Đau mắt đỏ lây qua đường gì

     

Theo chuyên gia Hoàng Cương - BV Mắt Trung ương cho biết, bệnh về mắt gặp nhiều nhất trong mùa nóng. Thời điểm mùa hè, có những ngày bệnh viện mắt tiếp nhận đến 3000 bệnh nhân tới khám, trong khi ngày thường chỉ khoảng 1000 bệnh nhân. Nguyên nhân của tình trạng này là do đau mắt đỏ có tính chất lây lan cao. Có trường hợp cả gia đình cũng bị đau mắt đỏ. Cụ thể, Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Đau mắt đỏ lây qua đường nào? Có lây qua tay nắm cửa nhưng lời đồn hay không? Mời bạn xem qua câu trả lời của tiengtrungquoc.edu.vn bên dưới.

Bạn đang xem: Đau mắt đỏ lây qua đường gì


Mục lục
Mục lục

Bệnh đau mắt đỏ có lây không và lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa vì vào thời điểm giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn.

Dịch thường xuất hiện vào tháng 6 - 7 khi mùa hè và mùa mưa bắt đầu, hoặc chậm hơn tới đầu tháng 9 do thời tiết ẩm thấp. Bên cạnh thời tiết, môi trường nhiều khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và bùng phát thành dịch.

Cụ thể, Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh, đặc biệt là khi bệnh nhân ho, nhảy mũi… Hầu hết bệnh nhân bị đau mắt đỏ là do virus (chiếm từ 65-90%), thời gian trung bình virus tồn tại trong dịch tiết của người bệnh ở bề mặt khô là 24 - 48g đồng hồ.

“Chỉ cần một cái dụi mắt của người bệnh rồi cầm, nắm các vật dụng sinh hoạt chung như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, ga đệm… có thể mang virus ra ngoài."- Chuyên gia Hoàng Cương cảnh báo. Đồng thời, đau mắt đỏ cũng có thể lây qua nước bị nhiễm khuẩn (ví dụ như nước hồ bơi).

*

Tay mở cửa có thể vô tình là một con đường lây nhiễm của đau mắt đỏ

Thời điểm nào dễ lây lan bệnh đau mắt đỏ?

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết nóng ẩm, nhất là vào mùa hè.

Bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện vào tháng 6 - 7 khi mùa hè và mùa mưa bắt đầu hoặc chậm hơn tới đầu tháng 9, đây là thời điểm thời tiết ẩm thấp dễ làm phát sinh các bệnh về mắt nhất trong năm.

Mặt khác, vào thời điểm này, mọi người thường tụ tập tổ chức và tham gia các hoạt động dã ngoại, thể thao ngoài trời. Trong khi đó, việc tiếp xúc trực tiếp như thế này lại chính là nguyên nhân khiến bệnh đau mắt đỏ lây lan nhanh chóng. Thêm nữa, với cơ địa nhạy cảm, một số người có thể dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus xâm nhập và tấn công mắt dễ dàng hơn.


Tăng cường sức đề kháng mỗi ngày cho mắt bằng viên uống Wit

Để bảo vệ đôi mắt sáng khỏe, ngoài chế độ làm việc, nghỉ ngơi và ăn uống, vận động hợp lý, thì mọi người cần chủ động bổ sung dưỡng chất chuyên biệt dành riêng cho mắt. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến mắt yếu đi, suy giảm sức đề kháng cũng như dễ dẫn đến mắc các tật khúc xạ ở mắt (cận, viễn, loạn thị) thậm chí bệnh lý nguy hiểm như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng là do cơ thể thiếu hụt Thioredoxin.

Thioredoxin là phân tử có cấu tạo nhỏ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh về mắt cũng như tăng cường sức khỏe cho đôi mắt từ bên trong, cần giúp cơ thể tăng sinh Thioredoxin ở mức dồi dào. Wit là sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ độc quyền của Mỹ từ tinh chất Broccophane thiên nhiên cùng nhiều tinh chất tốt cho mắt như Betacarotene, Novoomega, vitamin E, Zinc… có tác dụng hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống, giúp mắt sáng khỏe.

*


Bệnh đau mắt đỏ nguy hiểm thế nào?

Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virus gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột và không có dấu hiệu báo trước.

Đau mắt đỏ có tính chất lây nhiễm cao, nhưng đau mắt đỏ lây như thế nào? Đầu tiên là từ con mắt bên trái lây qua mắt phải hoặc ngược lại. Thứ hai, là lây nhiễm cho những người xung quanh hoặc trở thành dịch trong cộng đồng.

Đặc biệt là ở những đối tượng cùng sống chung trong một gia đình, học sinh cùng lớp, người lao động làm việc chung trong một không gian như nhân viên văn phòng.

Xem thêm: Bảng Xếp Hạng Rank Thách Đấu Hàn Quốc 2017, Xếp Hạng Người Chơi Xuất Sắc Nhất Ở

*

Đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm cao và tạo thành dịch

Có nên đi học hoặc đi làm khi bị đau mắt đỏ hay không?

Đa số trường hợp đau mắt đỏ sẽ tự hết sau 7 đến 14 ngày. Chỉ cần sau 1 tuần, đa số người bệnh đều sẽ thấy khỏe hơn. Điều quan trọng là ngăn chặn các con đường lây nhiễm đau mắt đỏ trong cộng đồng và thăm khám đúng lúc.

Công sở, lớp học, nơi công cộng là những môi trường khiến bệnh lây lan rộng rãi. Người bệnh cần tránh đến nơi đông người ít nhất 3 - 5 ngày. Trẻ bị bệnh nên được ở nhà, không đưa đến nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối 0,9% để rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm giảm cảm giác cộm rát, khó chịu; sau đó tra dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh như tobramyxin, ofloxaxin…; có thể uống thêm thuốc giảm phù nề như alphachoay...

*

Người bị đau mắt đỏ nên nghỉ ngơi ít nhất 3-5 ngày tại nhà

Nếu đau mắt đỏ do virus thường dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm chứ kháng sinh không diệt được virus. Trong trường hợp viêm kết mạc có giả mạc phải bóc giả mạc trước khi tra thuốc để thuốc ngấm tốt hơn. Lưu ý, trừ nước muối sinh lý dùng để rửa mắt, tất cả các loại thuốc tra mắt kể trên đều phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Với trường hợp nhẹ, mắt ít đỏ, cộm, khô mắt, ngứa đau nhức, có thể tự chăm sóc mắt tại nhà nếu người bệnh nắm vững các kiến thức rửa mắt và phòng ngừa lây nhiễm đau mắt đỏ.

Nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?

Đau mắt đỏ có tính chất lây nhiễm cao, nhưng đau mắt đỏ có lây cho người khác khi nhìn vào mắt người bệnh không? Đầu tiên, bệnh sẽ lây từ mắt bệnh sang mắt lành của người bệnh.

Tiếp theo là lây nhiễm cho những người xung quanh nếu tiếp xúc với dịch từ mắt người bệnh, sử dụng chung vật dụng, cầm nắm tay cửa ở nơi công cộng sau đó đưa tay lên dụi mắt… Đặc biệt là giữa những người cùng sống chung trong một gia đình, học sinh cùng lớp, người lao động làm việc chung trong một không gian như nhân viên văn phòng.

Vì vậy, không có chuyện chỉ nhìn vào mắt người bệnh đau mắt đỏ mà gây ra bệnh đau mắt đỏ như lời truyền miệng.

Cách phòng ngừa, hạn chế lây nhiễm của đau mắt đỏ

Phòng ngừa lây nhiễm ở người bệnh là tất nhiên nhưng mọi người cũng nên có những biện pháp cảnh giác để tự bảo vệ mình trong mùa “cao điểm” của đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ lây qua đường nào thì phòng ngừa, ngăn chặn bắt đầu từ con đường đó.

Với những người đang bị đau mắt đỏ

Để không lây nhiễm cho người thân và những người bệnh đau mắt đỏ cần lưu ý:

Rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt. Đeo khẩu trang, đeo kính, tránh dùng chung đồ dùng với người khác. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. Không dùng cùng một lọ thuốc nhỏ mắt cho nhiều người vì có thể gây ra bội nhiễm. Nên dùng bông gòn sạch thấm dịch tiết nhẹ nhàng một lần rồi bỏ đi, tránh dụi mắt, tránh chạm vào bên trong mắt, nhất là tròng đen có thể gây viêm hay loét giác mạc. Tránh đến nơi đông người như: nhà hàng, khách sạn, quảng trường, bệnh viện… tối thiểu 3-5 ngày trong thời gian bị đau mắt đỏ.

Với những người xung quanh

Dịch đau mắt đỏ thường bùng phát vào mùa hè, mùa mưa do đó tất cả mọi người đều phải bảo vệ bản thân vào thời gian này.

*

Rửa tay trước và sau khi nhỏ thuốc nhỏ mắt hay rửa mắt

Phòng ngừa càng cần thiết hơn nữa đối với những người có cơ địa yếu, khả năng miễn dịch kém như: những người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính, sử dụng thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch, trẻ em…Để chủ động phòng, chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau để dù bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào thì cũng sẽ bị ngăn chặn:

Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang… Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

Hy vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ không còn băn khoăn về vấn đề bệnh đau mắt đỏ có lây không? Hay bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào?. Phòng ngừa đau mắt đỏ sẽ càng cần thiết hơn nữa đối với những người có cơ địa dễ dị ứng, khả năng miễn dịch kém như: những người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, trẻ em, người sử dụng thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch hoặc người có sẵn các vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể,… Vì thế, ngay khi có triệu chứng bất thường ở mắt, nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp chữa trị đúng, khoa học, để sớm phục hồi thị lực.