Siêu trăng 2017

     

Theo lịch thiên văn năm 2017, ngày mồng 3 tháng 12 dương lịch. Vào lúc 22h:47′ (giờ Việt Nam) sẽ có hiện tượng Siêu Trăng. Hiện tượng sẽ kéo dài tới ngày mồng 4 vào lúc 3h45 phút, chính là lúc Mặt Trăng đi vào điểm cận địa, chỉ cách Trái Đất 357 492km, đây cũng là đợt Siêu Trăng duy nhất của năm 2017. Vào lúc đó, Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng từ Mặt Trời, nếu quan sát kĩ thì bạn sẽ thấy nó có kích thước lớn thêm 14% so với bình thường và độ sáng biểu kiến lớn hơn khoảng 30%.

Bạn đang xem: Siêu trăng 2017

*
Siêu Trăng là gì? Siêu trăng (Supper Moon) hay còn gọi là Mặt Trăng Lớn là thuật ngữ dùng để chỉ thời điểm mà Mặt Trăng đi vào điểm gần Trái Đất nhất trong một quỹ đạo nhất định vào đúng chu kỳ trăng tròn hoặc không trăng.Mặt Trăng hoàn thành một vòng quay quanh Trái Đất với chu kì là một tháng âm lịch, trong mỗi chu kì đó, khoảng cách tính từ tâm Mặt Trăng đến tâm Trái Đất dao động từ khoảng 357.000 km đến 406.000 km, đó là hệ quả từ quỹ đạo hình elip của Mặt Trăng. Nghĩa là tháng nào cũng có những thời điểm mà Mặt Trăng tiến tới vị trí gần Trái Đất nhất rồi lại đi ra xa. Tuy nhiên như đã định nghĩa, điều kiện để cụ thể để có Siêu Trăng là khi vị trí cận địa của nó rơi vào ngày trăng tròn hoặc không trăng, tức là ngày mà Mặt Trăng, Trái Đất với Mặt Trời nằm thẳng hàng với nhau (không tính theo mặt phẳng Hoàng Đạo)

*
Trái Đất, Mặt Trăng với Mặt Trời nằm thẳng hàng và Mặt Trăng đi vào cận địa là hai sự việc xảy ra hàng tháng, mỗi chu kì của Mặt Trăng đều xảy ra. Tuy nhiên hai điều trên không xảy ra đồng thời thì sẽ không đủ điều kiện để được gọi là Siêu Trăng, dù vậy, dựa vào việc quan sát tính toán quỹ đạo của Mặt Trăng chúng ta vẫn có thể dự đoán trước được hiện tượng Siêu Trăng sẽ xảy ra vào lúc nào trong tương lai.

Xem thêm: Lý Nhã Kỳ Đón Sinh Nhật Lặng Lẽ, Lý Nhã Kỳ Mở Tiệc Sinh Nhật Xa Hoa

*
Lưu ý:Không như các bài báo và những hình ảnh phóng đại ở trên các trang mạng không đáng tin cậy, Siêu Trăng không phải là dùng để chỉ hình ảnh Mặt Trăng trông ” to khủng bố” hơn thường ngày đến nỗi ai cũng nhận ra. Thực tế thì chỉ ai để ý kĩ mới thấy được sự thay đổi so với trăng tròn bình thường.

*
(Kích thước biểu kiến của Siêu Trăng chỉ lớn hơn một chút và khó nhận biết nếu không để ý)

Quan sát: 

Cũng như bao hiện tượng thiên văn học khả kiến khác, chúng ta có thể quan sát dễ dàng hơn tại những nơi có thời tiết ủng hộ. Bạn hãy chọn những nơi ít ánh đèn sáng chói, sẽ rất có lợi cho những bạn ở vùng cao nguyên núi đồi, nơi ít độ ẩm không khí. Cùng một chiếc kính viễn vọng với những điều kiện lý tưởng trên, chúng ta sẽ có được góc quan sát tốt nhất và thu về được nhiều bức hình đẹp của Siêu Trăng. Chúc các bạn yêu thiên văn học có một buổi quan sát thú vị với hiện tượng Siêu Trăng duy nhất năm 2017 này.