Giáo án mầm non 5 tuổi môn toán

     

Cách dạy trẻ 5 tuổi học toán như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái và thu được kết quả cao nhất. Về vấn đề này, giáo viên mầm non là người có chuyên môn hơn cả. Các bậc phụ huynh thường gặp phải khó khăn trong quá trình dạy trẻ 5 tuổi học toán.

Dạy trẻ 5 tuổi học toán cần đi từ cơ bản đến nâng cao, mục đích chủ yếu là cho trẻ mầm non làm quen với các biểu tượng toán học hơn là yêu cầu trẻ giải toán chuẩn xác. Hầu hết mọi người cho rằng: Toán học ở lứa tuổi mầm non quá đơn giản, hầu hết chỉ dừng lại ở đếm số và nhận dạng hình học, do đó không nhất thiết phải dạy dỗ bài bản cho trẻ. Đây là quan điểm sai lầm, bởi lẽ cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học ở lứa tuổi mầm non chính là tiền đề giúp trẻ phát triển tư duy toán học sau này. Trẻ có đủ năng lực để học tập tốt tại môi trường tiểu học mà không gặp bất kỳ hạn chế nào.

Bạn đang xem: Giáo án mầm non 5 tuổi môn toán

Có thể bạn cũng quan tâm :


*
Dạy toán cho trẻ 5 tuổi là cho trẻ làm quen với biểu tượng toán học

Cách dạy trẻ 5 tuổi học toán gồm có những nội dung gì?

Nội dung dạy trẻ 5 tuổi học toán được chia thành hai giai đoạn chính tùy theo sự phát triển của lứa tuổi. Dạy trẻ học toán tại thời điểm 4-5 tuổi có sự khác biệt về nội dung và phương pháp so với trẻ 5-6 tuổi. Dưới đây là nội dung dạy toán cho trẻ mầm non đối với trẻ 4-5 tuổi và 5-6 tuổi (căn cứ theo chương trình giáo dục mầm non mới nhất hiện nay).

Đối với trẻ 4-5 tuổi, nội dung dạy toán cho trẻ bao gồm:

(1) Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm

– Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi 10.

– Dạy trẻ nhận biết các con số chỉ số lượng và các con số thứ tự trong phạm vi 5.

– Dạy trẻ gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.

– Dạy trẻ tách 1 nhóm thành 2 nhóm.

(2) Xếp tương ứng, ghép đôi

– Dạy trẻ xếp tương ứng 1:1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng mà không cần đến phép đếm, trên cơ sở đó dạy trẻ nhận biết và phản ánh bằng lời nói mối quan hệ về số lượng giữa hai nhóm đối tượng bằng nhau – không bằng nhau, nhiều hơn – ít hơn.

(3) So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc

– Ôn tập cách so sánh kích thước giữa 2 đối tượng theo từng chiều đo kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn bằng các biện pháp so sánh như: xếp chồng, xếp cạnh các vật với nhau và ước lượng kích thước của các vật bằng mắt.

– Dạy trẻ so sánh và sắp xếp 3 đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất, ngắn nhất, dài hơn, ngắn nhất,… để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.

– Dạy trẻ so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tương ứng 1:1.

– Phân loại: Tạo thành các nhóm đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước, dạy trẻ phân loại theo 1-2 dấu hiệu cho trước.

– Xếp theo quy tắc: dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo 1 quy tắc cho trước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng và tiếp tục xếp theo quy tắc đó.

(4) Đo lường

– Dạy trẻ đo độ dài bằng một đơn vị nào đó.

– Đo thể tích, dung tích bằng một đơn vị nào đó (bát, cốc,…)

(5) Hình dạng

– Dạy trẻ phân biệt các hình: vuông, tròn, tam giác và hình chữ nhật trên cơ sở so sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa các hình đó.

– Dạy trẻ sử dụng các hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật có ở xung quanh trẻ.

(6) Định hướng trong không gian và định hướng về thời gian

– Dạy trẻ nhận biết và xác định các hướng không gian cơ bản so với bản thân trẻ như: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau.

– Dạy trẻ nhận biết các buổi trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối.

Đối với trẻ 5-6 tuổi, nội dung dạy toán cho trẻ bao gồm:

(1) Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm

– Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng, luyện đếm đến 10.

– Dạy trẻ nhận biết các con số trong phạm vi 10.

– Dạy trẻ nhận biết các số thứ tự trong phạm vi 10.

Xem thêm: Những Kiểu Tóc Đẹp Nhất 2012 Của Sao Việt, Những Kiểu Tóc Ngắn Hot Nhất 2012

– Dạy trẻ gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.

– Dạy trẻ tách 1 nhóm thành 2 nhóm bằng các cách.

(2) Xếp tương ứng, ghép đôi

– Luyện tập cách xếp tương ứng 1:1 để so sánh số lượng các nhóm đối tượng.

– Dạy trẻ tạo thành cặp, thành đôi 2 đối tượng có liên quan đến nhau ở mức độ khó hơn.

(3) So sánh, phân loại và sắp xếp theo quy tắc

– Luyện tập cách so sánh kích thước giữa 2 đối tượng theo từng chiều đo kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn bằng các biện pháp so sánh kích thước, như: đặt các đối tượng kề nhau, đặt chồng lên nhau, đặt lồng vào nhau, đặt trên cùng một mặt phẳng hoặc ước lượng bằng mắt.

– Dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước của từ 3 đối tượng trở lên, dạy trẻ nắm và biết sử dụng các từ: to nhất, nhỏ nhất, nhỏ hơn, ngắn nhất, dài hơn, dài nhất,… để diễn đạt bằng lời mối quan hệ kích thước giữa các vật.

– Luyện tập cách so sánh số lượng của 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng cách xếp tương ứng 1:1.

– Dạy trẻ sắp xếp theo 3 nhóm đối tượng theo sự tăng hay giảm dần về số lượng của các nhóm và sử dụng các từ: nhiều nhất, ít hơn, ít nhất.

– Phân loại: Tạo thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như: màu sắc, hình dạng, kích thước và một số đặc điểm khác. Luyện cho trẻ tạo nhóm theo 1-2 dấu hiệu cho trước, tự phân chia thành các nhóm theo dấu hiệu chung của nhóm, tự nhận ra dấu hiệu chung của nhóm cho trước, tìm ra 1 đối tượng không thuộc nhóm.

– Xếp theo quy tắc: dạy trẻ sắp xếp các đối tượng theo 1 quy tắc cho trước, hay theo quy tắc trẻ tự nghĩ ra, nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của đối tượng và tiếp tục sắp xếp theo quy tắc đó.

(4) Đo lường

– Dạy trẻ đo độ dài của một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.

– Đo thể tích, dung tích bằng một đơn vị nào đó. So sánh và diễn đạt kết quả đo.

(5) Hình dạng

– Dạy trẻ nhận biết và nắm được tên gọi các hình khối: khối vuông, khối cầu, khối trụ và khối hình chữ nhật theo khối mẫu và theo tên gọi.

– Dạy trẻ phân biệt sự giống và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật, dạy trẻ tạo ra các khối này.

– Dạy trẻ sử dụng các hình hình học phẳng và các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật ở xung quanh trẻ.

(6) Định hướng trong không gian và định hướng thời gian

– Củng cố xác định vị trí: phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía phải – phía trái của trẻ và của người khác.

– Dạy trẻ xác định phía phải – phía trái của người khác.

– Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác.

– Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai.