Thám hiểm vũ trụ

     

Từ thưở loài người mới xuất hiện và tiến hoá, vũ trụ đã được sinh ra từ rất rất lâu trước đó rồi. Vũ trụ vừa là một ngôi nhà thân quen nuôi dưỡng, chứa đựng thực tại và nuôi dưỡng sự sống loài người trên Địa Cầu nhưng vừa là một nơi thật bí hiểm và khó hiểu. Vũ trụ vừa tăm tối, sâu thẳm nhưng cũng thật đẹp đẽ, kì vĩ, chực chờ trước mắt loài người như luôn chờ chúng ta khám phá đến tận cùng của thực tại.

Bạn đang xem: Thám hiểm vũ trụ

Con người với bản tính tò mò, thích khám phá hẳn nhiên không thể bỏ qua việc tìm hiểu vũ trụ được. Ngay cả từ lúc bắt đầu loài người mới khai sinh, họ đã biết quan sát và tiên đoán các vật thể trên bầu trời để tạo nên những hoạ tiết, kỳ quan thế giới hay ứng dụng cho cuộc sống của mình như lập lịch, làm nông. Với kiến thức sơ khởi như thế, con người gán vũ trụ cho những vị thần quyền năng sáng tạo nên cả thế giới này. Rồi công nghệ loài người phát triển nhanh như vũ bão, chúng ta gửi đi hàng trăm con tàu vũ trụ tới mọi ngóc nghách của Thái Dương Hệ, dùng những chiếc kính khổng lồ để quan sát vào vũ trụ sâu thắm tới mức gần như chạm tới điểm bắt đầu của mọi thứ, chúng ta nghiên cứu và rút ra những nguyên lý, học thuyết về vũ trụ này. Loài người tuy có tuổi đời chẳng là gì so với chính tuổi bản thân vũ trụ, nhưng chúng ta – vốn được sinh ra từ vũ trụ - sẽ không ngừng tiến xa hơn nữa để biết về nguồn cội của chính mình.

Và tại đây, chúng ta cùng nhìn vào một phần rất nhỏ dòng chảy thời gian từ quá khứ tới tương lai nơi các sứ mệnh nổi bật diễn ra, để cảm nhận bản thân trở thành một phần của công cuộc khai phá không gian của con người.

Lịch sử khai phá vũ trụ

Giai Đoạn từ trước thập kỷ 60 tới thập kỷ 70: Nga vàMỹ cócuộc Đua vàokhông gian đầy ly kỳ

*
Lá cờ Mỹ được cắm trên Mặt Trăng đánh dấu sự chinh phục.

Giai Đoạn thập niên70 tới cận hiện Đại: Thiết lập nền tảng cho các cuộc thámhiểm sau này.

F Châu Âu tham gia vào cuộc đua

Tháng 7/1975: hai phi thuyền Apollo-Soyouz của Mỹ và Nga gặp nhau trong vũ trụ.

F Thám hiểm không gian bước một bước lớn

Sau khi Hubble được đưa vào quỹ đạo, nhiệm vụ của nó vẫn chưa thuận buồm xuôi gió. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một lỗ hổng nghiêm trọng trên gương của kính viễn vọng, khiến hình ảnh chụp các ngôi sao trông hơi mờ chứ không thu được những điểm sáng sắc nét. Trong khi nhiệm vụ đặt kính viễn vọng trong không gian là nhằm thu được những hình ảnh rõ hơn kính thiên văn chụp từ trái đất do bầu khí quyển của trái đất tạo ra nhiễu loạn.

Xem thêm: Cần Bán Đất Khu Dân Cư Hiệp Thành 3 Bình Dương Tháng 11/2021

Nghiên cứu sâu hơn đã phát hiện rằng gương chính của Hubble có một lỗ nhỏ bằng khoảng 1/50 đường kính của một sợi tóc người. Do Hubble được thiết kế để điều khiển hoàn toàn trong không gian nên phải mất thêm ba năm nữa cho đến khi một tàu con thoi khác vào quỹ đạo để trang bị cho Hubble bộ kính mới. Kể từ đó, Hubble đã cho phép con người nhìn vào phạm vi xa nhất của vũ trụ 13,8 tỷ năm tuổi.

Hubble không chỉ có ảnh hướng lớn đến việc khám phá vũ trụ huyền ảo mà còn có sự truyền cảm hứng mạnh mẽ đến các thế hệ sau này. Kính thiên văn Hubble đã biến đổi cách con người nhìn vào vũ trụ và vị trí của con người trong đó.

Năm 1988: Mỹ và Nga hợp tác

Hai dự án lớn là:Trạm vũ trụ Tự do của Hoa Kỳ (Freedom) và Trạm vũ trụ Bình Mình 2 ( Mir-2 ) của Nga. Ngoài các mô-đun của Hoa Kỳ và của Nga đã được lên kế hoạch, các mô-đun Columbus của Châu Âu và Mô-đun thí nghiệm của Nhật Bản cũng sẽ được ghép vào trạm.

*

Ảnh: ISS là nền tảng của con người trong những cuộc thám hiểm tương lai. Là bước đệm cho các cuộc thám hiểm Mặt Trăng và Sao Hỏa quy mô lớn trong tương lai.

Một số thành tựu thám hiểm không gian (2005 đến nay)

TàuVoyager 1

Tàu vũ trụ Voyager 1 là một vệ tinh nhân tạo nặng 722-kilôgam hoạt động ở ngoài Hệ Mặt trời và xa hơn nữa, được phóng đi ngày 5 tháng 9 năm 1977, Là thiết bị không gian được con người phóng ra xa Trái đất nhất. Voyager 1 thực hiện chuyến thám hiểm phi thường ra bên ngoài Hệ Mặt trời, đi qua các hành tinh khí (sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải vương).

Vài thành tựu Voyager 1:

+ Tiếp cận Sao Mộc: Voyager 1 bắt đầu chụp ảnh Sao Mộc tháng 1 năm 1979. Lần tiếp cận gần nhất của nó với Sao Mộc diễn ra ngày 5 tháng 3 năm 1979, ở khoảng cách khoảng 349,000 kilômét tính từ tâm sao mộc.

Vì có được độ phân giải hình ảnh lớn hơn khi tiếp cận gần hơn, đa số các quan sát Mặt Trăng, vành đai, từ trường, và môi trưởng vành đai bức xạ của hệ Sao Mộc được thực hiện trong giai đoạn 48 giờ trong lần tiếp cận gần nhất này. Voyager 1 kết thúc việc chụp ảnh hệ Sao Mộc tháng 4 năm 1979.