự phê bình và phê bình một cách nghiêm khắc và chân thành, mà quan trọng hơn là tìm cách giải quyết vấn đề thế nào, khắc phục cái đó ra sao.

Liên hệ vấn đề này hiện nay thì chúng ta thấy có rất nhiều cái bức xúc. Ví dụ như: Đối với Đảng, xung quanh vấn đề chống tham nhũng, quan liêu, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên…Đảng ta tự phê bình nhiều, đưa ra giải pháp cũng nhiều và yêu cầu phải làm quyết liệt, kiên quyết, nhưng khắc phục nó rất khó, thậm chí chưa được bao nhiêu. Đối với cá nhân cán bộ, đảng viên, tình trạng nể nang, né tránh, thiếu trung thực, phiến diện, chưa công tâm ở nhiều người trong tự phê bình và phê bình cũng được Đảng ta chỉ rõ, nhưng chậm được khắc phục, nên ưu điểm chưa được phát huy, khuyết điểm chưa được khắc phục triệt để, thậm chí trở thành tồn tại từ năm này sang năm khác. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng ta đã chỉ rõ: “Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao”. “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”.

Tình hình trên gây bức xúc trong tổ chức đảng, nhất là đối với những đảng viên chân chính, gây bất bình trong nhân dân.

Thường trực Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác xây dựng Đảng. Ảnh: Q.K

Mục đích của tự phê bình và phê bình

Tự phê bình và phê bình là nhu cầu nội tại của tổ chức đảng và đảng viên. Song sử dụng nó phải đúng mục đích thì mới có tác dụng, hiệu quả cao. Nếu sử dụng không đúng mục đích thì dù đó là vũ khí sắc bén cũng không tiêu diệt được kẻ thù, là “thần dược” cũng không trị được bệnh.

Theo Hồ Chí Minh, mục đích của tự phê bình và phê bình là: Đối với tổ chức, “cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ”; “để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng”. Nếu đoàn kết làm nên sức mạnh của Đảng thì tự phê bình và phê bình được coi là cội nguồn sức mạnh bậc nhất của Đảng. Đối với các đảng viên, “một mặt là để sửa chữa cho nhau, một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau”; “là cho mọi người học lẫn ưu điểm của nhau và giúp nhau chữa những khuyết điểm”.

Xem thêm:

Do đó, thông qua tự phê bình và phê bình mà gột rửa những thói hư tật xấu, tẩy xóa những cái dơ bẩn lây bám, xâm nhập vào con người chứ không phải cắt bỏ thân thể con người. Do vậy, Người yêu cầu cán bộ, đảng viên: “Phê bình thì phải rõ ràng, thiết thực, ngay thẳng, thành thật - mục đích là cốt sửa chữa, chứ không phải để công kích, cốt giúp nhau tiến bộ, chứ không phải làm cho đồng chí khó chịu, nản lòng”. Cách phê bình phải sao cho “thấu lý, đạt tình”, “... như chiếu tấm gương cho mọi người soi thấu những khuyết điểm của mình, để tự mình sửa chữa”. Bác Hồ đã từng phê phán tật bệnh trong tự phê bình và phê bình là: “Ai hợp với mình thì người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống”. Bệnh này rất tai hại cho Đảng, nó làm hại đến sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; làm Đảng mất nhân tài; làm cho nội bộ nghi ngờ nhau...

Thực tế cho thấy,đối với Đảng ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng nguyên tắc tự phê bình và phê bình theo tư tưởng của Bác, nhờ đó Đảng không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, lãnh đạo cách mạng nước ta giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác to lớn hơn, toàn diện hơn. Nhưng trong lãnh đạo, có lúc Đảng đã mắc những sai lầm do bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội trong chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội kéo dài. Với tinh thần tự phê bình và phê bình, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội lần VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, triệt để, mở ra thời kỳ mới của sự nghiệp cách mạng nước ta trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Còn đối với cán bộ, đảng viên, nhiều đồng chí có khuyết điểm, thậm chí sai lầm, nhưng được tập thể và đồng chí chân tình góp ý, chỉ ra khuyết điểm, sai lầm đã kiên quyết sửa sai, cầu tiến bộ, trở thành cán bộ tốt, được quần chúng nhân dân tín nhiệm.

Động cơ, thái độ và phương pháp tự phê bình và phê bình

Theo Hồ Chí Minh, muốn đạt được mục đích cao đẹp, khi tiến hành tự phê bình và phê bình, mỗi cán bộ, đảng viên phải có động cơ, thái độ và phương pháp đúng; đồng thời, phải luôn gương mẫu trong thực hiện tự phê bình và phê bình.

Khi phê bình, người phê bình phải có thái độ khách quan, trung thực, công tâm, “không đặt điều”, “không thêm bớt”; góp ý phải chân thành, có tình, có lý làm cho người được góp ý “tâm phục, khẩu phục”. Muốn vậy, người phê bình phải tuyệt đối tránh động cơ vụ lợi, thành kiến cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, đả kích, cường điệu khuyết điểm nhằm hạ uy tín, “hạ bệ” lẫn nhau, gây mất đoàn kết nội bộ. Càng không được lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau theo kiểu “trước mặt không nói, xoi mói sau lưng”; hoặc nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị khác, “trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu”.

Sinh thời, Bác Hồ kịch liệt phê phán thái độ “dĩ hòa vi quý”, e dè nể nang, che giấu khuyết điểm, ngại đấu tranh phê bình. Người chỉ rõ: “Nể nang không phê bình, để cho đồng chí mình cứ sa vào lầm lỗi, đến nỗi hỏng việc. Thế thì khác nào thấy đồng chí mình ốm, mà không chữa cho họ. Nể nang mình, không dám tự phê bình, để cho khuyết điểm của mình chứa chất lại. Thế thì khác nào tự bỏ thuốc độc cho mình!”.

Người được phê bình cần phải có thái độ thành khẩn, cầu thị, vui lòng sửa đổi; không vì bị phê bình mà nản chí hoặc oán ghét người phê bình mình rồi có thái độ không đúng đắn. Trong mọi hoàn cảnh, người bị phê bình cần tránh thái độ phản ứng gay gắt dẫn đến to tiếng, có lời nói thiếu văn hóa, có thái độ khiêu khích người phê bình; hoặc nhận khuyết điểm một cách qua loa, thiếu ý thức và không quyết tâm sửa chữa, để sau đó vẫn tiếp tục mắc phải những khuyết điểm đó. Trong trường hợp có ý kiến góp ý với mình chưa đúng thì phải bình tĩnh và khiêm tốn giải trình. Điều quan trọng là phải thành tâm sửa hết khuyết điểm và có nhiều biện pháp khắc phục hết sai lầm. Đối với tập thể, phải có lòng khoan dung, vị tha, tìm cách giúp đồng chí mình sửa chữa sai lầm; phải kịp thời cổ vũ, động viên những cán bộ, đảng viên có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm.

Thực tế hiện nay cho thấy, những tật bệnh trong tự phê bình và phê bình nói trên vẫn còn tồn tại ở nhiều tổ chức đảng, kể cả ở cấp cao. Hiện tượng đảng viên ngại phê bình cán bộ và cán bộ cấp dưới ngại phê bình cán bộ cấp trên còn khá phổ biến, chẳng những thế mà còn nịnh nọt, tâng bốc cán bộ cấp trên để nhằm vụ lợi. Những vụ án lớn được đưa ra xét xử công khai gần đây ở trung ương và địa phương mà nguyên nhân đã được đề cập, nhưng phải chăng, ẩn đằng sau đó là có sự nể nang, né tránh của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm?

Đề cập vấn đề trên, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng ta chỉ rõ: “Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống, bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng”. Đó là một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên hiện nay.

Để thực hiện tốt hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự phê bìnhvà phê bình

Triết lý tự phê và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh thực chất là triết lý tu thân, mang tính nhân văn cao cả và sâu sắc. Mỗi câu, mỗi ý mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến tự phê bình và phê bình đều cụ thể, thiết thực và toát lên sự chân tình, thẳng thắn, gần gũi, ai cũng có thể học được, làm theo được, nhất là đối với cán bộ, đảng viên chân chính. Triết lý này góp phần quan trọng làm nên lẽ sống, lối sống của con người, là một nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng Cộng sản.

Tuy nhiên, từ khi Đảng ta phát động toàn Đảng, toàn quân và toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác, nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả người giữ chức vụ lãnh đạo, mới dừng lại ở việc học và nói theo Bác chứ chưa làm theo Bác một cách nghiêm túc cả trong thực thi công vụ cũng như trong sinh hoạt đời thường, thậm chí có người còn làm ngược lại những điều răn dạy của Bác mà vẫn ung dung như không có chuyện gì. Hành vi này bị quần chúng phê phán, oán trách, thậm chí bị các thế lực thù địch, bọn cơ hội lợi dụng để xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng ta.

Để học tập và làm theo Bác một cách thực chất, thực hiện tốt hơn tư tưởng của Hồ Chí Minh về tự phê bìnhvà phê bình, thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng cần thực hiện: nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên vềvai trò tác dụng to lớn của tự phê bình và phê bình; nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, kiên quyết, thẳng thắn, trung thực trong tự phê bình và phê bình để tự sửa mình và đồng chí mình. Cần tạo ra môi trường dân chủ trong tự phê bình và phê bình trong Đảngđể đảng viên được bày tỏ quan điểm của mình trước cái đúng, cái sai, đặc biệt trước cấp trên. Dân chủ thực sự chính là môi trường tốt nhất để phê bình và tự phê bình đạt mục đích. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với công tác tự phê bình và phê bình, tiến hành thường xuyên, phê bình từ trên xuống và từ dưới lên, từ trong ra ngoài. Đối với đảng viên thực hiện nhiệm vụ có quan hệ thường xuyên với dân thì tự phê bình trong dân. Đề cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như tự phê bình và phê bình. Phải kết hợp một cách chặt chẽ, thống nhất giữa tự phê bình và phê bình với công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật trong Đảng, đảm bảo tính nghiêm minh, đúng người, đúng việc, đúng lúc.