Quy chế tuyển sinh đại học 2019 bộ giáo dục

     
MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO --------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 04/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY; TUYỂN SINHCAO ĐẲNG NHÓM NGÀNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HỆ CHÍNH QUY

Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại họchệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy, cóhiệu lực kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung tên và một số điềucủa Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đàotạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từngày 16 tháng 4 năm 2018.

Bạn đang xem: Quy chế tuyển sinh đại học 2019 bộ giáo dục

2. Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số Điều củaQuy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạogiáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từngày 15 tháng 4 năm 2019.

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm2009;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6năm 2012;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số123/2016/NĐ-CPngày01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số32/2008/NĐ-CPngày19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số75/2006/NĐ-CPngày02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Giáo dục; Nghị định số31/2011/NĐ-CPngày11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số75/2006/NĐ-CPngày02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Giáo dục; Nghị định số07/2013/NĐ-CPngày09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị địnhsố31/2011/NĐ-CPngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị địnhsố75/2006/NĐ-CPngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số141/2013/NĐ-CPngày24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành mộtsố điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số48/2015/NĐ-CPngày15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dụcnghề nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hànhThông tư ban hành Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳngnhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy.<1>

Điều 1.Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế tuyển sinh đạihọc hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chínhquy.

Điều 2.<2>Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3năm 2017.

Thông tư này thay thế Thông tưsố 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo banhành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; Thông tư số03/2016/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quyban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của BộGiáo dục và Đào tạo.

Điều 3.Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủtrưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo;Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường caođẳng tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên chịu trách nhiệm thi hành Thông tưnày./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Hải An

QUY CHẾ

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY; TUYỂN SINHCAO ĐẲNG, TUYỂN SINH TRUNG CẤP NHÓM NGÀNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HỆ CHÍNH QUY<3>(Ban hành kèm theo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh đại họchệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạmvi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về tuyểnsinh đạihọc hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp<4> nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quybao gồm: tổ chức tuyển sinh, đề án tuyển sinh, điều kiện tham gia tuyển sinh củathí sinh, chính sách ưu tiên trong tuyển sinh; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn củatrường trong công tác tuyển sinh; tuyển sinh tại các trường sử dụng kết quả củakỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia, tuyển sinh tại các trường không sửdụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia; tuyển sinh tại trường sử dụng đồng thờinhiều phương thức tuyển sinh; xử lý thông tin phản ánh vi phạm Quy chế tuyểnsinh đạihọc hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp<5> nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy(sau đây gọi là Quy chế tuyển sinh) và chế độ báo cáo, lưu trữ; khen thưởng vàxử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh.

2.<6>Quy chế này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học; các trườngcao đẳng, trườngtrung cấptuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên(sau đây gọi chung là các trường); các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT) và các tổchức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện tuyển sinh đại học (ĐH) hệchính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên (CĐSP) hệ chínhquy, tuyển sinhtrung cấpnhóm ngành đào tạo giáo viên (TCSP) hệchính quy.

3. Quy chế này không áp dụng đối vớiviệc tuyển sinh đi học nước ngoài.

Điều 2. Tổchức tuyển sinh

1. Các trường có sử dụng kết quả kỳthi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau:

a) Xác định và công bố công khai tổhợp các bài thi/môn thi để xét tuyển vào các ngành, nhóm ngành. Trong đó Toán,Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội là các bài thi; các mônthi thành phần của bài thi Khoa học tự nhiên, bài thi Khoa học Xã hội là mônthi;

b) Căn cứ hướng dẫn xét tuyển thẳngvà ưu tiên xét tuyển của Bộ GDĐT để quy định cụ thể và công bố công khai điềukiện xét tuyển thẳng và điều kiện ưu tiên xét tuyển vào các ngành học của các đốitượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này;

c)<7>Các trường có thủ tục sơ tuyển; các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyênbiệt hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốcgia (sau đây gọi chung là các trường đặc thù): xác định và công bố công khaitrên trang thông tin điện tử của trường và một số phương tiện thông tin đạichúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơtuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa đối vớicác trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt; thực hiện quy trình xéttuyển quy định tại khoản 5 Điều 13 của Quy chế này.

2. Các trường không sử dụng kết quảkỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau:

a) Lựa chọn, quyết định phương thứctuyển sinh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 Luật Giáo dục đại học;

Giám đốc các đại học, học viện, Hiệutrưởng các trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm tổ chứcthực hiện các khâu: ra đề thi, coi thi, chấm thi (nếu tổ chức thi tuyển); xéttuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển; giải quyết các khiếu nại, tố cáo liênquan đến tuyển sinh;

b) Nếu sử dụng kết quả thi tuyểnsinh của các trường khác để xét tuyển phải quy định cụ thể trong đề án tuyểnsinh của trường;

c) Có thể tổ chức tuyển sinh riêngtừng phần cho một số khoa, ngành;

d) Đảm bảo các yêu cầu:Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, công chức, viênchức, nhà giáo của nhà trường tổ chức luyện thi; đảm bảo công bằng, công khai,minh bạch trong tuyển sinh; không gây khó khăn, bức xúc đối với thí sinh và xãhội.

3.<8>Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho mộtngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành) phải xác định và công bốcông khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh; thực hiện các quyền và nhiệmvụ tương ứng với từng phương thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

Đối với các ngành đào tạogiáo viên, các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điềudưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuậtxét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng nếu trườngsử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả họctập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển hoặc thi tuyển vớiđiểm thi THPT quốc gia và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượngđầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đươngvới các ngưỡng theo quy định của quy chế này. Cụ thể:

- Điểm trung bình cộng xét tuyển sửdụng điểm thi THPT quốc gia của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theongưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

- Điểm trung bình cộng xét tuyển sửdụng kết quả học tập THPT trình độ đại học: Đối với các ngành đào tạo giáo viênvà các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học tối thiểu là8,0 trở lên.

Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc,Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, Điều dưỡng, Y học dựphòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học,Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 trở lên;

Các ngành Giáo dục Thể chấtvà Huấn luyện thể thao, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả họctập THPT đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiệntướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻquốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế, tối thiểu là 5,0 trở lên.

- Điểm trung bình cộng xét tuyển sửdụng kết quả học tập THPT trình độ cao đẳng, trung cấp các ngành đào tạo giáoviên tối thiểu là 6,5 trở lên.

Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc vàSư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao,Sư phạm Thể dục thể thao tối thiểu là 5,0 trở lên.

4. Các trường có thể tổ chức nhiềuđợt tuyển sinh trong năm, báo cáo Bộ GDĐT kết quả tuyển sinh trước ngày 31tháng 12 hằng năm.

Điều 3. Đềán tuyển sinh

1. Đề án tuyển sinh của trường phảiđảm bảo các yêu cầu sau:

a)<9>Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất(phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu),đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm trongmột năm kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khốingành (Phụ lục kèm theo).

b) Quy định chỉ tiêu tuyển sinhtheo các hình thức tuyển sinh khác nhau (nếu có); ngưỡng đảm bảo chất lượng đầuvào theo quy định của Quy chế này;

c) Quy định rõ về việc trường có sửdụng hay không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, điểm thi được bảolưu theo quy định tại Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệpTHPT để tuyển sinh;

d) Đối với trường đào tạo trình độCĐSP xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung cấp phải quy định rõ cách thức xét tuyểnvào ngành học phù hợp;

đ)<10>(Được bãi bỏ)

2. Các trường đào tạo sư phạm cóthể mở rộng diện xét tuyển thẳng (ngoài quy định tại khoản 2, 3 Điều 7 của Quychế này) đối với các học sinh đã tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh,thành phố vào các ngành phù hợp với môn học chuyên hoặc môn đoạt giải nếu đáp ứngđiều kiện: ba năm học THPT chuyên của tỉnh đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất,nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức và các điềukiện khác do trường quy định trong đề án tuyển sinh của trường.

3. Tất cả các trường đều phải xâydựng và công khai Đề án tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường vàtrên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh đăng ký dự thi kỳthi THPT quốc gia; chịu trách nhiệm giải trình về các nội dung của Đề án; đồngthời, gửi về Bộ GDĐT để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra.

Điều 4. Chỉ đạocông tác tuyển sinh

Bộ GDĐT ban hành các văn bản hướngdẫn về công tác tuyển sinh chính quy đối với các trường; thống nhất quản lý, chỉđạo các trường trong công tác tuyển sinh.

Điều 5. Hoạt độngthanh tra công tác tuyển sinh

1. Bộ GDĐT tổ chức thanh tra, kiểmtra công tác tuyển sinh của các trường và của các cơ quan, tổ chức tham giacông tác tuyển sinh.

2. Các bộ, ngành;Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung làUBND cấp tỉnh) tổ chức kiểm tra công tác tuyển sinh đối với các trường trực thuộctheo thẩm quyền.

3. Chánh Thanhtra Bộ GDĐT quyết địnhthanh tra và thành lập đoàn thanh tra công tác tuyểnsinh; trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thanh tra và thành lậpđoàn thanh tra công tác tuyển sinh theo quy định.

4. Chánh Thanhtra Sở GDĐT quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra công tác tuyểnsinh; trường hợp cần thiết Giám đốc Sở GDĐT quyết định thanh tra và thành lậpđoànthanh tra công tác tuyển sinh đối với cơ sở giáo dục trực thuộc UBND cấp tỉnh.

5. Hiệu trưởngcác trường tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trong cơ sở theo quyđịnh.

6. Trình tự, thủtục tổ chức thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểmtra và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

7. Những người có người thân (con,vợ, chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hayxét tuyển vào các trường không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra côngtác tuyển sinh trong năm đó.

Điều 6. Điềukiện tham gia tuyển sinh của thí sinh

1.<11>Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thườngxuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;

Người tốt nghiệp trung cấp nhưngchưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và được công nhận đã hoàn thành các mônvăn hóa THPT theo quy định.

2. Có đủ sức khoẻ để học tập theoquy định hiện hành. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dịdạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả củachất độc hoá học là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độchoá học: Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào cácngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

3. Trong độ tuổi quy định đối vớinhững trường, ngành có quy định về tuổi.

4. Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếuđăng ký xét tuyển (ĐKXT) hoặc dự thi vào các trường có quy định sơ tuyển.

5. Có hộ khẩu thường trú thuộcvùng tuyển quy định, nếu ĐKXT hoặc dự thi vào các trường có quy định vùng tuyển.

6. Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ chỉ được dự tuyển vàonhững trường do Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an quy định sau khi đã được cấp cóthẩm quyền cho phép đi học; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theoquy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dựtuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm đó,không được bảo lưu sang năm học sau.

Điều 7. Chínhsách ưu tiên trong tuyển sinh

1. Chính sách ưu tiên theo đối tượng.

a) Nhóm ưu tiên 1 (UT1) gồm các đốitượng:

- Đối tượng 01: Công dân Việt Namlà người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặctrung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7 củaQuy chế này;

- Đối tượng 02: Công nhân trực tiếpsản xuất đã làm việc liên tục 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 2 năm là chiếnsĩ thi đua được cấp tỉnh trở lên công nhận và cấp bằng khen;

- Đối tượng 03:

+ Thương binh, bệnh binh, người có“Giấy chứng nhận người được hưởng chính sách như thương binh”;

+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phụcvụ từ 12 tháng trở lên tại Khu vực 1;

+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phụcvụ từ 18 tháng trở lên;

+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân đã xuất ngũ, được công nhận hoàn thànhnghĩa vụ phục vụ tại ngũ theo quy định;

+ Các đối tượng ưu tiên quy định tạiđiểm i, k, l, m khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cáchmạng;

- Đối tượng 04:

+ Con liệt sĩ;

+ Con thương binh bị suy giảm khả năng lao độngtừ 81% trở lên;

+ Con bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ81% trở lên;

+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễmchất độc hoá học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;

+ Con của người được cấp “Giấy chứng nhận ngườihưởng chính sách như thương binh“ mà người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởngchính sách như thương binh“ bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên;

+ Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con củaAnh hùng lao động;

+ Người bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độchóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến;

+ Con của người có công với cách mạng quy định tạiđiểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng7 năm 2012 về việc ưu đãi người có công với cách mạng.

b) Nhóm ưu tiên 2 (UT2) gồm các đối tượng:

- Đối tượng 05:

+ Thanh niên xung phong tập trung được cử đi học;

+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩavụ trong Công an nhân dân tại ngũ được cử đi học có thời gian phục vụ dưới 12tháng ở Khu vực 1 và dưới 18 tháng không ở Khu vực 1;

+ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sựxã, phường, thị trấn; Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng Dân quân tự vệ nòng cốt,Dân quân tự vệ đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nòng cốt từ 12tháng trở lên, dự thi vào ngành Quân sự cơ sở. Thời hạn tối đa được hưởng ưutiên là 18 tháng kể từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày dự thi hay ĐKXT;

- Đối tượng 06:

+ Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số cóhộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01;

+ Con thương binh, con bệnh binh, con của ngườiđược hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

+ Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễmchất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%;

+ Con của người hoạt động cách mạng, hoạt độngkháng chiến bị địch bắt tù, đày;

+ Con của người hoạt động kháng chiến giải phóngdân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởngchế độ ưu tiên theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnhƯu đãi người có công với cách mạng;

+ Con của người có công giúp đỡ cách mạng;

- Đối tượng 07:

+ Người khuyết tật nặng có giấy xác nhận khuyếttật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Thông tư liên tịch số37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ GDĐT quy định về việc xác địnhmức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện;

+ Người lao động ưu tú thuộc tất cả các thành phầnkinh tế được từ cấp tỉnh, Bộ trở lên công nhận danh hiệu thợ giỏi, nghệ nhân,được cấp bằng hoặc huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động ViệtNam hoặc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;

+ Giáo viên đã giảng dạy đủ 3 năm trở lên thivào các ngành sư phạm;

+ Y tá, dược tá, hộ lý, kỹ thuật viên, y sĩ, dượcsĩ trung cấp đã công tác đủ 3 năm trở lên thi vào các ngành y, dược.

c) Những đối tượng ưu tiên khác đã được quy địnhtrong các văn bản pháp luật hiện hành sẽ do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét, quyết định.

d) Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉđược hưởng một diện ưu tiên cao nhất.

2. Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào cáctrường:

Các trường công bố công khai chỉ tiêu, tiêu chí,phạm vi ngành nghề, chương trình định hướng đào tạo để xét tuyển thẳng trong Đềán tuyển sinh của trường<12>.

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũtrang nhân dân, <13> , Chiến sĩ thi đua toàn quốcđã tốt nghiệp trung học;

b) Người đã trúng tuyển vào các trường, nhưngngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phongtập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhậnvào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trongquân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiệnvà tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhậnvào học tại trường trước đây đã trúng tuyển. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xemxét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;

c) Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốcgia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹthuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào ĐH theo ngành phùhợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong độituyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếuchưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT;

d) Thí sinh đã tốt nghiệp THPT làthành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốctế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hộiOlympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giảivô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á đượcxét tuyển thẳng vào các trường ĐH, CĐSP, TCSP<14>thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường theo quy định của từngtrường.

đ) Thí sinh năng khiếu nghệ thuậtđã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật,đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹthuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳngvào học các ngành học tương ứng trình độ ĐH, CĐSP, TCSP theo quy định của từngtrường<15>;

Những thí sinh đoạt giải các ngànhTDTT, năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

e) Thí sinh đoạt giải nhất, nhì,ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, batrong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyểnthẳng vào ĐH theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thísinh đã đoạt giải.

Thí sinh đoạt giải khuyến khíchtrong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải khuyến khích trongCuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được xét tuyển thẳngvào CĐSP, TCSP<16> theo ngành phù hợp với mônthi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;

Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọnhọc sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốcgia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT;

g) Đối với thí sinh là người khuyếttật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấptheo quy định: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của họcsinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyếtđịnh cho vào học;

h) Đối với thí sinh là người nướcngoài, có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐSP, TCSP<17> Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPTcủa học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việttheo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học;

i) Thí sinh có hộ khẩu thường trútừ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh họcphổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồsơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướngChính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷlệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy địnhcủa Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bềnvững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít ngườitheo quy định hiện hành của Chính phủ<18> và thísinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

Những thí sinh này phải học bổsung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiếnthức do Hiệu trưởng các trường quy định.

k) Người có bằng trung cấp ngànhsư phạm loại giỏi trở lên; người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá có ítnhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo, đáp ứng quy địnhtại khoản 1 Điều 6 của Quy chế này được xét tuyển thẳng vào cùng ngành sư phạmtrình độ cao đẳng.

l)<19> Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tạicác kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệptrung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủkhối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luậtthì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.

3. Thí sinh không dùng quyền xéttuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐSP, TCSP<20>.

Các trường công bố công khai chỉtiêu, phạm vi ngành nghề, chương trình định hướng đào tạo để ưu tiên xét tuyểntrong Đề án tuyển sinh của trường<21>.

a) Đối với thí sinh đoạt giảitrong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹthuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, nếu có kết quả thi THPT quốc giađáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào quy định của Quy chế này, Hiệu trưởngcác trường xem xét, quyết định cho vào học;

b) Thí sinh đoạt huy chương vàngcác giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh đượcTổng cục TDTT<22> có quyết định công nhận là kiệntướng quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH TDTT hoặc các ngành TDTTtương ứng theo quy định của từng trường.

Thí sinh đoạt huy chương bạc, huychương đồng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức 1 lần trong năm và thísinh được Tổng cục TDTT<23> có quyết định côngnhận là vận động viên cấp 1 quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không cómôn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào CĐSP, TCSP<24> TDTT hoặc các ngành TDTT tương ứng của các trường;

c) Thí sinh năng khiếu nghệ thuậtđã tốt nghiệp trung học hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệthuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chínhthức toàn quốc về ca, múa, nhạc, mỹ thuật đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia,không có bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) có kết quả từ 1,0 điểm trởxuống, được trường ưu tiên xét tuyển theo quy định của từng trường<25>;

Những thí sinh đoạt giải các ngànhTDTT, năng khiếu nghệ thuật thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

Xem thêm: Thông Tin Về Khách Sạn Novotel Đà Nẵng, Khách Sạn Novotel Đà Nẵng Premier Han River

d)<26>Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vựcASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặcbằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thứcvăn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được hiệu trưởngxem xét, quyết định ưu tiên xét tuyển vào trường để học ngành, nghề phù hợp vớinghề đã đạt giải theo quy định của từng trường.

4. Chính sách ưu tiên theo khu vực

a) Thí sinh học liên tục và tốtnghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thờigian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi nămhọc một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian họcở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởngưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thísinh đã tốt nghiệp từ trước năm tuyển sinh.

b) Các trường hợp sau đây được hưởngưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:

- Học sinh các trường phổ thôngdân tộc nội trú;

- Học sinh các trường, lớp dự bịĐH;

- Học sinh các lớp tạo nguồn đượcmở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh;

- Học sinh có hộ khẩu thường trú(trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực IIIvà các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy địnhcủa Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệtkhó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biêngiới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; các thôn, xã đặc biệtkhó khăn<27> tại các địa bàn theo quy định củaThủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên<28>;

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan,chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóngquân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặctheo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiêncao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khácnhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ <29>.

c) Các khu vực tuyển sinh được phânchia như sau:

Khu vực 1 (KV1) gồm:

Các xã khu vực I, II, III thuộcvùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian họcTHPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang venbiển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diệnđầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm:

Các địa phương không thuộc KV1,KV2, KV3;

- Khu vực 2 (KV2) gồm:

Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trungương (trừ các xã thuộc KV1);

- Khu vực 3 (KV3) gồm:

Các quận nội thành của thành phốtrực thuộc trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.

5.<30>Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực

Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữahai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25(một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp mônxét tuyển) không nhân hệ số theo thang điểm 10.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤVÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH

Điều 8. Tổ chức,nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh trường

1. Hiệu trưởng các trường ra quyếtđịnh thành lập Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) để điều hành các công việc liên quanđến công tác tuyển sinh.

2. Thành phần của HĐTS trường gồmcó:

a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc PhóHiệu trưởng;

b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;

c) ủy viên thường trực: Trưởngphòng hoặc Phó Trưởng phòng Đào tạo (hoặc Phòng Khảo thí);

d) Các ủy viên: Một số Trưởngphòng, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.

Những người có người thân (con, vợ,chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) dự thi hay xéttuyển vào trường không được tham gia HĐTS của trường và các ban giúp việc HĐTStrường trong năm đó.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTStrường.

a) Tổ chức triển khai các phươngán tuyển sinh đã lựa chọn;

b) Giải quyết thắc mắc và khiếu nại,tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh;

c) Thu và sử dụng lệ phí tuyểnsinh, lệ phí xét tuyển;

d) Tổng kết công tác tuyển sinh;quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định;

đ) Báo cáo kịp thời kết quả côngtác tuyển sinh cho Bộ GDĐT và cơ quan trực tiếp quản lý trường (Bộ, Ngành, UBNDcấp tỉnh).

4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịchHĐTS trường.

a) Tổ chức thực hiện và chịu tráchnhiệm về công tác tuyển sinh của trường;

b) Báo cáo với Bộ GDĐT và các cơquan có trách nhiệm về công tác tuyển sinh của trường;

c) Thành lập các ban giúp việc choHĐTS trường để triển khai công tác tuyển sinh.

5. Phó Chủ tịch HĐTS trường thựchiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giảiquyết công việc khi Chủ tịch HĐTS ủy quyền.

Điều 9. Tổ chức,nhiệm vụ và quyền hạn của Ban thư ký HĐTS trường

1. Thành phần Ban Thư kýHĐTS trường gồm có:

a) Trưởng ban do Ủy viên thường trựcHĐTS trường kiêm nhiệm;

b) Các ủy viên: một số cán bộPhòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí, các khoa, phòng và cán bộ công nghệ thôngtin.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Banthư ký HĐTS của trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xéttuyển:

a) Cập nhật lên Cổng thông tin tuyểnsinh của Bộ GDĐT tất cả các thông tin của trường theo quy định tại Điều 13 củaQuy chế này để thực hiện xét tuyển;

b) Dự kiến phương án điểm trúngtuyển, trình HĐTS quyết định;

c) Lập danh sách thí sinh trúngtuyển;

d) Triệu tập thí sinh trúng tuyển;

đ) Kiểm tra hồ sơ của thí sinhtrúng tuyển theo quy định tại Điều 14, 15 của Quy chế này;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác doChủ tịch HĐTS giao.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Banthư ký HĐTS trường đối với trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia đểsơ tuyển, xét tuyển:

b) Thực hiện các nhiệm vụ khác củaBan thư ký theo quy định của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốtnghiệp THPT nếu thực hiện thi tuyển.

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác doChủ tịch HĐTS giao.

Điều 10. Tổchức, nhiệm vụ và quyền hạn của các ban chuyên môn đối với trường tuyển sinh bằngphương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xét tuyển

1. Các ban chuyên môn đối với trườngtuyển sinh bằng phương thức thi tuyển hoặc thi tuyển kết hợp với xéttuyển gồm: Ban Thư ký, Ban Đề thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo.

2. Tổ chức, nhiệm vụ và quyềnhạn của các Ban chuyên môn của các trường tổ chức thi tuyển thực hiện theo quyđịnh của Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT. Hiệu trưởngcác trường tổ chức thi các môn năng khiếu, thi đánh giá năng lực chuyên biệt,có thể ban hành Quy chế tuyển sinh của trường sau khi tham khảo ý kiến của Hộiđồng Khoa học và Đào tạo trường, công bố công khai trên trang thông tin điện tửcủa trường

Chương III

TUYỂN SINH TẠICÁC TRƯỜNG SỬ DỤNG KẾT QUẢ CỦA KỲ THI THPT QUỐC GIA

Điều 11.Nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển

1.<31>(Được bãi bỏ)

2. Việc thêm các tổ hợp bàithi/môn thi mới để xét tuyển được thực hiện theo nguyên tắc:

a) Sử dụng kết quả của 3 bàithi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển.Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngànhđào tạo; không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho mộtngành;

b) Đối với các trường, ngành năngkhiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó, có ít nhất một bài thiToán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển.

3. Tùy theo yêu cầu của ngành đàotạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xéttuyển.

Điều 12. Ngưỡngđảm bảo chất lượng đầu vào<32>

1.<33>Căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chấtlượng đầu vào đối với các ngành sau để các trường xây dựng phương án xét tuyển:

a) Các ngành thuộc nhóm ngành đàotạo giáo viên ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp;

b) Các ngành Y khoa, Y học cổ truyền,Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹthuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹthuật phục hồi chức năng đào tạo trình độ đại học.

2. Đối với các ngành khác, các trườngtự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, công bố trên trang thông tin điệntử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh điềuchỉnh nguyện vọng.

Điều 13. Tổchức xét tuyển

1. Nguyên tắc xét tuyển:

a) Thí sinh có đủ các điều kiệnquy định tại Điều 6 của Quy chế này và đáp ứng yêu cầu của trường có quyềnĐKXT;

b) Thí sinh được ĐKXT không giới hạnsố nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từcao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Trong xét tuyển đợt 1,đối với từng trường, ngành, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi,không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký trừ quy định tại điểm ckhoản này. Đối với mỗi thí sinh, nếu ĐKXT vào nhiều trường/ngành thì việc xéttuyển được thực hiện theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng; thí sinh chỉtrúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất có thể trong danh sách các nguyệnvọng đã đăng ký. Thí sinh ĐKXT vào các trường thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng,ngoài các quy định này còn phải thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ liênquan;

c)<34>Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từngbài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng,khu vực theo quy định Điều 7 của Quy chế này và được làm tròn đến hai chữ số thậpphân; Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúngtuyển theo các điều kiện phụ do mỗi trường đã thông báo, nếu vẫn còn vượt chỉtiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn;

d) Thí sinh trúng tuyển phải xácnhận nhập học trong thời hạn quy định. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhậnnhập học được xem như từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh kháctrong đợt xét tuyển bổ sung;

đ)<35>Các trường có thể thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm, đề án tuyển sinh củacác đợt phải được công bố trên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thôngtin tuyển sinh của Bộ GDĐT trước khi thí sinh đăng ký xét tuyển ít nhất 10ngày.

Trước ngày 01 của các tháng 3,tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 11, các trường phải cập nhật danhsách thí sinh trúng tuyển và danh sách thí sinh nhập học của các đợt tuyển sinhlên trang thông tin điện tử của trường và Cổng thông tin tuyển sinh của BộGDĐT.

2. Hỗ trợ của Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ GDĐT xây dựng Cổng thông tintuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh, bao gồmcác thông tin về: chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh; cơ sở dữ liệu về kếtquả kỳ thi THPT quốc gia; đề án tuyển sinh/điều kiện tuyển sinh của các trường;hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh và các thông tin khác cầnthiết cho công tác tuyển sinh.

3. Nhiệm vụ của các trường:

a)<36>Trước khi thí sinh làm thủ tục ĐKXT, các trường công bố các thông tin cần thiếtlên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh ĐKXT: mã số trường, mã sốngành, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành, tổ hợp xét tuyển, quy định chênh lệch điểmxét tuyển giữa các tổ hợp, các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển và các quyđịnh khác không trái với quy định của Quy chế này; nhập đầy đủ các thông tin vềtuyển sinh của trường lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trong thời hạnquy định. Riêng ngưỡng điểm nhận ĐKXT có thể quy định sau khi có kết quả thiTHPT quốc gia và phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định củaQuy chế này; thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định tại khoản 5 điều này;

b) Các trường có thể tự nguyện phốihợp với nhau thành nhóm trường để thực hiện xét tuyển;

c) Thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1 quy định tại khoản5 Điều này và xét tuyển bổ sung quy định tại khoản 6 Điều này; quyết định điểmtrúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển vào các ngành của trường và công bốkết quả trúng tuyển trong thời hạn quy định;

d) Cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT danhsách thí sinh đã xác nhận nhập học; báo cáo Bộ GDĐT kết quả nhập học của thísinh sau mỗi kỳ tuyển sinh theo quy định.

đ)<37>Chỉ tiêu tuyển sinh của các trường xác định theo quy định về việc xác định chỉtiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên; trìnhđộ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ do Bộ GDĐT ban hành.

4. Nhiệm vụcủa thí sinh:

a) Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộpphiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia theo quy định của sởGDĐT kèm theo lệ phí ĐKXT. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiệnĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường;

b) Sau khi có kết quả thi THPT quốcgia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT mộtlần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếptại nơi đăng ký dự thi;

c) Xác nhận nhập học vào trường đã trúng tuyển theo quy định tại điểm đ khoản 5 hoặcđiểm e khoản 6 Điều này;

d) Thí sinh chịu trách nhiệm vềtính xác thực của các thông tin ĐKXT và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từchối tiếp nhận hoặc buộc thôi họcnếu thí sinh không đảm bảo các điều kiệntrúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.

5. Xét tuyển đợt 1

a) Sau khi kết thúc thời gian ĐKXT, các trường tham khảothông tin trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT để chuẩn bị phương án tuyểnsinh phù hợp;

b) Sau khi hết thời hạn thí sinh được điều chỉnh nguyện vọngĐKXT, các trường/nhóm trường khai thác thông tin (của trường/nhóm trường mìnhvà của các trường/nhóm trường khác có liên quan) trên Cổng thông tin tuyển sinhcủa Bộ GDĐT để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyểnvào trường/nhóm trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

c) Các trường/nhómtrường (bao gồm cả các trường đặc thù quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 củaQuy chế này) nhập lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT danh sách thí sinhtrúng tuyển dự kiến trong thời gian quy định để hệ thống tự động loại bỏ nhữngnguyện vọng thấp của thí sinh được dự kiến trúng tuyển nhiều nguyện vọng theoquy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Các trường/nhómtrường điều chỉnh điểm trúng tuyển cho phù hợp với chỉ tiêu trong thời hạn quyđịnh; quyết định điểm trúng tuyển và danh sách thí sinh trúng tuyển chính thức;công bố kết quả trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và trênphương tiện thông tin đại chúng khác;

đ) Thí sinh xác nhận nhập học vàotrường đã trúng tuyển trong thời hạn quy định bằng cách gửi bản chính Giấy chứngnhận kết quả thi đến trường bằng thư chuyển phát nhanh;

e)<38>Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi, tổng hợp kếtquả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của BộGDĐT và quyết định dừng xét tuyển hay tiếp tục xét tuyển bổ sung.

6. Xét tuyển bổ sung

a) Xét tuyểnbổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần;

b) Căn cứchỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập họctại trường sau xét tuyển đợt 1 (kể cả số thí sinh được xét tuyển thẳng và số họcsinh dự bị của trường; học sinh các trường dự bị ĐH được giao về trường), Hội đồngtuyển sinh trường xem xét, quyết định các nội dung xét tuyển bổ sung;

c) Các trườngthông báo điều kiện xét tuyển bổ sung, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung khôngđược thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1; công bố lịch xét tuyển;

d) Thísinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứtrường nào có thể thực hiện ĐKXT bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khácdo trường quy định;

đ) Kếtthúc mỗi đợt xét tuyển, trường công bố trên trang thông tin điện tử của trườngvà trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinhtrúng tuyển;

e) Thí sinh xác nhận nhập họctrong thời hạn quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc theo quy định của từngtrường;

g) Trường cập nhật danh sách thísinh xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT.

Điều 14. Triệutập thí sinh trúng tuyển đến trường

1. Hội đồng tuyển sinh trường gửigiấy triệu tập thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đốivới thí sinh khi nhập học.

2. Trường tổ chức kiểm tra sức khoẻcho thí sinh mới nhập học theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế và Bộ GDĐT.

3. Thí sinh trúng tuyển vào trườngcần nộp bản sao hợp lệ những giấy tờ sau đây:

a) Học bạ;

b) Giấy chứng nhận tốt nghiệptrung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặcbằng tốt nghiệp trung học đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Nhữngngười mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuấttrình bản chính bằng tốt nghiệp trung học để đối chiếu kiểm tra;

c) Giấy khai sinh;

d) Các minh chứng để được hưởng chếđộ ưu tiên quy định trong văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT;

đ) Giấy triệu tập trúng tuyển.

4. Đối với thí sinh đến trường nhậphọc chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúngtuyển:

a) Nếu không có lý do chính đángthì coi như bỏ học;

b) Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn,có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhậncủa UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào họchoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.

5.<39>(Được bãi bỏ)

Điều 15. Kiểmtra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển

1. Khi thí sinh đến nhập học, trườngphải tổ chức kiểm tra hồ sơ đã nộp theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Quy chếnày.

2. Trong quá trình sinh viên đangtheo học tại trường, trường tổ chức thanh tra, kiểm tra hồ sơ và kết quả thi củathí sinh theo quy định.

Điều 16. Sử dụngcông nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh

1. Các sở GDĐT chuẩn bị đủ cơ sở vậtchất, thiết bị và cử cán bộ đủ trình độ nhập dữ liệu ĐKXT ban đầu của thí sinhlên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT; đảm bảo quytrình, thời hạn thực hiện công việc theo kế hoạch chung về tuyển sinh.

2. Các trường chuẩn bị đủ cơ sở vậtchất, thiết bị và cử cán bộ đủ trình độ làm chuyên trách công nghệ thông tin đểthực hiện các công việc sau:

a) Lập địa chỉ e-mail chính thức sửdụng trong công tác tuyển sinh;

b) Khai thác, xử lý thông tin; cậpnhật dữ liệu... theo đúng cấu trúc, quy trình, thời hạn lên Cổng thông tin tuyểnsinh của Bộ GDĐT;

c) Gửi Giấy báo trúng tuyển chothí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh;

d) Thực hiện các quy định tại Điều13 của Quy chế này và các quy định khác về tuyển sinh.

Chương IV

TUYỂN SINH TẠICÁC TRƯỜNG KHÔNG SỬ DỤNG KẾT QUẢ KỲ THI THPT QUỐC GIA

Điều 17. Yêucầu về đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trường không sử dụng kết quả kỳ thiTHPT quốc gia

1. Đối với trường tuyển sinh bằngphương thức thi tuyển theo bài thi/môn thi hoặc xét tuyển dựa trên tổ hợp cácmôn học ở THPT, việc lựa chọn tổ hợp bài thi/môn thi hoặc tổ hợp môn học dùng đểxét tuyển được thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.

2. Đối với trường sử dụng phươngán thi tuyển, chính sách đảm bảo chất lượng đầu vào phải được ghi trong đề ántuyển sinh theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.

3.<40>Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả họctập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên; các ngành Y khoa, Y họccổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh,Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnhy học, Kỹ thuật phục hồi chức năng như sau:

a) Đối với các ngành thuộc nhómngành đào tạo giáo viên:

- Trình độ đại học xét tuyển họcsinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành Sư phạmÂm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao xét tuyển họcsinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên; ngành Giáo dụcThể chất và Huấn luyện thể thao xét tuyển các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tạiHội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc giavà quốc tế có học lực lớp 12 xếp loạitừ trung bình trở lên.

- Trình độ cao đẳng, trình độtrung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trởlên. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất và Huấnluyện thể thao, Sư phạm Thể dục thể thao xét tuyển học sinh tốtnghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.

b) Đối với các ngành Y khoa, Y họccổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh,Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghi