Bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi

     

Khi đi học cấp 1, cấp 2, việc đạt điểm 9, 10 là đơn giản vì các môn học còn tương đối dễ dàng và kiến thức cũng chỉ nằm ở mức giới thiệu. Tuy nhiên, khi học lên các bậc học cao hơn, người học sẽ phải dung nạp kiến thức khó và phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, việc đạt điểm cao và có được tấm bằng giỏi cũng trở nên đầy thách thức. Bài viết này, Cảm Hứng Sống sẽ chia sẻ tới bạn đọc làm sao để tốt nghiệp đại học loại giỏi với chiến lược tinh gọn nhất. 


Mục Lục

2 Chiến lược tốt nghiệp đại học loại giỏi từ năm nhất3 Một số sai lầm khi phấn đấu đạt bằng giỏi đại học

Điều kiện để tốt nghiệp đại học loại giỏi

Đối với những trường đại học khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về việc sinh viên đạt loại giỏi khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung, các trường đại học ở Việt Nam sẽ yêu cầu người học đạt được

Điểm trung bình từ 3.2/4 trở lênKhông vi phạm kỷ luật (chép phao thi, bị đình chỉ thi, bị cảnh cáo trong quá trình học,…)Không học lại, học cải thiện vượt quá số tín chỉ quy định

Trong đó, đại học tính điểm theo thang 4 chứ không phải thang 10 như ở phổ thông. Ở mỗi trường lại có cách tính điểm các môn khác nhau nên các bạn phải bám sát vào quy định trường mình theo học để biết.

Bạn đang xem: Bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi

Ngoài ra, với các môn học, các bạn sẽ quy đổi điểm từ thang 10 về thang 4 với bảng quy đổi như sau (vấn đề này thì giống ở hầu hết các trường):

Điểm thiĐiểm hệ 4 (chữ)Điểm hệ 4 (Số)

Để tính điểm trung bình GPA của toàn khóa học, các bạn sẽ tính theo công thức như sau:

(DTB môn 1 x số tín chỉ môn 1) + (DTB môn 2 x số tín chỉ môn 2) +…. (DTB môn n x số tín chỉ môn n) /(số tín chỉ 1 môn 1 + số tín chỉ môn 2 + … + số tín chỉ môn n).

Như vậy, theo công thức này, môn nào nhiều tín chỉ sẽ ảnh hưởng mạnh đến điểm GPA của bạn. 


*
*
*

Không cầu toàn

Bước 2 bạn cần làm là bỏ tính cầu toàn. Một số môn cơ sở, đại cương chỉ có 1 tín chỉ thì không cần đặt mục tiêu quá cao. Nếu bạn đặt mục tiêu bằng xuất sắc thì sẽ cần phấn đấu cả những môn này còn nếu bạn đặt mục tiêu bằng giỏi thì không cần. Giả sử, có lỡ 1 – 2 môn thi được điểm D, C thì cũng bỏ qua, dành thời gian học môn khác.

Luôn bám sát mục tiêu

Bám sát ở đây không có nghĩa là treo khẩu hiệu ở phòng rồi đọc nhẩm mỗi ngày. Thực tế là nếu bạn lơ là sang năm 3, năm 4, có thể bạn sẽ không bao giờ đạt được bằng giỏi nữa dù các môn còn lại bạn đạt A+ hết.

Lý do là bởi khi bạn có quá nhiều môn D, C ở những kỳ trước thì GPA sẽ bị tụt rất nhiều và khó mà kéo lên được.

Ở đây bạn dùng công thức như sau

Số điểm bạn cần phấn đấu = (3,2 x số tín chỉ toàn khóa – điểm hiện tại x số tín chỉ hiện tại)/số tín chỉ còn dư

Ví dụ, nếu toàn khóa bạn học 120 tín, hiện tại bạn có 3,1 GPA và đã học 100 tín. Theo công thức này chúng ta có

Điểm bạn cần phấn đấu mỗi môn còn lại = (120 x 3.2 – 3,1 x 100)/20= 3,7

Như vậy, các môn còn lại bạn cần đạt trung bình 3,7 điểm (Có môn A, A+, có môn B+) mới được bằng giỏi.

Xem thêm: Tâm Lý Chiron Bọ Cạp - Chiron Ở Các Cung Hoàng Đạo

Do đó, nếu muốn có bằng giỏi bạn cần bám sát mục tiêu ngay từ đầu, liên tục kiểm tra điểm để đặt mục tiêu phấn đấu. 

Cách học bài nhanh thuộc 100% hiệu quả

Một số sai lầm khi phấn đấu đạt bằng giỏi đại học

Trên đây là chiến lược giúp bạn tìm câu trả lời làm sao để tốt nghiệp đại học loại giỏi. Theo kinh nghiệm của Cảm Hứng Sống, bạn có thể mắc phải một số sai lầm rất cơ bản dưới đây:

Học năm cuối mới bắt đầu cố gắng

Việc này không sai nhưng nếu năm cuối mà GPA của bạn chỉ đạt 3 trở xuống thì khó lắm. Bạn áp dụng công thức ở trên để tính xem liệu mình có được bằng giỏi không nhé. Bạn có thể học cải thiện lại một số môn cũng được. Tuy nhiên, việc này sẽ khá mất thời gian và tốn kém nữa.

Cầu toàn quá mức, môn nào cũng phải cố học để được A

Nếu bạn nào đang gặp vấn đề này thì khuyên bạn nên bỏ ngay tính cầu toàn. Có hai vấn đề khi bạn đạt bằng giỏi

Bằng cấp không là tất cả nhưng nó là minh chứng cho sự nỗ lực của bạn những năm tháng đi họcTập trung học thật, thi thật vào những kiến thức chuyên môn thực tiễn để sau này còn đi làm

Do đó, bạn học tất cả các môn với hi vọng được A thì cũng chẳng để làm gì. Có một số môn chỉ mang tính chất giới thiệu thì bạn học cho biết, thi qua môn là được. Một số môn quan trọng thì phải phấn đấu học càng giỏi càng tốt.

Bạn đừng cầu toàn môn nào cũng học. Ai học đại học cũng rất giỏi và có khả năng học. Tuy nhiên, bộ não chúng ta là có giới hạn. Bên cạnh học hành, chúng ta cũng cần có thời gian đi chơi, gặp bạn bè.

Nên nhớ, học giỏi là tốt nhưng học giỏi không phải là tất cả.

Dại dột chép phao, vi phạm quy chế thi

Nếu bạn có ý định gian lận thì bạn nên dừng lại ngay. Theo quy định của nhiều trường, chỉ cần vi phạm quy chế thi và bị lập biên bản bạn sẽ bị hạ bằng. Tức là hạ từ xuất sắc xuống giỏi, giỏi xuống khá, khá xuống TB,… Do đó, trong những năm tháng đại học, bạn sẽ phải học cật lực để đạt được bằng xuất sắc.