Có thể điều trị quai bị ở nhà không?

     

Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh quai bị

Điều trị bệnh quai bị chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, vitamin kết hợp nghỉ ngơi.

Bạn đang xem: Có thể điều trị quai bị ở nhà không?


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ

*

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

Bệnh nhân có sốt 3-4 ngày, mệt mỏi, đau đầu

Sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt; có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 - 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.

Kết quả dương tính của một trong những xét nghiệm phân lập vi rút quai bị hoặc xét nghiệm huyết thanh xác định dấu ấn của vi rút.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Quai bị thể nhẹ, viêm tuyến nước bọt không rõ ràng: cần được phân biệt với các bệnh sốt nhiễm vi rút đường hô hấp trên.

Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình: được phân biệt với:

(i) viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra từ đầu ống Stenon

(ii) viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng

(iii) viêm phì đại tuyến mang tai hoặc sỏi tuyến nước bọt mang tai.

Xem thêm: Trường Đại Học Sư Phạm 2 Vĩnh Phúc, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2

LÂM SÀNG

- Bị bệnh lần đầu

- Có tiếp xúc với người bệnh quai bị khoảng 2 – 6 tuần trước

- Bệnh nhân có sốt 3-4 ngày, mệt mỏi, đau đầu

- Sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt góc hàm, dưới lưỡi

- Tăng Amylase trong máu.

- Xét nghiệm: Loại mẫu bệnh phẩm: (i) máu, nước bọt, dịch não tủy lấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh để phân lập vi rút; (ii) máu, dịch não tủy lấy ở giai đoạn sớm (0-7 ngày) hoặc muộn (14 - 21 ngày) để làm xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG. Phương pháp xét nghiệm: (i) Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI), cố định bổ thể (CI), trung hòa đám hoại tử (NT), miễn dịch gắn men (ELISA) để phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy; (ii) Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể đặc hiệu.

BIẾN CHỨNG

· Viêm não-màng não xảy ra sau viêm tuyến mang tai từ 3 – 10 ngày: sốt cao, nhức đầu, ói, cổ cứng, co giật.. Sau đó bệnh giảm dần trong khoảng một tuần.

· Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn thường gặp ở thanh niên sau tuổi dậy thì, thường xảy ra sau viêm tuyến mang tai 7 – 10 ngày: sốt cao, ói, đau bụng, một bên tinh hoàn cứng, sưng, đau, da bìu đỏ thường bị một bên, hiếm khi bị cả hai bên (2%)

· Một số biểu hiện ở nơi khác như tuyến tụy, buồng trứng,cơ tim…ít gặp hơn.

ĐIỀU TRỊ

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh thường tự khỏi không để lại di chứng.