Cấu trúc của năng lực

     
Навигация по данной странице:
HOẠT ĐỘNG 3:TÌM HIỂU VỀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN Mục tiêu: Phân tích được bản chất năng lực thực hiện.Biết nhận diện dấu hiệu, đặc điểm năng lực, phân loại và các mức độ của năng lực thực hiện. Chỉ ra được cách dạy học và giáo dục theo tiếp cận năng lực. Thời gian: 30 phútPhương pháp: Hoạt động thảo luận nhómDụng cụ: Giấy A4, bút dạ.

Bạn đang xem: Cấu trúc của năng lực

Tiến hànhBước 1: Đặt câu hỏi thảo luậnCâu hỏi 1: Năng lực là gì? Cấu trúc của năng lực?Câu hỏi 2: Dấu hiệu, đặc điểm, phân loại và các mức độ năng lực ?----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Chia học viên thành nhóm 8 người. Các nhóm có cùng nhiệm vụ (2 câu hỏi trên). Chuẩn bị phương tiện làm việc nhóm.----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3: Các nhóm thảo luận, chia sẻ và trình bày sản phẩm nhóm.----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4: Một nhóm trình bày sản phẩm.

Các nhóm khác hỏi đáp, tranh luận, bổ sung hoặc trình bày các ý kiến khác biệt.

----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 5: Chia sẻ. Phân tích. Tổng kết kết quả làm việc----------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒN

Quá trình hình thành con người, hình thành bản chất người được nhiều ngành khoa học xem xét. Có thể nêu một số học thuyết, lý thuyết đã làm sáng tỏ bản chất người và quá trình hình thành người một cách duy vật, biện chứng.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC 1. Năng lực và cấu trúc của năng lựca. Năng lực là gì? 14

Năng lực là một phạm vi trung tâm của tâm lý học và đã được nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm nhất quán về năng lực. Nhưng rất hiều tác giả có quan điểm chung về năng lực như sau:

Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả.Đặc điểm của năng lực: N
*
ăng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân: năng lực không phải chỉ là một thuộc tính, đặc điểm nào đó của cá nhân mà nó bao gồm những thuộc tính tâm lý và sinh lý. Tuy nhiên, sự tổ hợp này không phải tất cả những thuộc tính tâm lý và sinh lý mà chỉ bao gồm những thuộc tính tương ứng với những đòi hỏi của một hoạt động nhất định nào đó trong một ngữ cảnh, một tình huống nhất định và làm cho hoạt động đó đạt được kết quả. Tổ hợp các thuộc tính không phải là sự cộng gộp đơn thuần các thuộc tính đó mà là sự tương tác lẫmn nhau giữa các thuộc tính làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Khi chúng ta tiến hành một hoạt động cần có những thuộc tính A, B, C… Cấu trúc này rất đa dạng và nếu thiếu một thuộc tính tâm lý thì thuộc tính khác sẽ bù trừ.Năng lực chỉ tồn tại trong một hoạt động. Khi con người chưa hoạt động thì năng lực vẫn còn tiềm ẩn. Năng lực chỉ có tính hiện thực khi cá nhân hoạt động và phát triển trong chính hoạt động ấy.Kết quả trong công việc thường là thước đo để đánh giá năng lực của cá nhân làm ra nó. Tuy nhiên, năng lực con người không phải là sinh ra đã có, nó không có sẵn mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và giao tiếp.b. Cấu trúc của năng lực

Từ khái niệm và phân tích đặc điểm của năng lực, chúng ta thấy cấu trúc của năng lực thể hiện ở các cách tiếp cận sau:

- Về bản chất, năng lực là khả năng chủ thể kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức hợp lí các kiến thức, kĩ năng, với thái độ, giá trị, động cơ… nhằm đáp ứng yêu cầu phức tạp của một hoạt động, đảm bảo cho hoạt động đó có chất lượng trong một bối cảnh (tình huống) nhất định.

- Về mặt biểu hiện, năng lực thể hiện bằng sự biết sử dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị, động cơ trong một tình huống có thực chứ không phải là sự tiếp thu tri các tri thức rời rạc, tách rời tình huống thực tức là thể hiện trong hành vi, hành động và sản phẩm… có thể quan sát được, đo đạc được.

- Về thành phần cấu tạo, năng lực được cấu thành bởi các thành tố kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị, tình cảm và động cơ cá nhân, tư chất …

*

Có rất nhiều mô hình về cấu trúc năng lực. Mỗi tác giả khác nhau có thể đưa ra mô hình khác nhau. Mô hình tảng băng về cấu trúc năng lực thể hiện được khá bản chất của năng lực, của mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố nằm trong cấu trúc, của yếu tố tự nhiên và xã hội, của yếu tố ẩn tàng và yếu tố có thể quan sát được, của yếu tố tình cảm và ý chí… Điều này cho thấy để hình thành năng lực thực sự cho trẻ, nhà giáo dục cần phải phát triển toàn diện nhân cách con người, bên cạnh cơ chế bù trừ.

Mô hình 2.1. Mô hình tảng băng về Cấu trúc năng lực
*

Trong cấu trúc Tảng băng về năng lực, chúng ta thấy nó gồm 3 tầng: tầng 1 nổi trên bề mặt là tầng LÀM, tầng những gì mà cá nhân thực hiện được, làm được vì thế có thể gọi tầng năng lực thực hiện nên có thể quan sát được. Tầng 2 là tầng giữa, tầng SUY NGHĨ, tức là những kiến thức, kỹ năng tư duy cùng với giá trị niềm tin là cơ sở quan trọng để phát triển tư duy, suy nghĩ… và nó là điều kiện để phát triển năng lực, chúng ở dạng tiềm năng, không quan sát được. Tầng 3 là tầng sâu nhất, tầng MONG MUỐN, quyết định cho sự khởi phát và tính độc đáo của năng lực được hình thành, trong đó động cơ và tính tích cực của nhân cách có tính quyết định. Bởi nếu mỗi cá nhân thực sự mong muốn, họ có thể đạt được những điều ở tầng 2 và 1; còn nếu họ không muốn thì không gì có gì có thể hình thành.

Dựa trên các thành phần cấu tạo chung của năng lực, dựa trên cơ sở khoa học chuyên ngành ở mỗi môn/lĩnh vực, mỗi năng lực lại cần được phân tích thành các thành tố thành phần. Mỗi thành phần có thể còn được phân tích thành nhiều tiểu thành phần (domain). Mỗi tiểu thành phần được cấu thành bởi các chỉ số hành vi (indicator). Các chỉ số hành vi được thể hiện ở các mức độ khác nhau được gọi là tiêu chí chất lượng (quality criteria).

Dưới đây là một mô hình biểu đạt khác về cấu trúc năng lực.

Mô hình 2.2: Hợp phần và tầng bậc năng lực
*

Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.

(i) Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua việc học nội dung – chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lý vận động.

(

*
ii) Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận qua việc học phương pháp luận – giải quyết vấn đề.

(iii) Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.

(iv) Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm.

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hoá trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau. Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau. Ví dụ năng lực của GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực chẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học.

Xem thêm: Lịch Thi Đấu Apl 2020 Liên Quân, Lịch Thi Đấu Apl 2020 (Cập Nhật 03/02/2021)

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.

Nội dung dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn trong tri thức và kỹ năng chuyên môn mà gồm những nhóm nội dung nhằm phát triển các lĩnh vực năng lực xã hội.

Học nội dung chuyên môn Học phương pháp - chiến lược Học giao tiếp - Xã hội Học tự trải nghiệm - đánh giá
- Các tri thức chuyên môn (các khái niệm, phạm trù, quy luật, mối quan hệ…)

- Các kỹ năng chuyên môn

- Úng dụng, đánh giá chuyên môn

- Lập kế hoạch học tập, kế hoạch làm việc

- Các phương pháp nhận thức chung: Thu thập, xử lý, đánh giá, trình bày thông tin

- Các phương pháp chuyên môn

- Làm việc trong nhóm

- Tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội

- Học cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, khả năng giải quyết xung đột

- Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu

- XD kế hoạch phát triển cá nhân

- Đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị, đạo đức và văn hoá, lòng tự trọng ...

Năng lực chuyên môn Năng lực phương pháp Năng lực xã hội Năng lực cá nhân
2. Các mức độ và các loại năng lực
a. Các mức độ năng lực

Phân chia thành các mức độ năng lực, chúng ta có thể xem xét các mức độ sau:

Năng lực: là một mức độ nhất định của khả năng con người, biểu thị khả năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó. Tài năng: là một mức độ năng lực cao hơn, biểu thị sự hoàn thành một cách sáng tạo một hoạt động nào đó. Trong mỗi con người đều có một tài năng nào đó chỉ có điều chúng ta có biết phát hiện và bồi dưỡng các tài năng đó hay không.Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.N
*
ăng khiếu hay thần đồng là sự xuất hiện sớm (phần lớn là lúc còn nhỏ) những năng lực ở mức độ cao. Từ năng khiếu có thể biến thành thiên tài, tài năng trong tương lai nhưng cũng có thể bị thui chột hay không phát triển như con người mong muốn. Năng khiếu là năng lực đã hướng vào một hoạt động cụ thể và khi thực hiện hoạt động đó thì đạt được kết quả khác thường so với độ tuổi.b. Phân loại năng lực

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, chúng ta có thể phân chia thành các loại năng lực khác nhau:

Dựa trên mức độ chuyên biệt của năng lực, phân thành hai loại sau: Năng lực chung: là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, chẳng hạn những thuộc tính về thể lực, về trí tuệ (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ…) là điều kiện cần thiết để giúp cho nhiều lĩnh vực hoạt động có hiệu quả.Năng lực đặc thù (năng lực chuyên biệt, chuyên môn) là sự thể hiện độc đáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu của một lĩnh vực hoạt động chuyên biệt với kết quả cao như năng lực toán học, văn học, hội họa, âm nhạc, thể thao… Hai loại năng lực này bổ sung hỗ trợ cho nhau. Ii. Giáo dục, dạy học và sự phát triển năng lực 1. Dạy học và giáo dục hướng tới “vùng phát triển gần”

Hướng phát triển này dựa trên lý luận cho rằng giáo dục cần phải tác động vào những kết cấu tâm lý chưa hoàn thiện, các chức năng tâm lý chưa hoàn thành để xây dựng được những kết cấu mới, chức năng mới. Như vậy, giáo dục cần phải hướng đến phạm vi vùng phát triển gần của học sinh (theo L.S.Vygotsky), hay nói cách khác giáo dục phải đi trước sự phát triển tâm lý, hướng đến sự phát triển hoàn thiện hơn. Hướng phát triển này tiến hành theo hai nội dung sau:

Tôn trọng vốn sống của trẻ. Cần phải xác định được mức độ phát triển hiện tại của trẻ, những gì trẻ đang có và những gì trẻ có thể phát triển trong tương lai gần để từ đó có những cách giáo dục phù hợp nhất. Đây là cách giáo dục cá biệt hóa, sát đối tượng. Khi nhà giáo dục làm được điều này sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ, tạo ra không khí làm việc thoải mái, tự tin vì những hoạt động mà trẻ hiện nằm trong khả năng của họ.Xây dựng việc dạy học và giáo dục trên mức độ khó khăn cao và nhịp điệu học nhanh. Việc học cần phải được phát triển dần từ thấp đến cao và luôn đặt cho trẻ những nhiệm vụ cần giải quyết. Khi giải quyết được một vấn đề theo yêu cầu, trẻ cần phải xem xét thêm những vấn đề khác có liên quan để tìm hiểu toàn diện vấn đề đặt ra. Nhịp điệu học nhanh nghĩa là tránh việc để học sinh dậm chân tại chỗ hay nhắc đi nhắc lại nhiều lần một vấn đề.Nâng tỉ trọng tri thức lý luận khái quát. Tùy theo mức độ nhận thức của trẻ để đưa ra mức độ tri thức lý luận khái quát phù hợp. Tuy nhiên, khi trẻ có khả năng thì có thể cho trẻ các định luật, các quy tắc, các biểu thức để cho trẻ có thể khái quát hóa các quy tắc hay định luật đó.Làm cho trẻ có ý thức về toàn bộ quá trình học tập, tự giác khi học. Việc trẻ ý thức được toàn bộ quá trình học tập giúp cho họ có thể xâu chuỗi kiến thức, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức đồng thời xây dựng được kế hoạch học tập phù hợp. Kết quả của hướng tác động này sẽ đem lại kết quả sau trong sự phát triển tâm lý trẻ: Góp phần xây dựng động cơ học tập, nhu cầu đối với tri thức và tăng cường thái độ tích cực đối với học tập.Tri thức sâu, chính xác, phản ánh đúng bản chất, kỹ năng kỹ xảo chắc chắn.Quan sát sâu, có tính khái quát, trình độ tư duy, và năng lực phát triển cao. 2. Đổi mới cấu trúc nội dung, phương pháp của hoạt động giáo dục

Cơ sở lý luận của hướng tiếp cận này là quá trình phát triển tâm lý của trẻ qua việc lĩnh hội những kinh nghiệm, lịch sử xã hội loài người, từ đó tái tạo các năng lực và phương thức hành vi có tính người đã hình thành trong lịch sử. Đại diện của hướng tác động này gồm có các tác giả như A.N. Leonchiev, V.V. Davydov, D.B. Enconhin v.v… Để làm được điều này, trẻ phải có các hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phù hợp với hoạt động của con người, hoạt động đã hiện thân gửi gắm trong các công cụ và tri thức đó. Muốn thực hiện tốt theo hướng này, nhà giáo dục cần phải:

Chỉ rõ cấu trúc của hoạt động của con người thể hiện trong kiến thức cụ thể hay một kỹ năng cụ thể.Nghiên cứu cách tổ chức hoạt động và năng lực của trẻ để có thể đảm bảo trẻ có đủ khả năng tiếp nhận được cấu trúc hoạt động của con người thể hiện trong kiến thức hay một kỹ năng cụ thể. Như vậy, muốn phát triển năng lực cho trẻ thì đầu tiên cần phải hình thành xu hướng tư duy lý luận nghĩa là cần phải thay đổi căn bản cấu trúc của nội dung và phương pháp học. Từ xuất phát điểm này, nguyên tắc giáo dục theo hướng này cần phải chú ý đến: Trước hết phải làm cho trẻ hứng thú và thấy cần thiết phải tiếp nhận nội dung học, nội dung khái niệm, quá trình xây dựng khái niệm, nguồn gốc khái niệm.Làm cho trẻ có kỹ năng ghi nội dung các khái niệm bằng mô hình và sử dụng mô hình như là một phương tiện học tập. Việc cung cấp khái niệm cho trẻ không phải là dạng có sẵn mà phải để trẻ xem xét từ nguồn gốc phát sinh, mối liên hệ xuất phát và bản chất của khái niệm, khôi phục lại mối liên hệ đó bằng mô hình, kí hiệu, hướng dẫn trẻ chuyển dần và kịp thời từ các hành động trực tiếp với các sự vật sang các thao tác và các hoạt động trí tuệ (trẻ cần kiến tạo kiến thức)…Có kỹ năng giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở những tri thức lý luận khách quan phù hợp với chúng. Dạy học theo hướng này sẽ đạt đến những kết quả tích cực sau: Trẻ hình thành được khái niệm không dựa trên quan sát và so sánh tính chất bề ngoài của sự vật mà trên cơ sở hành động với đối tượng, các mối liên hệ bản chất giữa các sự vật.Trẻ nắm được cái chung, cái tổng quát, trừu tượng trước khi nắm những cái cụ thể, riêng, phức tạp. Trẻ nắm được khái niệm bằng các hoạt động độc lập dưới dạng tìm tòi, khám phá từ những tình huống và điều kiện mà ở đó nhu cầu đã được nảy sinh. HOẠT ĐỘNG 4:TÌM HIỂU VỀ SỰ SÁNG TẠO CỦA TRẺ
Mục tiêu:

Sau khi được GV phân tích nội dung cơ bản, người học rút ra kết luận về giáo dục cần phải như thế nào để phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh.

Thời gian: 30 phútPhương pháp: Khăn trải bànDụng cụ: Giất A0, bút
Tiến hành
----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 1: Giao nhiệm vụ

Nhóm hãy suy nghĩ câu hỏi:

Từ việc hiểu cấu trúc tâm lý của sáng tạo và những yêu cầu đối với cả giáo viên và học sinh để phát triển sáng tạo, hãy viết những cách tiếp cận giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh để có thể phát triển sự sáng tạo của học sinh.----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 2: Các cá nhân viết ý kiến của mình vào phần giấy của tờ A0 (khăn trải bàn)----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 3:

Cả nhóm thảo luận, thống nhất ý chính để ghi vào ô giữa

----------------------------------------------------------------------------------------------Bước 4:

Đ

*
ại diện trình bày báo cáo nhóm.

----------------------------------------------------------------------------------------------THÔNG TIN NGUỒNI. MỘT SỐ VẤN ĐÊ CHUNG VỀ SÁNG TẠO1. Khái niệm sáng tạo

Khái niệm về “Sáng tạo” hay còn gọi là năng lực sáng tạo (creativity) được sử dụng đồng nghĩa với nhiều thuật ngữ khác như: sự sáng tạo (creation), tư duy hay óc sáng tạo (creative thinking), sản phẩm hay nhân cách sáng tạo (creative product or personality) vv... Các thuật ngữ này đều có liên quan đến một thuật ngữ gốc Latin “Crear” và mang một nghĩa chung là sự sản xuất, tạo ra, sinh ra một cái gì đó mà trước đây chưa hề có, chưa tồn tại.

Sáng tạo là biểu hiện của tài năng trong những lĩnh vực đặc biệt nào đó, là năng lực tiếp thu tri thức, hình thành ý tưởng mới và muốn xác định được mức độ sáng tạo cần phải phân tích các sản phẩm sáng tạo.

Sáng tạo được hiểu là hoạt động của con người nhằm biến đổi thế giới tự nhiên, xã hội phù hợp với các mục đích và nhu cầu của con người trên cơ sở các qui luật khách quan của thực tiễn, đây là hoạt động đặc trưng bởi tính không lặp lại, tính độc đáo và tính duy nhất.

Theo quan điểm tâm lý học, sáng tạo là một điều tất nhiên, tất yếu ở con người và giúp cho con người thay đổi thế giới. Các nhà tâm lý học phát hiện ra nhiều mặt của tính sáng tạo. Có thể nói, có bao nhiêu hoạt động của con người thì có bấy nhiêu dạng sáng tạo, ở mọi lứa tuổi, trong mọi nền văn hoá. Trình độ, mức độ, kiểu loại của sáng tạo được phân tích dựa trên sản phẩm, trong quá trình sáng tạo, dưới góc độ nhân cách sáng tạo vv...

Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học đều nhấn mạnh sáng tạo ở mọi khía cạnh đều dựa trên một thuộc tính chung của nhân cách, đó là năng lực tìm ra những mối quan hệ mới giữa các kinh nghiệm vốn tồn tại đơn lẻ, rời rạc, những quan hệ này dưới tư duy mới sẽ tạo ra ý tưởng mới, hành động mới hay sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp và có giá trị.

Như vậy, sáng tạo là một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người. Tiềm năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể. Khi tạo ra cái mới cho cá nhân, trong kinh nghiệm của một người thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện cá nhân, còn tạo ra cái mới liên quan đến cả một nền văn hoá thì sáng tạo đó được xem xét trên bình diện xã hội. Về sự khác nhau giữa bình diện cá nhân và bình diện xã hội là mức độ của sự sáng tạo và nhìn chung sáng tạo ở góc độ xã hội thường được đánh giá cao hơn ở góc độ cá nhân. Sáng tạo cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân cách cụ thể và là tiền đề của sáng tạo xã hội - điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của một xã hội, một nền văn hoá.2. Cấu trúc của sáng tạo

Có nhiều quan điểm khác nhau về sáng tạo nên có các cách nhìn nhận khác nhau về thành phần của sáng tạo và nội hàm của những thành phần đó. Tuy nhiên, khi đánh giá tổng thể, sáng tạo gồm có 5 thành phần:

a
*
. Tính mềm dẻo, linh hoạt (flexibility):
Tính mềm dẻo là khả năng chủ thể biến đổi thông tin, kiến thức đã tiếp thu được một cách dễ dàng, nhanh chóng từ góc độ, quan niệm này sang góc độ và quan niệm khác. Chủ thể chuyển đổi sơ đồ tư duy có sẵn trong đầu sang một hệ tư duy khác, chuyển đổi từ phương pháp cũ sang hệ thống phương pháp mới, chuyển đổi từ hành động trở thành thói quen sang một hành động mới, gạt bỏ sự cứng nhắc mà con người đã có để thay đổi sự nhận thức dưới một góc độ mới, thay đổi cả những thái độ đã cố hữu trong hoạt động tinh thần, trí tuệ.b. Tính lưu loát, trôi chảy (fluency): Thành phần tính lưu loát, trôi chảy là năng lực tổ hợp, tạo ý tưởng mới, kết hợp các yếu tố riêng lẻ của tình huống, hoàn cảnh, sự vật nhanh chóng.Nhiều khi năng lực này là sự nhớ được nhanh, tái hiện nhanh các từ, cấu trúc thành ngữ, hoặc những liên tưởng đã có trong đầu từ đó hình thành giả thuyết mới và nhanh chóng sản sinh ra ý tưởng mới. c. Tính độc đáo (originality): Tính độc đáo là năng lực tư duy độc lập trong quá trình giải quyết vấn đề, nó cho phép con người nhìn nhận các sự vật, hiện tượng, vấn đề theo cách khác, mới lạ so với những cách trước.d. Tạo cấu trúc mới (elaboration): Tạo cấu trúc mới nghĩa là từ các thông tin đã biết, từ những ý tưởng đã có vv... chủ thể xây dựng được một cấu trúc mới, một kế hoạch mới với các bước tổ chức, hành động liên tiếp và phù hợp, phối hợp các ý tưởng, các câu nói, các cử động vv... Thành phần tạo cấu trúc mới có các đặc trưng nổi bật sau: Giúp chủ thể tạo ra sản phẩm mới dựa trên những kinh nghiệm đồng thời nhìn nhận các vấn đề theo sự biến đổi và cần biến đổi để tạo ra cái mới.Giúp chủ thể luôn luôn nhìn nhận các vấn đề, sắp xếp lại được các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn. e. Tính nhạy cảm (sensitivity): Tính nhạy cảm là năng lực nhanh chóng phát hiện sai lầm, mâu thuẫn, thiếu hụt hoặc hay thiếu logic, thiếu ngắn gọn, chưa tối ưu vv… nắm bắt dễ dàng nhanh chóng các vấn đề, nhận ra các ý nghĩa mới của sự vật từ những thông tin còn thiếu hụt của bản thân. Từ đó nảy sinh ý tưởng cấu trúc lại sự vật, hiện tượng cho hợp lý hơn, hoàn hảo và thích hợp hơn để t
*
ạo ra cái mới. Tính nhạy cảm vấn đề được thể hiện ở sự cởi mở, thái độ thông thoáng khi tiếp xúc với ngoại giới.

Như vậy, tính nhạy cảm vấn đề sẽ giúp cho chủ thể nhanh chóng nhận thức được vấn đề một cách chính xác, tiến hành phân tích và đưa ra giải pháp hành động với cách thể hiện phù hợp đối với vấn đề đã nhận thức được.