Các loại nấm mốc thường gặp

     

Nấm mốc có lẽ là hình ảnh quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt, thiếu sáng. Vậy nấm mốc là gì, chúng có những đặc điểm gì và có các loại nấm mốc thường gặp nào. Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Các loại nấm mốc thường gặp

Nấm mốc là gì?

Nnấm mốc là một loài sinh vật chân hạch sống ký sinh và có vách tế bào được cấu tạo chủ yếu từ chitin. Các tế bào của nấm mốc không chứa chất diệp lục như đa số tế bào thực vật khác.

*

Nấm mốc có ở đâu?

Nấm mốc có ở đâu?

Trong tự nhiên, nấm mốc xuất hiện khá phổ biến, chủ yếu là mọc trong môi trường tối và ẩm ướt. Chúng có thể được tìm thấy trên trái cây, trên da, trong dạ dày của động vật có vú và nhiều loại thực phẩm.

Đặc điểm hình dạng, kích thước và cấu tạo của nấm mốc

*

Nấm mốc có đặc điểm gì?

1. Hình dạng và kích thước

Chỉ có một số ít loại nấm ở thể đơn bào có hình trứng, còn lại đa số là hình sợi, sợi có ngăn vách hoặc không có ngăn vách. Sợi nấm thường là một ống hình trụ dài có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy loài nấm, trong đó đường kính của sợi nấm thường từ 3-5µm, có trường hợp là 1mm còn chiều dài của sợi nấm có thể lên tới vài chục centimet.

Các sợi nấm phát triển chiều dài theo kiểu tăng trưởng ở ngọn và chúng có thể phân nhánh, các nhánh này sau đó lại có thể tiếp tục phân nhánh để tạo thành hệ sợi nấm xù xì như bông. Trong môi trường đặc và trên một số cơ chất có trong tự nhiên, bào tử nấm, tế bào nấm hoặc một đoạn sợi nấm có thể phát triển thành một hệ sợi nấm được gọi là khuẩn lạc với hình dạng nhất định.

2. Cấu tạo

*

Hình ảnh cấu tạo của nấm mốc

Tế bào nấm có cấu trúc giống như những tế bào vi sinh vật chân hạch khác với vách tế bào được cấu tạo bởi vi sợi chitin và có/không có cellulozo. Ở hầu hết các loài nấm, chitin là thành phần chính của vách tế bào, trừ nhóm Oomycetina. Những vi sợi chitin được hình thành nhờ vào các enzim chitin syntaz.

Tế bào chất của tế bào nấm chứa mạng nội mạc, không bào, ty thể (cấu trúc giống như cấu trúc ty thể ở thực vật), tế bào thực vật và hạt dự trữ. Ngoài ra, tế bào nấm còn có ribo thể và những thể khác chưa rõ chức năng.

Tế bào nấm không có sắc tố diệp lục và không nhất thiết có một nhân mà thường có nhiều nhân. Nhân của tế bào nấm có hình cầu hoặc hình bầu dục với màng đôi phospholipid và protein dày khoảng 0,02 mm, bên trong màng nhân có chứa ARN và ADN.

Các loại nấm mốc thường gặp

1. Mucor

Mucor là loại mốc phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, thường mọc ở các loại hạt, thức ăn gia súc và thực phẩm. Loại mốc này có ty khuẩn đơn bào phân nhánh với hình thái ban đầu là màu trắng, sau đó chuyển sang màu xám và phát triển thành một khối mịn. Khi có hơi ẩm sẽ biến thành một lớp lông tơ màu xanh.

2. Mốc trắng

Mốc trắng là loại nấm mốc có hình dạng sợi, phân nhánh, có màu trong suốt, gần như là không có màu được xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống. Với mốc trắng, chúng không có vách ngăn giữa các tế bào và sinh sản bằng hình thức vô tính bằng bào tử.

3. Mốc xanh

Mốc xanh là tên gọi chung của một số loài nấm mốc có bào tử màu xanh lá cây, điển hình nhất là mốc Aspergillus và Penicillium. Loại nấm mốc này thường xuất hiện ở những khu vực có nhiệt độ ấm và là nguyên nhân gây hư hỏng thực phẩm.

*

Mốc xanh trên ổ bánh mì

Nấm mốc có vai trò và tác hại ra sao

1. Vai trò của nấm mốc

- Một số loài nấm có thể sống ký sinh trên các loài côn trùng có hại và tiêu diệt chúng.

- Nhiều loài nấm mốc được sử dụng để tổng hợp axit hữu cơ và một số loại thuốc kháng sinh.

Xem thêm: Thủ Tục Gộp Sổ Bảo Hiểm Xã Hội Theo Quy Định Mới Nhất, Thủ Tục Gộp 2 Sổ Bảo Hiểm Xã Hội

- Nấm mốc được dùng trong sản xuất công nghiệp để kích thích sự tăng trưởng của nhiều loại thực vật.

- Trong nông nghiệp, nhiều loài nấm mốc còn khả năng làm tăng độ màu mỡ cho đất trồng thông qua việc phân giải các chất hữu cơ.

- Một số loài nấm mốc được sử dụng trong nghiên cứu di truyền học

2. Tác hại của nấm mốc

*

Nấm mốc gây hại cho con người

- Làm hư hỏng, giảm giá trị và hàm lượng dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm.

- Làm hư hỏng các vật dung, quần áo,….và là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh cho con người.

- Gây bệnh trên một số loài chim, cá,….

Các loại nấm mốc có thể ăn được trong thực phẩm

- Trong xúc xích được làm từ thịt động vật lên men và sấy khô và đùi lợn muối thường có nấm mốc Penicillium, Aspergillus bên ngoài. Đây là những loại nấm mốc ăn được, không nguy hiểm nhưng nếu trên những thực phẩm này có mùi khó chịu, mốc có màu nâu/đen hoặc mốc nằm bên trong thịt cần vứt bỏ.

- Nếu nấm mốc phát triển trên các loại rau củ quả cứng, độ ẩm thấp như cà rốt, bắp cải, ớt chuông,…thì bạn vẫn có thể sử dụng để chế biến được nhưng phải cắt bỏ ít nhất 3cm xung quanh chỗ bị mốc.

- Nếu trong phô mai cưng có nấm mốc thì bạn chỉ cần cắt bỏ ít nhất 3 cm xung quanh phần bị mốc là có thể ăn được. Có nhiều loại phô mai lên men như Blue, Roquefort, Gorgonzola, Stilton ăn rất ngon. Tuy nhiên, với loại phô mai mềm như Brie hay Camembert thì bạn không ăn nếu thấy nó bị mốc.

Những loại nấm mốc cần loại bỏ có trong thực phẩm

- Không ăn ăn dưa chuột, đào hoặc cà chua một khi chúng đã bị mốc.

- Rhizopus stolonifer hay nấm mốc đen trên các loại bánh mì, bánh nướng có thể khiến người dùng bị ngộ độc hay nhiễm trùng.

- Không ăn các loại thực phẩm như Phô mai kem, Neufchatel, Chevre, Bel Paese, sữa chua và kem chua, mứt, thạch, thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, thịt ăn thừa, thịt hầm, ngũ cốc đã chế biến, mì ống đã nấu…bị mốc.

Đó là một số thông tin về các loại nấm mốc thường gặp mà VIETCHEM muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng nó sẽ giúp các bạn bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt hơn khi sử dụng thực phẩm bị nấm mốc.