Khối lượng trái đất

     

Bạn có tò mò về Trái đất nặng bao nhiêu không? Hay người ta dùng cách nào để có thể tìm ra được con số đó? Hàng loạt những câu hỏi hóc búa nhưng không kém phần thú vị sẽ được chúng tôi giải đáp một cách dễ dàng! Hãy cùng tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết ở dưới đây nhé!

*
Trái đất nặng bao nhiêu? Cách xác định cân nặng trái đất chính xác

Giới thiệu về Trái đất

Trước khi biết chính xác Trái đất nặng bao nhiêu thì chúng ta hãy cùng điểm qua một số thông tin về Trái đất đã nhé!

Trái Đất là một hành tinh thuộc hệ Mặt Trời nằm trong dải Ngân Hà. Đây là hành tinh thứ ba tính theo khoảng cách gần với Mặt Trời (sau sao Thủy và sao Kim).

Bạn đang xem: Khối lượng trái đất

*
“Hành tinh xanh” là tên gọi khác của Trái đất

Trái Đất được cho là tạo ra từ tinh vân Mặt Trời. Tinh vân Mặt Trời là một dạng đám mây bụi – dạng thể khí làm nên hệ Mặt Trời. Bề mặt của Trái Đất lúc đầu vẫn còn ở dạng lỏng. Sau đó vỏ của Trái Đất sẽ dần nguội lạnh và rắn hơn. Để hoàn thiện nên một Trái Đất mà ta thấy như bây giờ thì nó phải mất 10 đến 20 triệu năm.

70% bề mặt Trái Đất là nước và những đại dương, còn lại là đảo và các lục địa. Đây cũng là lý do vì sao mà nó được gọi là “hành tinh xanh ”. Lớp vỏ của Trái đất ở đại dương mỏng hơn so với lớp vỏ ở lục địa.

Trái Đất là hành tinh duy nhất ở vũ trụ tính đến thời điểm này có nước. Tuy nhiều năm về trước, NASA đã nhiều lần đưa người lên trên sao Hỏa. NASA phát hiện ra hành tinh đỏ này có nước. Nhưng nguồn nước trên sao Hỏa đã bị đóng băng từ rất lâu rồi. Và nước chỉ phổ biến ở hai cực của nó chứ không trải rộng khắp hành tinh như ở Trái đất.

Giải đáp: Trái đất nặng bao nhiêu?

*
Trái đất nặng 5,972 x 1021 tấn

Năm 1976, NASA đã tìm ra được khối lượng chính xác của Trái Đất là 5,972 x 1024 kg. Và thật đơn giản khi bạn muốn quy đổi ra tấn, bạn chỉ cần bỏ bớt 3 số 0 cuối cùng. Chúng ta sẽ có được kết quả Trái đất nặng 5,972 x 1021 tấn. 

Đồng thời, khối lượng của Trái Đất từ khi được tìm ra đã được các nhà khoa học lấy làm đơn vị khối lượng dùng trong thiên văn học (có ký hiệu là M⊕ ). 1 M⊕ = 5, 972 x 1024. Đơn vị này cũng dùng để miêu tả khối lượng các hành tinh đá khác như: sao Thủy, sao Kim, và sao Hỏa. Do vậy, bạn đã có giải đáp cho thắc mắc: Trái đất nặng bao nhiêu?

Làm cách nào để tìm ra được khối lượng của Trái đất

Khối lượng Trái Đất được khởi nguồn từ một phương pháp tính đơn giản của Isaac Newton về lực hấp dẫn giữa hai vật. Dĩ nhiên không phải Newton là người nghĩ ra khối lượng của Trái Đất, chỉ đơn giản là ông muốn tìm hiểu xem độ lớn chính xác của lực hấp dẫn giữa hai quả bóng chì trong phòng thí nghiệm như thế nào. Nhưng có vẻ như Newton đã không thành công trong trường hợp này.

*
Thí nghiệm cân Trái đất

Sau này, mục sư John Mitchell (ông sống vào khoảng những năm 1700) đã nghĩ ra một thí nghiệm để đo lực hấp dẫn giữa hai quả bóng chì. Nhưng thật đáng tiếc khi chưa kịp tìm ra kết quả thì ông đã qua đời. Công việc của ông đã để lại cho một nhà vật lý, nhà hóa học người Anh tên là Henry Cavendish.

Chính nhà khoa học Henry Cavendish đã cải tiến thí nghiệm của J.Mitchell và đã thực hiện thành công. Ông đo được lực hấp dẫn giữa hai quả bóng với nhau . Sau đó, vào năm 1798 – ông áp dụng kết quả thí nghiệm này vào trong công thức của Newton và tìm ra khối lượng của Trái Đất lần đầu tiên. Con số mà Cavendish đưa ra khi đó chỉ sai lệch với khối lượng thực của Trái Đất khoảng 1%.

Con người sinh sống có khiến cho Trái đất nặng thêm không?

Cùng với: trái đất nặng bao nhiêu? Trái đất có nặng thêm khi con người sinh sống trên đó? Nghe câu hỏi thì có vẻ hơi buồn cười nhưng nếu ngẫm nghĩ một cách nghiêm túc thì quả thật con người chúng ta không khiến Trái đất nặng thêm nhưng vẫn là một phần “gánh nặng” của Trái đất. Các bạn đừng vội hoang mang khi chưa đọc hết những dòng thông tin dưới đây nhé!

*
Con người có làm cho Trái đất nặng thêm không?

Chúng ta có thể xây dựng những công trình lớn, khổng lồ thế nào đi chăng nữa trên bề mặt Trái Đất thì thật ra cũng chỉ là chuyển đổi giữa các nguyên tử, phân tử từ địa điểm này đến địa điểm khác. Vì vậy, khối lượng Trái Đất cũng không nặng thêm.

Xem thêm: Loạt Ảnh Tây Du Ký Chế 'Tây Du Ký' Và 'Chúa Nhẫn' Gây Sốt

Mỗi năm, hành tinh xanh của chúng ta nhận khoảng 40000 triệu tấn bụi và 1 tấn đất đá từ va chạm thiên thạch. Nhưng bù lại hàng năm Trái Đất sẽ mất đi khoảng 1600 tấn heli và 95000 tấn hydro – những nguyên tử khí nhẹ nhất. Một khi chúng đã đi vào vũ trụ thì không bao giờ trở lại. 

Thêm nữa, những con tàu vũ trụ phóng vào không gian – trong quá trình nghiên cứu khám phá sẽ cho luôn khoảng 65 tấn thiết bị trọng tải vào. Các thiết bị này sẽ nằm lại vĩnh viễn trong vũ trụ hay ở một ngôi sao, hành tinh nào đó.

Vậy nên, con người không phải là “gánh nặng” cho Trái Đất theo kiểu vật lý thông thường. Mà chính là qua cái cách con người tác động lên Trái đất.

*
Tại sao nói con người là “gánh nặng” của Trái đất

Bởi vì thật sự con người thật sự đã làm xáo trộn, mài mòn đi sự sống trên Trái đất. Ô nhiễm, thiên tai ngày càng nhiều và trở nên trầm trọng. Nhiệt độ thì ngày càng tăng trong khi khí Oxy giảm xuống. Hệ sinh thái thì bị phá vỡ, các động vật đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng. Tài nguyên khoáng sản thì bị cạn kiệt dần dần,…

Vì thế, thật sự mà nói con người chúng ta vẫn là “gánh nặng” cho Trái Đất.

Trái đất còn “sống” được bao lâu nữa?

Bên cạnh thắc mắc: Trái đất nặng bao nhiêu? Các nhà khoa học đã tính toán rằng: Nếu theo đúng quy luật vận hành tự nhiên của vũ trụ thì tương lai của Trái đất sẽ phụ thuộc rất lớn vào Mặt Trời. Độ sáng của Mặt Trời sẽ tăng thêm khoảng 10 % trong 1,1 tỷ năm. Nghĩa là sẽ tăng lên đến 40 % trong 3,5 tỷ năm tới. Những tia phóng xạ sẽ chiếu vào Trái Đất nhiều hơn. Thật sự vô cùng có hại. Có khả năng các đại dương cũng sẽ biến mất.

*
“Hành tinh xanh” còn “xanh” được bao lâu?

Đồng thời, nhiệt độ hành tinh chúng ta cũng sẽ tăng lên. Đồng thời khí oxy giảm xuống đáng kể. Lúc đó, các loài động vật sẽ bị tuyệt chủng hoàn toàn.

Khoảng 2,8 tỷ năm sau, nhiệt độ Trái Đất sẽ lên tới 70 độ C. Toàn bộ nước trên bề mặt Trái Đất sẽ bốc hơi hoàn toàn. Khi đó, không còn một sinh vật nào có thể sống sót, kể cả các sinh vật sống đơn giản nhất là tế bào.

*
Trái đất đang bị “tước đi quyền sống” mỗi ngày!

Những nhà khoa học mong rằng Trái Đất có thể sống thêm 500 triệu năm nữa. 

Nếu con người có thể loại bỏ hoàn toàn Nitro khỏi bầu khí quyển thì có thể kéo dài hơn 2,3 tỷ năm. 

Tuy nhiên, Mặt Trời cũng không thể tồn tại vĩnh cửu. Khoảng 5 tỷ năm nữa nó sẽ thành một ngôi sao đỏ khổng lồ và tăng bán kính lên gấp 250 lần so với hiện tại và còn mất đi 30% khối lượng. Vì vậy, khả năng Trái Đất có thể bị Mặt Trời “nuốt chửng ”. Trái đất bị hút vào lớp không khí bao quanh Mặt Trời là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng chưa đến lúc “ bị nuốt ” thì sinh vật cũng không thể sống được khi độ sáng Mặt Trời đạt đến mức cực đại.

*
Chung tay bảo vệ để Trái đất “sống” được lâu hơn

Với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này đã khiến Trái đất đã bị lão hóa nhanh hơn. Giả sử chưa đến tương lai mà khoa học đã dự báo rằng những tầng khí quyển của Trái Đất đã không còn có khả năng chống đỡ những tia phóng xạ. Khi đó, sự sống trên hành tinh xanh sẽ chấm dứt sớm hơn so với quy định.

Vậy là bạn đã biết được Trái đất nặng bao nhiêu rồi nhỉ? Hãy nhớ theo dõi tiengtrungquoc.edu.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị hàng ngày nhé!