Tạp chí y học hà nội

     

Bệnh viện bạch mai * Bach Mai Hospital

Viện khoa học sức khỏe * NATIONAL INSTITUTE OF HEALTH SCIENCES


Chia sẻ
*
*
*
*

 

Tổng biên tập: PGS.TS. Đỗ Duy Cường

Phó Tổng biên tập: PGS.TS. Đào Xuân Cơ

Chủ tịch Hội đồng tư vấn: GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn

Cố vấn chuyên môn: GS.TS. Hoàng Văn Minh

 

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

*
doi.org/10.52322/tiengtrungquoc.edu.vnbmh |

tiengtrungquoc.edu.vn

Hội nghị khoa học dược lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai mở rộng lần thứ 2 Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Bệnh viện Bạch Mai và Trường đại học Y tế Công cộng


Phạm vi xuất bản Hội đồng biên tập Hội đồng tư vấn Quy trình xuất bản Dành cho tác giả Dành cho chuyên gia Tài liệu tham khảo

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - tiengtrungquoc.edu.vn) là tạp chí khoa học có bình duyệt (Peer-reviewed journal) chính thức và duy nhất của Bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí có nhiệm vụ:

1) Công bố các tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học của cán bộ, cộng tác viên của Bệnh viện Bạch Mai và các nhà khoa học trong và ngoài nước, đồng thời phản ánh kịp thời các hoạt động đào tạo, khoa học-công nghệ, thực hành chuyên môn và hợp tác trong nước và quốc tế của Bệnh viện Bạch Mai;

2) Nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, cộng tác viên của Bệnh viện Bạch Mai; và

3) Tạo điều kiện trao đổi thông tin khoa học-công nghệ và làm cầu nối giữa lý luận và thực tiễn trong cộng đồng các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bạn đang xem: Tạp chí y học hà nội

Video giới thiệu về tiengtrungquoc.edu.vn: Tại đây

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - tiengtrungquoc.edu.vn)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

*
 https://doi.org/10.52322/tiengtrungquoc.edu.vnbmh tiengtrungquoc.edu.vn
bachmai.edu.vn

 


Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - tiengtrungquoc.edu.vn) xuất bản các bài báo công bố kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn thuộc các lĩnh vực:

Các chủ đề thuộc chuyên ngành y học lâm sàngCác chủ đề y học cơ sở, cơ bản, hệ thống y tế có liên quan đến các dịch vụ y học lâm sàng

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - tiengtrungquoc.edu.vn) xuất bản các loại bài báo sau:

Nghiên cứu gốc (Original papers);Tổng quan (Review papers);Phương pháp nghiên cứu (How to papers);Thiết kế nghiên cứu (Design papers);Bình luận (Commentary);Tóm tắt luận án, luận văn (Thesis review/dissertation review).Thông tin khoa học công nghệ y-dược (Pharmacetical and medical scientific information)

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- tiengtrungquoc.edu.vn)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

*
 https://doi.org/10.52322/tiengtrungquoc.edu.vnbmh tiengtrungquoc.edu.vn
bachmai.edu.vn


Tổng biên tập

PGS. TS. Đỗ Duy Cường Truyền nhiễm và Các bệnh Nhiệt đới

Phó tổng biên tập

PGS.TS. Đào Xuân Cơ Hồi sức Cấp cứu

Tiểu ban Khoa học Hồi sức cấp cứu - Nội

PGS. TS. Đào Xuân Cơ Hồi sức Cấp cứu - Trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Nguyễn Văn Chi Hồi sức Cấp cứu - Phó Trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Đặng Quốc Tuấn Hồi sức Cấp cứu

PGS. TS. Phạm Mạnh Hùng Nội khoa - Tim mạch

PGS. TS. Mai Duy Tôn Hồi sức Cấp cứu

PGS. TS. Đỗ Gia Tuyển Nội khoa - Thận tiết niệu và lọc máu

PGS. TS. Phan Thu Phương Nội khoa - Hô hấp

PGS. TS. Hà Trần Hưng Hồi sức Cấp cứu - Chống độc

PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng Nội khoa - Cơ Xương Khớp

PGS. TS. Nguyễn Quỳnh Hoa Dược lâm sàng

TS. BS. Nguyễn Hữu Dũng Nội khoa - Thận nhân tạo

TS. BS. Vũ Trường Khanh Nội khoa - Tiêu hóa Gan mật

TS. BS. Đỗ Ngọc Sơn Hồi sức Cấp cứu

TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên Hồi sức Cấp cứu - Chống độc

TS. BS. Nguyễn Quang Bảy Nội tiết - Đái tháo đường

TS. BS. Nguyễn Thành Nam Nhi khoa

TS. BS. Võ Hồng Khôi Nội khoa - Thần kinh

TS. BS. Nguyễn Doãn Phương Sức khỏe Tâm thần

TS. BS. Nguyễn Tuấn Tùng Huyết học - Truyền máu

Tiểu ban Khoa học Khối Ngoại - Can thiệp

TS. BS. Dương Đức Hùng Can thiệp Tim mạch - Trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Can thiệp Tim mạch - Phó Trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Nguyễn Thế Hào Ngoại khoa - Phẫu thuật Thần kinh

PGS. TS. Phạm Bá Nha Sản Phụ khoa

PGS. TS. Lê Công Định Ngoại khoa - Tai Mũi Họng

TS. BS. Nguyễn Toàn Thắng Gây mê Hồi sức

TS. BS. Hoàng Gia Du Ngoại khoa - Chấn thương chỉnh hình và cột sống

TS. BS. Trần Mạnh Hùng Ngoại khoa - Tổng hợp

TS. BS. Nguyễn Ngọc Hùng Ngoại Khoa - Tiêu hóa Gan mật

TS. BS. Phạm Thị Việt Dung Ngoại Khoa - Tạo hình Thẩm mỹ

BSCKII. Từ Mạnh Sơn Ngoại Khoa - Răng Hàm Mặt

ThS. BS. Ngô Gia Khánh Ngoại khoa - Lồng ngực và Mạch máu

BSCKII. Lê Việt Sơn Ngoại khoa - Mắt

Tiểu ban Khoa học Truyền nhiễm - Kiểm soát nhiễm khuẩn

PGS. TS. Đỗ Duy Cường Truyền nhiễm Nhiệt đới - Trưởng tiểu ban

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh Dược lâm sàng - Phó trưởng tiểu ban

TS. Đỗ Văn Thành Truyền nhiễm Nhiệt đới

PGS. TS. Phạm Ngọc Minh Ký sinh trùng

TS. Phạm Hồng Nhung Vi sinh

TS. Trương Anh Thư Kiểm soát nhiễm khuẩn

PGS. TS. Đặng Hùng Minh Nội khoa Hô hấp

TS. Nguyễn Hoàng Phương Dị ứng Miễn dịch lâm sàng

ThS. Nguyễn Thu Minh Dược lâm sàng

Tiểu ban Khoa học Cận lâm sàng

PGS. TS. Vũ Đăng Lưu Chẩn đoán hình ảnh - Trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Phạm Cẩm Phương Y học Hạt nhân - Ung bướu - Phó trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Vũ Minh Phương Huyết học - Truyền máu

TS. Bùi Tuấn Anh Hóa sinh

ThS. Trương Thái Phương Vi sinh

PGS. TS. Trần Thị Tuyết Hạnh Y tế Công cộng

ThS. Phạm Văn Tuyến Giải phẫu bệnh

Tiểu ban Khoa học Sức khỏe Cộng đồng - Y tế Công cộng

PGS. TS. Vũ Văn Giáp Nội khoa - Hô hấp - Trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Lương Tuấn Khanh Phục hồi chức năng - Phó trưởng Tiểu ban

PGS. TS. Nguyễn Văn Tuấn Sức khỏe Tâm thần

PGS. TS. Kim Bảo Giang Dịch tễ học

PGS. TS. Đào Hùng Hạnh Nội khoa - Cơ xương khớp

PGS. TS. Nguyễn Xuân Thực Ngoại khoa - Răng Hàm Mặt

TS. Đoàn Thu Trà Truyền nhiễm - Nhiệt đới

TS. Nghiêm Nguyệt Thu Dinh dưỡng lâm sàng

TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc Nội khoa - Thận tiết niệu

TS. Đặng Thị Xuân Hồi sức cấp cứu - Chống độc

TS. Nguyễn Văn Nhường Y học Cổ truyền

TS. Nguyễn Thị Lan Anh Điều dưỡng

BSCKII. Nguyễn Thị Mỹ Hà Da liễu

TS. Đặng Thế Hưng Y tế Công cộng

Thư ký ban biên tập

ThS. BS. Lê Anh Thư Trưởng Ban

ThS. BS. Nguyễn Thị Hải Yến Phó Trưởng Ban TT

ThS. Nông Minh Vương Phó Trưởng Ban

ThS. BS. Nguyễn Quốc Thái Ủy viên

ThS. Dương Trường Sinh Ủy viên

ThS. Nguyễn Mạnh Hùng Ủy viên


Hội đồng tư vấn của Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - tiengtrungquoc.edu.vn) bao gồm các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu sức khỏe và phát triển tại Việt Nam:

GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn, Trường Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện Bạch Mai - Chủ tịch Hội đồng

GS.TS. Hoàng Văn Minh, Trường Đại học Y tế Công cộng - Phó Chủ tịch Hội đồng

GS.TS. Nguyễn Công Khẩn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia

GS.TS. Lưu Ngọc Hoạt, Trường Đại học Y Hà Nội

GS.TS. Nguyễn Lân Việt, Trường Đại học Y Hà Nội - Bệnh viện Bạch Mai

GS.TS. Nguyễn Gia Bình, Bệnh viện Bạch Mai

GS.TS. Mai Trọng Khoa, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung, Trường Đại học Y Hà Nội

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS. Trần Hiếu Học, Bệnh viện Bạch Mai

PGS.TS. Mattias Larsson, Viện Karolinska, Thụy Điển

PGS.TS. Linus Olson, Viện Karolinska, Thụy Điển

PGS.TS. Rogier H. van Doorn, Đại học Oxford, Anh

PGS.TS. Lưu Nguyên Hưng, Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ

TS. Vương Tuấn Anh, Tạp chí British Medical Journal, Anh


Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- tiengtrungquoc.edu.vn)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

*
 https://doi.org/10.52322/tiengtrungquoc.edu.vnbmh tiengtrungquoc.edu.vn

Quy trình xuất bản tại Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- tiengtrungquoc.edu.vn) bao gồm các bước sau:

1. Nhận bài

Nhận bản thảo bài báo thông qua: 

bachjmai.edu.vn Hệ thống quản lý xuất bản trực tuyến (Sẽ được xây dựng).

2. Sàng lọc

Thư ký biên tập sẽ sàng lọc các bài nhằm đảm bảo các quy định của tạp chí về phạm vi, chủ đề, định dạng/cấu trúc, và đạo đức nghiên cứu (trong vòng 1 tuần)Thông báo về tình trạng của bài báo:Bài báo không được chấp nhậnBài báo cần chỉnh sửa trước khi gửi phản biệnBài báo sẽ được gửi đi phản biện

3. Phản biện

Tổng biên tập hoặc Phó tổng biên tập được Tổng biên tập phân công sẽ xác định các chuyên gia phù hợp tham gia phản biện cho mỗi bài báoThư ký gửi thư tới các chuyên gia mời phản biện bản thảo bài báo.Thư ký gửi bản thảo bài báo và biểu mẫu nhận xét bản thảo bài báo cho các chuyên gia đồng ý phản biệnMỗi bản thảo bài báo được gửi cho 02 chuyên gia phản biện độc lập (sau khi đã xóa thông tin về tác giả). Nội dung của bản thảo bài báo được giữ bí mật, các phản biện không chia sẻ các thông tin về bản thảo bài báo với bất cứ ai mà không có sự cho phép trước của Tổng biên tập.Chuyên gia phản biện sẽ gửi lại cho Tạp chí (Tổng biên tập hoặc Phó tổng biên tập được Tổng biên tập phân công và thư ký) bản nhận xét trong vòng 2 tuần sau khi tiếp nhận.Khuyến nghị các chuyên gia phản biện sử dụng các công cụ chuẩn được các nhà khoa học trên thế giới sử dụng như Nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo nghiên cứu quan sát dịch tễ học được xây dựng dựa trên khuyến cáo quốc tế “TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO CÁC NGHIÊN CỨU QUAN SÁT DỊCH TỄ HỌC” (Strengthening the Reporting of Observational Studies in Epidemiology/ STROBE), Tiêu chuẩn báo cáo các phân tích thống kê được xây dựng dựa trên khuyến cáo quốc tế “BÁO CÁO CÁC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU” (Statistical Analyses and Methods in the Published Literature (SAMPL), Chuẩn cho Báo cáo Nghiên cứu định tính (Standards Reporting Qualitative Research - SRQR) ...Chuyên gia phản biện đánh giá bài báo theo một số khía cạnh sau (không chỉ hạn chế các khía cạnh này):Chủ đề nghiên cứu có quan trọng, có tính mới và được sự quan tâm của cộng đồng không?Mục tiêu nghiên cứu được xác định rõ ràng không?Phương pháp nghiên cứu đảm bảo tính khoa học (đảm bào tính giá trị và độ tin cậy) và phù hợp để đạt được mục tiêu nghiên cứu không?Kết quả nghiên cứu được trình bày rõ ràng không?Kết quả nghiên cứu được giải thích và bàn luận hợp lý dựa trên các kiến thức hiện có không?Các hạn chế và giả định được trình bày rõ ràng không?Kết luận, khuyến nghị có hợp lý và được dựa trên kết quả nghiên cứu không?Tính ứng dụng của các kết quả nghiên cứu?Các nhận xét cụ thể khácKết luận về bản thảo theo 1 trong các tình huống: 1) Đồng ý cho đăng, không cần chỉnh sửa; 2) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, không cần phản biện lại; 3) Đồng ý cho đăng, cần chỉnh sửa, phản biện lại; 4) Không đồng ý cho đăng.

4. Xử lý kết quả phản biện

Bài báo được hai phản biện đồng ýThư ký thông báo với tác giả về ý kiến của phản biện (ẩn danh).Tác giả chỉnh sửa bản thảo bài báo dựa trên góp ý của 2 phản biện và gửi lại bản thảo đã chỉnh sửa và ý kiến phản hồi ý kiến phản biện cho thư ký trong vòng 2 tuầnTrong trường hợp tác giả chưa đồng thuận với ý kiến của phản biện thì thư ký báo cáo Tổng biên tập quyết định.Bài báo được một phản biện đồng ý, một phản biện không đồng ýThư ký thông báo đến tác giả về ý kiến của 2 phản biện và gửi bài báo đến phản biện thứ 3 (đảm bảo việc ẩn danh).Nếu bài báo được phản biện thứ 3 đồng ý đăng thì tiến hành quy trình như bài báo được hai phản biện đồng ý.Trong trường hợp có các ý kiến khác nhau của các phản biện thì thư ký báo cáo Tổng biên tập quyết địnhBài báo có 2 phản biện không đồng ýThư ký thông báo kết quả phản biện cho tác giả và bài báo không được xem xét xuất bản.

5. Biên tập kỹ thuật

Bài báo đã được các phản biện đồng ý và tác giả hoàn thành việc chỉnh sửa được biên tập kỹ thuật và xếp số. Việc xếp số thực hiện theo nguyên tắc: Theo trình tự thời gian bài báo được nhận đăng; Theo các nhóm chủ đề, nội dung, loại bài báo.Thư ký biên tập tập hợp bài/ảnh chuyển cho bộ phận thiết kế/người dàn trang.Người thiết kế/người dàn trang sẽ gửi bản bông cho thư ký biên tập rà soát, chỉnh sửa.Thư ký biên tập trình Tổng Biên tập hoặc Phó tổng biên tập được phân công duyệt bản cuối.

6. In ấn và phát hành

Bản duyệt cuối (Tổng Biên tập hoặc Phó tổng biên tập được phân công duyệt) sẽ được chuyển cho nhà in.Mỗi số Tạp chí in 100 cuốn, mỗi cuốn khoảng 150 trang.Tạp chí được phát hành định kỳ 01 số/02 tháng (06 số/năm trong đó có 4 số tiếng việt, 2 số tiếng anh).

Ghi chú: Tác giả có thể liên hệ với Tạp chí để xin xác nhận tình trạng của bài báo.

Xem thêm: Cha Mẹ Có Nên Cho Con Học Trường Quốc Tế Có Tốt Không, Cha Mẹ Có Nên Cho Con Học Trường Quốc Tế

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine- tiengtrungquoc.edu.vn)

Phòng 401, Tòa Nhà D6, Bệnh viện Bạch Mai - Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

*
 https://doi.org/10.52322/tiengtrungquoc.edu.vnbmh tiengtrungquoc.edu.vn

Các tác giả gửi bản thảo bài báo khoa học tới Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - tiengtrungquoc.edu.vn) cần đọc kỹ các hướng dẫn dưới đây:

1. Các loại bài báo

Tạp chí Y học Lâm sàng (Journal of Clinical Medicine - tiengtrungquoc.edu.vn) là tạp chí có bình duyệt (peer-reviewed journal) xuất bản các loại bài báo sau:

Nghiên cứu gốc (Original papers);Tổng quan (Review papers);Phương pháp nghiên cứu (How to papers);Thiết kế nghiên cứu (Design papers);Bình luận (Commentary);Tóm tắt luận án, luận văn (Thesis review/dissertation review).Thông tin khoa học công nghệ y-dược (Pharmacetical and medical scientific information)

2. Yêu cầu đối với bản thảo và tác giả

Bản thảo gửi đăng là bài chưa được gửi hay đăng trên bất kỳ một tạp chí/ấn phẩm trong nước và quốc tế nào khác.Mỗi tác giả được đứng tên đầu tối đa 02 (hai) công trình trong một số báo.Tác giả chịu trách nhiệm trước công luận và những quy định liên quan của Việt Nam về các nội dung của bản thảo.

3. Định dạng tệp bản thảo bài báo

Bản thảo có định dạng tệp Microsoft Word *.doc, *.docx; hình ảnh: *.tif hoặc *.jpg;Khổ giấy A4, lề mỗi chiều để 2,5 cm;Sử dụng mã Unicode, Times New Roman, cỡ chữ 12, khoảng cách giữa các dòng là 1,5.

4. Định dạng tài liệu tham khảo

5. Định dạng từng loại bài báo: Các tác giả có thể tải và tham khảo định dạng chung bài báo. 

5.1. Bài báo nghiên cứu gốc (Original paper)

Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả bảng và hình (không quá 6 bảng và hình), tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Việt, tiếng Anh.Định dạng của bài báo nghiên cứu gốc:Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.Tên tác giả, tên cơ quan công tác: Viết đủ tên (các) tác giả và email, cơ quan công tác, không ghi chức danh, học vị.Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Thiết kế nghiên cứu; 3) Địa điểm và thời gian nghiên cứu, 4) Đối tượng nghiên cứu; 5) Kết quả, 6) Kết luận (không quá 250 từ).Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.Đặt vấn đề: bao gồm lý do tiến hành nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu: Bao gồm: 1) Thiết kế nghiên cứu; 2) Địa điểm và thời gian nghiên cứu, 3) Đối tượng nghiên cứu, 4) Cỡ mẫu, chọn mẫu, 5) Biến số/chỉ số/ nội dung/chủ đề nghiên cứu, 6) Kỹ thuật, công cụ và quy trình thu thập số liệu, 7) Xử lý và phân tích số liệu, 8) Đạo đức nghiên cứuKết quả: trình bày kết quả theo mục tiêu.Bàn luận: bàn luận bám sát theo các kết quả đã trình bày và sử dụng các tài liệu tham khảo có liên quan để so sánh, giải thích kết quả nghiên cứu. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục.Kết luận: khái quát kết quả nghiên cứu chính đã đạt được. Không viết nhắc lại các số liệu đã trình bày ở phần kết quả. Không gạch đầu dòng hay đánh số kết luận.Lời cảm ơn: đối với sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức, dự án đã cộng tác, tài trợ, hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu.Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt, từ khóa bằng tiếng Anh.Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

5.2. Bài báo tổng quan (Review paper)

Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả hình ảnh, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Việt, tiếng Anh.Định dạng của bài báo tổng quan:Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.Tên tác giả, tên cơ quan công tác: viết đủ tên (các) tác giả và email, cơ quan công tác, không ghi chức danh, học vị.Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Phương pháp tìm kiếm và tổng quan tài liệu, 3) Kết quả, 4) Kết luận (Không quá 250 từ).Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.Đặt vấn đề: bao gồm lý do tiến hành tổng quan và mục tiêu tổng quanPhương pháp tổng quan: bao gồm phương pháp tìm kiếm tài liệu, nguồn tài liệu, từ khóa sử dụng, tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ tài liệu, phương pháp tổng quan…Kết quả: trình bày kết quả tìm kiếm, tóm tắt thông tin về các bài báo được đưa vào tổng quan và các kết quả tổng quan (theo mục tiêu).Bàn luận: bàn luận các kết quả đã tổng quan, những kiến thức rút ra từ tổng quan và các điểm thiếu hụt mà kết quả tổng quan chưa đề cập đến…Kết luận: khái quát kết quả tổng quan. Không viết nhắc lại các số liệu đã trình bày ở phần kết quả. Không gạch đầu dòng hay đánh số kết luận.Lời cảm ơn: cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt bằng tiếng Anh: phải được dịch sát nghĩa với mục tiếng Việt tương ứng, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn phong khoa học.Tài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

5.3. Các bài báo khác:

Có độ dài không quá 4.000 từ (khoảng 10 trang chuẩn) kể cả hình ảnh, bảng biểu, tài liệu tham khảo và phần tóm tắt bằng tiếng Anh.Định dạng bài báo khác:Tiêu đề (tiếng Việt): viết chữ in thường, đậm.Tên tác giả, tên cơ quan công tác: viết đủ tên (các) tác giả và email, không ghi chức danh, học vị.Tóm tắt: viết tóm tắt có cấu trúc, bao gồm các phần như 1) Mục tiêu, 2) Kết quả, 3) Kết luận (Không quá 250 từ).Từ khóa: 3-6 từ/cụm từ, sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa đại diện và liên quan trực tiếp đến nội dung chính của bài báo.Đặt vấn đề: bao gồm lý do và mục tiêu của bài báoNội dung chính: linh hoạt theo từng loại bài báoKết luận: khái quát kết quả bài báoLời cảm ơn: cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.Tiêu đề, tác giả và địa chỉ, tóm tắt bằng tiếng AnhTài liệu tham khảo: xem hướng dẫn chi tiết ở Mục 4.

6. Tăng cường chất lượng bài báo

Để tăng cường chất lượng bài báo, các tác giả nên tham khảo tài liệu “Một số nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo nghiên cứu khoa học” của Trường Đại học Y tế công cộng được xây dựng dựa trên các khuyến cáo về phương pháp nghiên cứu, nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo của một số loại hình nghiên cứu khoa học sức khỏe phổ biến được cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới công nhận cũng như được áp dụng tại phần lớn các tạp chí có phản biện quốc tế. Ngoài ra các tác giả có thể tham khảo các nguyên tắc và tiêu chuẩn báo cáo khác tại http://www.equator-network.org/

7. Cách thức nộp bản thảo bài báo

Gửi bản thảo bài báo (kèm bản cam kết của tác giả có chữ ký-Xem mục 2) tới địa chỉ emai của tạp chí: tiengtrungquoc.edu.vn