Diễn viên phim "ghen" hơn 20 năm trước: người độc thân ở tuổi u60, người hạnh phúc bên tình trẻ

     
tiengtrungquoc.edu.vn – Kinh tếsố phát triển, các thành phố nhỏ ở Trung Quốcđang dần bắt kịpnhịp sống của các thành phố lớn. Ngoài ra, áp lực công việc căng thẳng ở đô thị lớncũng khiến nhiều người trẻ kiệt sức, muốn chuyển về quê.

Bạn đang xem: Diễn viên phim "ghen" hơn 20 năm trước: người độc thân ở tuổi u60, người hạnh phúc bên tình trẻ


*

Người trẻ Trung Quốc muốn về quê lập nghiệp hơn là bám trụ tại thành phố lớn. Ảnh: Visual China


Mỗi khi thay đổi công việc, chuyển nhà, chia tay thành phố lớn, không ít người trẻ lại tự hỏi mình lúc nửa đêm: Mình có nên về quê không?

Rồi những kỳ nghỉ, sau khoảng thời gian thư giãn thoải mái tại quê hương, câu hỏi này lại quanh quẩn trong đầu người trẻ lúc sửa soạn lên đường về lại thành phố lớn để làm việc.

Thành phố lớn có thể níu giữ hoài bão của người trẻ nhưng không thể giúp họ cầm được nước mắt, thành phố nhỏ lau đi nước mắt của người trẻ nhưng lại khiến họ mơ hồ về tương lai. Câu hỏi có nên tiếp tục làm việc ở thành phố lớn hay lập nghiệp ở quê nhà luôn canh cánh trong tâm trí họ.

Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, văn hóa 996, cùng những áp lực công việc và áp lực cuộc sống như mua nhà, lập gia đình chồng chất khiến nhiều bạn trẻ không chịu nổi.

Khi trở về quê hương trong kỳ nghỉ, họ cảm nhận được sự phát triển nhanh chóng của các thành phố cấp thấp và tầm trung. Đồ uống trà kiểu mới, quán rượu ngon và quán cà phê tràn ngập khắp nơi. Thị trấn trẻ hơn nhiều, một bầu không khí vừa gần gũi vừa hiện đại, mang đến cho những người trẻ tuổi đang lưỡng lự thêm một lý do để ở lại quê hương.

"Ở lại thành phố lớn hay về quê, tôi muốn cuộc sống như thế nào?" Sau mỗi kỳ nghỉ, lại càng có nhiều bạn trẻ bối rối trước câu hỏi trắc nghiệm này. Sau đây là câu chuyện của 5 bạn trẻ.

1. Châu Châu, 31 tuổi, ở Bắc Kinh, quê tỉnh Sơn Đông:

"Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc mua nhà khi mới ra trường, bây giờ áp lực quá lớn khiến tôi không thể chịu nổi."

*

Internet đã dần xóa bỏ khoảng cách cuộc sống giữa thành phố lớn và thành phố nhỏ. Ảnh: Visual China

Quê tôi thuộc huyện nhỏ tỉnh Sơn Đông, kinh tế lạc hậu, năm tôi học cấp 2, quê tôi có quán KFC đầu tiên. Những lúc rảnh rỗi, học sinh thường đến công viên tụ tập.

Nhưng lần này khi trở về nhà, tôi thấy thị trấn đã xuất hiện một quán rượu ngon. Không chỉ cách trang trí gần giống các thành phố hạng nhất, giá cả cũng rẻ, một cốc bia thủ công chỉ bán 10 tệ, uống rất ngon, nếu ở Bắc Kinh, tiền ấy bạn chỉ có thể mua được một phần tư cốc.

Ngày càng có nhiều nơi để giới trẻ tụ họp, điều quan trọng nhất là giá cả rất rẻ.

Tôi chưa từng nghĩ những thay đổi này sẽ xuất hiện trên quê hương mình. Trong ấn tượng của tôi, luôn có một sự chênh lệch vô cùng lớn giữa quê hương tôi và cuộc sống ở Bắc Kinh, Bắc Kinh bao giờ cũng đi trước quê hương tôi từ bao năm nay. Tuy nhiên, Internet đã dần xóa bỏ đi khoảng cách lạc hậu này, những gì phổ biến ở thành phố lớn, người dân ở thành phố nhỏ cũng có thể cảm nhận được qua các phương tiện truyền thông như Tik Tok.

Trước đây, tôi luôn cảm thấy những bạn ở nhà lấy chồng, sinh con là quá bảo thủ, ngày tháng trôi qua ổn định nhưng lại bỏ lỡ nhiều trải nghiệm cuộc sống chất lượng cao. Giờ đây, khi khoảng cách dần thu hẹp, lối sống của thành phố lớn mà tôi từng "tự hào" cũng mất dần sức hấp dẫn.

Có thể nói, rất khó để so sánh cuộc sống ở đâu tốt hơn, và tôi bắt đầu xem xét lại lựa chọn của mình.

Nhìn lại vài năm trước, thời điểm đó tôi có thể không tính đến chuyện trở về quê. Lúc đó, tôi chỉ tập trung vào công việc và không quan tâm đến những vấn đề sống còn cơ bản như mua nhà, mua xe. Nhưng bây giờ tôi sắp lấy vợ, phải mua sắm những tài sản quan trọng và phải quyết định lập nghiệp ở thành phố nào, nên tôi không thể chần chừ thêm nữa.

Khi bạn không mua nổi một ngôi nhà, bạn sẽ chỉ lang thang khắp nơi làm việc. Quan niệm này đã khắc sâu vào xương máu của người Trung Quốc. Tôi đã tham khảo ý kiến ​​của nhiều bậc tiền bối, bạn bè và nhận thấy áp lực mua nhà ở Bắc Kinh quá lớn, đây mới chỉ là bước đầu, còn nhiều vấn đề phía sau.

Xem thêm: Xem Điểm Sổ Liên Lạc Điện Tử Vnedu, Tra Cứu Điểm

Cuối cùng, tôi quyết định về quê mua nhà, tính chuyện bàn bạc công việc trực tuyến với công ty, thỉnh thoảng đến Bắc Kinh họp. Mục tiêu của tôi là đợi cho đến khi có đủ tiền, tôi sẽ mở quán bia thủ công của riêng mình ở quê nhà.

2. Lục Hà, 30 tuổi, ở Bắc Kinh, quê Trương Gia Giới, Hà Bắc:

"Những người bạn với mức lương trăm nghìn đô hàng năm vẫn gặp khó khăn, tôi không cần phải bấu víu về phương Bắc nữa."

*
Ảnh: Visual China

Trong vòng ba đến năm năm tới, tôi sẽ rời Bắc Kinh và trở về quê hương của mình. Quyết tâm trở về quê hương của tôi khá mạnh mẽ, lý do chủ yếu là chuyện nhà cửa.

Tháng 5 năm nay tôi mới đủ tư cách mua nhà ở Bắc Kinh, trong thời gian đó, tôi rất bận không có thời gian xem nhà, phải lùi đến tháng 7 mới mua được nhà. Nhưng giá nhà tăng quá dữ dội, tôi đã phải chi thêm 500.000 NDT (khoảng 77.600 USD) vì sự chậm trễ trong hai tháng này.

Đây vẫn xem như một số tiền nhỏ, một người bạn của tôi gần đây đã đổi nhà, và càng thay đổi thì áp lực càng lớn. Lúc đầu gia đình anh ấy bỏ tiền ra mua căn nhà nhỏ, vì sắp có em bé nên cần đổi sang căn nhà 3 phòng ngủ, giá thị trường hơn 10 triệu NDT (khoảng 1,55 triệu USD), căn đầu tiên lãi được 2 triệu NDT (khoảng 310.000 USD), nhưng lãi bao nhiêu thì cũng lại dồn hết vào để trả trước một phần cho căn hộ 3 phòng ngủ.

Anh bạn này là một người vô cùng chăm chỉ và nỗ lực, thu nhập hàng năm của gia đình hơn 1 triệu NDT, nhưng anh vẫn chỉ là "người làm thuê" cho căn nhà. Mức lương tăng có thể chỉ đủ trang trải cho lãi suất gia tăng. Cộng với chi phí nuôi con, cuộc sống của anh cũng chẳng khá hơn tôi là bao. Có bao nhiêu người có thể kiếm được hơn 1 triệu NDT một năm? Chật vật để mua nhà như vậy còn không bằng trở về quê, mỗi ngày đều có thể sống tốt.

Quê tôi ở Thạch Gia Trang, Hà Bắc, nói chung là thành phố nhỏ nhưng về cơ bản tôi có đủ thứ để ăn, uống, vui chơi. Tôi chuẩn bị kết hôn, sau khi trò chuyện với một vài người trong lớp, tôi phát hiện ra rằng các bạn cùng lứa tuổi ở quê tôi cơ bản là công chức/bác sĩ/công an, thu nhập khoảng 10.000 NDT/tháng (khoảng 1500 USD).

Có thể thu nhập của họ bằng 1/3 người Bắc Kinh, nhưng họ hạnh phúc hơn tôi ở Bắc Kinh rất nhiều. Mỗi ngày đến 3, 4 giờ chiều, họ liền bắt đầu thảo luận buổi tối nên đi đâu ăn, đi đâu chơi, tăng ca ban đêm là chuyện rất hiếm, thứ Bảy và Chủ nhật cũng vậy, họ có nhiều thời gian thoải mái bên gia đình hơn.

Điều quan trọng nhất là không có nhiều áp lực cả về vật chất lẫn tâm lý. Ai đến tuổi thì lấy vợ, gả chồng, rồi sau đó thì sinh con, nhưng ở Bắc Kinh, nhiều người mặc dù rất giỏi mà đến hơn ba mươi tuổi vẫn chưa lấy được vợ.

Sau khi tôi tốt nghiệp vào năm 2015, tôi liền đến Bắc Kinh vì cảm thấy nơi đây có cơ hội tốt nhất cho tôi phát triển. Tuy nhiên, cả công việc và cuộc sống đều không theo ý tôi mong muốn, do vậy, tôi nghĩ tôi không cần phải cố bám trụ ở đây thêm nữa.

Điều duy nhất khiến tôi băn khoăn là tôi vẫn không biết mình có thể làm gì khi trở về quê hương. Một số việc đòi hỏi phải có cơ duyên may mắn, tôi dự kiến sẽ tìm thấy cơ hội ở quê nhà trong 3-5 năm tới.

3. Phan Xuyên, 30 tuổi, ở Quảng Châu, quê Hà Nam:

"Tâm lý căng thẳng, đi ngủ lúc 3 giờ sáng hàng ngày, tôi đã lang thang 8 năm rồi, tôi muốn về nhà."