Nasa xây đài quan sát giúp thế giới hiểu biết chưa từng có về trái đất

     

Đài quan sát mới của NASA sẽ cung cấp cho thế giới sự hiểu biết chưa từng có về hệ thống khí hậu của Trái đất.

Bạn đang xem: Nasa xây đài quan sát giúp thế giới hiểu biết chưa từng có về trái đất


Đài quan sát mới của NASA sẽ cung cấp cho thế giới sự hiểu biết chưa từng có về hệ thống khí hậu của Trái đất.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ xây dựng Đài quan sát thiên văn Hệ thống Trái đất mới để dự đoán và theo dõi những hiện tượng biến đổi khí hậu và thiên tai, chữa cháy rừng và cải thiện quy trình nông nghiệp theo thời gian thực.

Thông tin trên website của NASA cho hay, với Đài quan sát Hệ thống Trái đất, mỗi vệ tinh sẽ được thiết kế độc nhất để bổ sung cho các vệ tinh khác, hoạt động song song để tạo ra một cái nhìn tổng thể, 3D về Trái đất, từ nền đất đá đến bầu khí quyển.

“Tôi đã tận mắt chứng kiến ​​tác động của các cơn bão khiến biến đổi khí hậu trở nên dữ dội hơn và tàn phá hơn, như bão Maria và bão Irma. Phản ứng của chính quyền Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đối với biến đổi khí hậu phù hợp với mức độ của mối đe dọa: Toàn bộ chính phủ, tất cả phương pháp tiếp cận cùng chung tay để ứng phó thời điểm này” - Giám đốc NASA, Thượng nghị sĩ Bill Nelson, nói.

Vệ tinh Terra của NASA chụp bão Maria năm 2017 - cơn bão khiến hơn 3.000 người thiệt mạng. Ảnh: NASA

Theo người đứng đầu NASA: “Trong ba thập kỷ qua, phần lớn những gì chúng ta học được về biến đổi khí hậu của Trái đất được xây dựng dựa trên các nghiên cứu và quan sát vệ tinh của NASA. Đài quan sát Hệ thống Trái đất mới của NASA sẽ mở rộng công việc đó, cung cấp cho thế giới sự hiểu biết chưa từng có về hệ thống khí hậu Trái đất của chúng ta, cung cấp dữ liệu thế hệ tiếp theo để giảm thiểu biến đổi khí hậu và bảo vệ cộng đồng của chúng ta trước thảm họa thiên nhiên”.

Đài quan sát tuân theo các khuyến nghị từ cuộc khảo sát khoa học Trái đất năm 2017 của Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia, đưa ra hướng dẫn quan sát và nghiên cứu đầy tham vọng nhưng cực kỳ cần thiết.

Xem thêm: Hình Ảnh Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Vừa Qua Đời

Các khu vực trọng tâm của đài quan sát bao gồm:

Aerosol: Trả lời câu hỏi quan trọng về việc sol khí ảnh hưởng như thế nào đến sự cân bằng năng lượng toàn cầu - nguồn không chắc chắn lớn trong việc dự đoán biến đổi khí hậu.

Mây, đối lưu và mưa: Giải quyết các nguồn không chắc chắn lớn nhất trong dự báo về biến đổi khí hậu, dự báo chất lượng không khí và dự báo thời tiết khắc nghiệt trong tương lai.

Thay đổi hàng loạt: Cung cấp đánh giá và dự báo hạn hán, lập kế hoạch liên quan đến việc sử dụng nước cho nông nghiệp, cũng như hỗ trợ ứng phó với thiên tai.

Sinh học bề mặt và địa chất: Tìm hiểu những thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến thực phẩm và nông nghiệp, môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, bằng cách trả lời các câu hỏi mở về các dòng carbon, nước, chất dinh dưỡng và năng lượng trong và giữa các hệ sinh thái và khí quyển, đại dương và Trái đất.

Biến dạng và thay đổi bề mặt: Định lượng các mô hình thay đổi cảnh quan và mực nước biển do biến đổi khí hậu, dự báo rủi ro và đánh giá tác động của thảm họa, bao gồm động lực của động đất, núi lửa, lở đất, sông băng, nước ngầm và bên trong Trái đất.

NASA đang bắt đầu giai đoạn xây dựng đài quan sát, trong đó hợp tác với Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) để tập hợp hai loại hệ thống radar khác nhau có thể đo lường những thay đổi trên bề mặt Trái đất sâu khoảng 1,5cm.

Khả năng này sẽ được sử dụng ở một trong những sứ mệnh đầu tiên của đài quan sát nhằm mục đích làm công cụ tìm đường, được gọi là NISAR (NASA-ISRO synthetic aperture radar).

Nhiệm vụ này sẽ đo lường một số quá trình phức tạp nhất của hành tinh như sự sụp đổ của tảng băng và các hiểm họa tự nhiên như động đất, núi lửa và lở đất. NISAR có thể hỗ trợ các nhà hoạch định ra quyết định quản lý cả các mối nguy và tài nguyên thiên nhiên trong tương lai.