Dân hải phòng đầu gấu

     

Trong sách “Ký ức được đánh số”, tác giả Mỹ Trang nhắc về tuổi thơ của cô lớn lên cùng những người bạn ở Hải Phòng, nơi những người ưa hành động, mạnh mẽ, ăn nói có phần bỗ bã.Bạn đang xem: Dân hải phòng đầu gấu

Buổi giao lưu ra mắt sách Ký ức được đánh số của tác giả Mỹ Trang (Sún) diễn ra hôm 19/12 tại Hà Nội. Tại chương trình, tác giả trò chuyện cùng nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (một người bạn cùng lớn lên ở Hải Phòng) và bạn bè, độc giả về chủ đề cuốn sách, tính cách người Hải Phòng, và công việc viết sách, biên kịch phim. Zing.vn ghi lại cuộc trò chuyện ấy.

Người Hải Phòng thích hành động hơn là ngồi lý luận

- Tại sao cuốn sách của Mỹ Trang lại đề thể loại là “nhật ký hư cấu”?

- Thật ra, ban đầu tôi định viết tiểu thuyết, nhưng khi cấu trúc lại, tác phẩm có chương hồi, với 22 nhân vật chính, tôi đặt thể loại nhật ký hư cấu. Đây là những câu chuyện có thật, nhưng nhân vật thì hư cấu. Nếu ai đó đọc sách thấy nhân vật giống mình thì cũng không phải tôi viết về cụ thể ai đâu, mà tôi trích tính cách, nhào nặn nhân vật mà thành.

Bạn đang xem: Dân hải phòng đầu gấu

Mỗi nhân vật trong sách có sức sống nội tại. Có quá trình trưởng thành, có hạnh phúc riêng.

Cuốn sách là ký ức của tôi về quá trình trưởng thành. Ở đó có những người bạn “giang hồ đất cảng” học rất giỏi, nhưng sẵn sàng mang đồ xủng xoảng trong cặp, balo, đánh nhau sau giờ học. Nó tiêu biểu cho tuổi trẻ Hải Phòng, một thế hệ 8X.


*

Bìa sách Ký ức được đánh số.

- Tên sách đặt đầy đủ là: “Ký ức được đánh số - chọn cách nào để trưởng thành”. Quan niệm của Mỹ Trang về cách trưởng thành là gì?

- Mẹ tôi là người đến giờ vẫn phải chăm sóc tôi. Bằng tuổi tôi nhiều người đã là cha mẹ và mong con trưởng thành. Nhưng thế nào là trưởng thành? Không ai ở độ tuổi nào đó tự khẳng định mình đã trưởng thành. Trưởng thành là một quá trình, không phải một đánh giá, đích đến.

Ký ức được đánh số là những chương hồi mà người ta đối diện với những biến cố cuộc đời. Người ta đối diện như nào để thích nghi, vượt qua?

Khi ta chọn cách nào đó để trưởng thành, cũng là lúc ta đánh mất sự ngây thơ của mình; bởi lựa chọn là mất mát. “Mình nên giữ lại điều gì tốt đẹp?” luôn là câu hỏi lớn của bất cứ cuộc đời nào. Đó là điều tôi luôn ấp ủ khi viết cuốn sách này.

- Vậy tác giả chọn cách trải nghiệm nào để trưởng thành?

-Nhân vật trong sách này là hư cấu, người dẫn chuyện là Đan. Đan tốt hơn tôi rất nhiều, là hội tụ của nhiều người bạn của tôi: Hiền (một bạn gái phố cổ hiền lành, nhân hậu), Yến (kiên cường), sự hồn nhiên của Quỳnh Anh…

Đan không phải là tôi, nhưng cô ấy tiêu biểu cho thế hệ 8X. Đan là nhân vật có nhiều ưu điểm, nhưng vẫn có nhiều điểm đáng xấu hổ: ghen tị với bạn thân, bí bách với gia đình (gia đình không cho những điều cô ấy mong muốn), cô ấy gian dối...

Khi chưa có nhiều kinh nghiệm, ban đầu, người ta chạy trốn, khước từ, xấu hổ với những sai lầm. Nhưng trưởng thành hơn là người ta quay lại, nhìn thấy lỗi lầm, sai trái của mình. Trưởng thành hơn nữa, người ta dọn dẹp lỗi lầm, xin lỗi người mà ta gây ra lỗi. Đôi khi ta cũng không còn duyên để sửa lỗi nữa, nhưng phải làm sao để ta được thanh thản.

Trưởng thành là làm lành với quá khứ.

- Tất cả nhân vật trong sách đều là người Hải Phòng?

- Sách có 24 chương, với 22 nhân vật. Giai đoạn đầu, nhân vật là người Hải Phòng. Sau này Đan gặp nhiều người bạn mới, không gian rộng hơn, người Sài Gòn, người Hà Nội, người Đài Loan, Trung Quốc…

Nhưng dần dần, địa danh không còn quan trọng, những nhân vật dường như đều mang tinh thần Hải Phòng.

- Vậy tinh thần Hải Phòng là gì?

- Trong sách có những nhân vật không xuất phát từ Hải Phòng, nhưng vẫn có những tính cách Hải Phòng: rất “gấu”. Tại sao dân Hải Phòng lại được cho là “gấu mèo” như thế?

Ví dụ, trong trường phổ thông có những câu chuyện bắt nạt nhau. Tôi còn nhớ rất rõ một cậu bạn ỷ thế bố mẹ bắt nạt các bạn trong lớp. Một bạn khác đã đứng lên, chửi bậy, và bảo “để tao xử lý, chờ công lý đến lâu lắm”. Nếu nhìn theo cách thông thường, có thể bạn ấy là thô thiển, ăn nói bỗ bã, nhưng đó là người luôn chính trực, ở bên cạnh bạn khi bạn cần. Họ không phán xét bạn, mà luôn bảo vệ bạn.

Xem thêm: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Tư Vấn Viglobal

Hồi học cấp 2, chuyện như cơm bữa xảy ra ở trường là, cứ 11h tan học, đi ra cổng trường sẽ thấy một đội “gấu mèo” chờ ở cổng trường. Thường chỉ xích mích nhau một tí là người liên quan sẽ kéo cả đội đến đánh. Có lẽ vì thế, nên ai đó nói người Hải Phòng thích đấm nhau hơn thích ngồi tranh luận.

Người Hải Phòng cũng như nhiều nơi khác, có nhiều điều không đẹp. Nhưng cái hay là ở họ có sự thích nghi, thay đổi, cần thì sẽ thay đổi.

Viết sách là để cảm ơn những điều tốt đẹp

- Thông thường, trước khi biên kịch, người ta viết văn trước, sau đó mới chuyển thể thành phim. Vì sao Trang lại làm việc ngược lại, viết kịch bản phim rồi mới viết sách văn học?

- Làm biên kịch nhiều tiền hơn viết văn thật, nhưng áp lực công việc nhiều hơn. Đến nay, tôi cũng có những mối quan hệ khiến nghề biên kịch kiếm được nhiều hơn. Biên kịch là làm theo đặt hàng, làm tốt nhất công việc được yêu cầu. Nhưng để trải lòng, trả ơn cuộc đời thì biên kịch rất khó.Biên kịch là viết để trả người đặt hàng.

Còn viết sách là để cảm ơn cuộc sống, cảm ơn những điều tốt đẹp, những con người đã gắn bó.

Có những giai đoạn, tôi từng nghĩ bỏ cuộc không làm luận văn tốt nghiệp, nhưng thầy giáo đã động viên tôi. Rất nhiều năm qua, tôi không gặp thầy cô, nhưng tôi vẫn ghi nhận ơn huệ của thầy cô. Tôi chọn cách ghi lại những việc làm tốt đó.

Viết văn không có tiền, nhưng mình được trả ơn những điều tử tế.


*

Tác giả Mỹ Trang là biên kịch một số bộ phim truyền hình, điện ảnh.

- Cùng sử dụng chất liệu ngôn ngữ để chuyển tải, vậy viết kịch bản và viết tiểu thuyết khác nhau như thế nào?

- Hai công việc sáng tạo đó rất khác nhau. Kịch bản tối giản mọi cảm xúc, tập trung vào hành động nhân vật. Nhưng văn chương lại tiết chế hành động mà tập trung vào cảm xúc. Kịch bản thì không thể viết “Cô ấy cảm thấy tan nát”. Nhưng sách thì có thể viết nhiều cảm xúc mông lung hơn thế.

Tôi áp dụng kỹ thuật viết kịch bản khi viết Ký ức được đánh số trong việc xây dựng tính cách nhân vật. Với tôi, nhân vật đó phải sống động như trong phim (người đó ăn như thế nào, thở như thế nào, chơi với bạn như thế nào…). Về mặt văn chương, tôi cảm ơn biên tập viên của sách vì chị đã rất nghiêm cẩn với từng câu chữ.

Ở trong cuốn sách này, tôi đã áp dụng việc xây dựng nhân vật sống động và cảm xúc. Còn hiệu quả hay không thì phải do độc giả đánh giá.

- Là biên kịch cho nhiều bộ phim, Mỹ Trang có công thức nào cho một kịch bản hay hay không?

- Với góc độ người xem, một kịch bản thành công là nhân vật sống động, có mục tiêu, có trưởng thành. Từ điểm mở đầu phim đến cái kết có quá trình trưởng thành. Nếu một nhân vật trong phim mà có được hạnh phúc do người khác mang tới, không có sự vận động, thì với tôi đó là sự thất bại


(GDVN) -Nhiều người cho rằng, căn nguyên sâu xa của sự thật không lấy gì làm tự hào ấy nằm ở tính cách, bản chất có phần hung hãn, ngang tàng của người HP... Giang hồ đất Cảng từ lâu được mặc định là danh từ riêng chỉ dành cho giới tội phạm ở Hải Phòng. Cách gọi này không chỉ để phân biệt tội phạm Hải Phòng với tội phạm nơi khác. Mà còn là lời khẳng định chắc như đinh đóng cột về tính cách không thể pha tạp của giới giang hồ nơi đây.

*

Nhà Hát Lớn Hải Phòng
Bởi vì, ở nước ta, Hải Phòng không phải nơi duy nhất có cảng biển, có tập chung dân tứ xứ, …nhưng xét về chuyện sản sinh và đào luyện tội phạm thì nơi đây xứng đáng được xếp vào hàng “anh Cả”. Chính vì thế, mỗi khi nhắc tới giang hồ đất Cảng thì ngay cả những tên trùm giang hồ cộm cán ở nơi khác nếu không kinh hồn bạt vía thì cũng phải nể sợ vài phân. Nhiều người cho rằng, căn nguyên sâu xa của sự thật không lấy gì làm tự hào ấy nằm ở tính cách, bản chất có phần hung hãn, hiếu chiến và ngang tàn của con người Hải Phòng. Sự thật là trải qua sự tác động cộng hợp của nhiều yếu tố trong hàng nghìn năm, người Hải Phòng đã mang trong mình một tính cách đặc trưng không thể pha tạp. Tuy nhiên, việc sản sinh ra giới giang hồ có máu mặt vào loại đứng đầu cả nước có đúng là do tính cách con người Hải Phòng quyết định hay không thì cần được xem xét một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Người Hải Phòng đánh giá như thế nào về mình? Trên một loạt các diễn đàn của người Hải Phòng, tính cách của con người nơi đây được mang ra bàn thảo vô cùng sôi nổi. Không mang tính học thuật cao siêu, cũng không có những kiến giải về địa lý, lịch sử,…Nhưng ở đọ thẳng thắn nói ra những ý kiến vô cùng thẳng thắn, chân thực về con người quê hương mình.

*

Hoa hậu Việt Nam 2004 Nguyễn Thị Huyền là người Hải Phòng (st)
Tính cách người Hải Phòng được ca ngợi và cụ thể hóa bằng hai hình tượng hết sức sinh động là “Gái Hải Phòng, trai đất Cảng”. Gái Hải Phòng là “món đặc sản” nổi tiếng thứ hai sau giang hồ. Bởi vì đây là quê hương của các hoa hậu và người đẹp. Nói tới các hoa hậu và người đẹp xuất thân từ Hải Phòng, người ta sẽ nghĩ tới hàng tá cái tên như Nguyễn Kim Oanh, Vũ Minh Thúy, Hoàng Nhật Mai, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Bình Minh, Nguyễn Tuyết Trang, Phạm Mai Phương, Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hồng Vân, Phạm Phương Bắc, Nguyễn Ngọc Anh,…Ấn tượng nhất là chung kết cuộc thi hoa hậu phía Bắc năm 2000, có 8 trong tổng số 13 người đẹp là người Hải Phòng. Vì thế, người Hải Phòng tỏ ra rất tự hào về vẻ đẹp của những cô gái đất Cảng. Bloger Phạm Thế Anh cho rằng, vẻ đẹp của con gái Hải Phòng là vẻ đẹp không cầu kì, hào nhoáng, nhưng đủ để người ta cảm thấy nhớ,…Nếu con gái nhiều nơi ngọt như cốc nước đường thì con gái Hải Phòng ngọt như cốc nước đường chanh. Nước đường ngọt nhưng nhàm chán, nhưng khi được vắt thêm chanh sẽ trở thành một cốc nước có hương vị khiến bạn phải nhâm nhi tới giọt cuối cùng” Về hình tượng “Trai đất Cảng”, nick name Vtkiem trên haiphongfc.vn cho rằng: “Có người nói, do Hải Phòng giáp biển, quanh năm va vập với sóng gió nên tính cách con người ngang tàn, mạnh mẽ. Nhưng nước ta có trên 2000km đường bờ biển thì biển có ở nhiều nơi, duy nhất cái chất của con trai Hải Phòng thì không nơi nào có được”. Bloger Phạm Thế Anh trong bài viết “Gái Hải Phòng, trai đất Cảng” cho rằng: “Dẫu sao cũng phải nói trai Hải Phòng dữ dội như biển cả, khi thích có thể nâng niu như sóng vỗ về, nhưng lúc không thích thì có thể cuồn cuộn, dập vùi mà không thương tiếc…” Trong khi đó, nick name anh2VERSACE trên diễn đàn ttvnol.vn (trái tim Việt Nam online) lại dẫn ra một ví dụ sinh động về một giang hồ đất Cảng: “Dũng Mắt Cá không phải dân anh chị có tiếng ở Hải Phòng. Nhưng năm 1993, sau khi thua 1,6 tỉ đồng ở sòng bạc Năm Cam và được lại mặt 200 ngàn đi xe. Dũng không nhận mà gọi “anh em” của mình tới, gom 200 triệu trong sòng, châm lửa đốt, khiến cho Năm Cam rớt level (rớt hạng) nghiêm trọng”. Thậm chí, có người so sánh với con trai Hải Phòng với con trai vùng miền khác để khẳng định chất ngông có một không hai: “Hà Nội giờ đây là “nồi lẩu thập cẩm” về tính cách…Ngang tàn như Hải Phòng có, “cá gỗ” như dân N.A có, ăn chơi như anh Hai Sài Gòn có, hào sảng như trai miền Tây cũng có…số lượng mỗi tính cách cứ sàn sàn như nhau mà không trội hẳn…Nhưng con trai Hải Phòng thì khác, dù đi đâu, làm gì cũng không bao giờ thay đổi, đã thích thì chơi, mà không thích thì chiều nhau tới bến”. Trong khi nickname PoteyTau đưa ra nhận định có vẻ khách quan hơn: “Nói về tính cách người Hải Phòng thì phải xem xét rõ ràng ở 2 nhóm người. Nhóm giang hồ và nhóm trí thức. Sự dũng hãn, liều mạng như mọi người nói thì chỉ đúng với bộ phận nhỏ … là giới giang hồ. Còn trí thức, thì chỉ nên dừng ở mức tính cách mạnh mẽ, không chịu khuất phục, không chịu luồn cúi, thích thì làm, không thích thì bật, kể cả mất việc…Điểm chung duy nhất của giới giang hồ và trí thức Hải Phòng là sự phân định rõ ràng trong yêu và ghét, không có chuyện lấy oán trả ân”. Tự hào, ca ngợi là vậy, nhưng người Hải Phòng cũng hết sức thẳng thắn khi nói về những tật xấu của mình. Về điều này, diễn đàn haiphongfc.vn có hẳn 8 trang đăng tải các ý kiến. Trong đó, bài viết “Những tật xấu của người Hải Phòng, hãy nhìn lại chính mình” của nick name khactuan2000 đã thẳng thắn liệt kê 13 tật xấu của con người đất Cảng.

*

Cổ động viên Hải Phòng trong một trận bóng đá (st)
Đáng chú ý là ý kiến “Người Hải Phòng tiềm ẩn bản tính “thích nổi loạn”, có dịp là có thể bùng phát”, hay “thường suy nghĩ thiếu sâu sắc , nếu không muốn nói là hời hợt, hành động mang tính bột phát, duy ý chí, đặc biệt là dễ bị lôi kéo”… Nhưng có lẽ căn bệnh cố hữu đồng thanh chửi trọng tài trong các trận đấu bóng đá của cổ động viên Hải Phòng là chủ đề được thảo luận rôm rả hơn hết. Tái hiện lại một trong những màn chửi trọng tài đáng nhớ của cổ động viên Hải Phòng trên sân Hàng Đẫy, báo Thể thao văn hóa viết: “Có hàng trăm CĐV Hải Phòng có mặt trên sân Hàng Đẫy chiều qua để cổ vũ cho đội bóng quê hương và phần lớn họ mặc áo của hội CĐV, sử dụng đồ cổ động, ngồi tại khu vực khán đài B, bất chấp trời nắng gắt. Cứ mỗi khi trọng tài Nguyễn Phi Long cất còi thổi phạt cầu thủ V.HP là những tiếng chửi đồng thanh vị trọng tài này lại vang lên. Hành vi đó lặp đi lặp lại nhiều lần…” Diễn đàn hảiphongfc.vn đã bàn tới nhiều chủ đề xoay quanh thực trang này: cổ động viên Hải Phòng vẫn chửi trọng tài, tại sao cổ động viên Hải Phòng hay chửi trọng tài,…Nick name Nguyen Van Linh cho rằng: “câu chửi trở thành thương hiệu của cổ động viên Hải Phòng. Nó ăn sâu vào tiềm thức, khó mà sửa được”. Ngược lại, nick name T.Pr cho rằng: “ Không phải người Hải phòng nào cũng thích chửi như vậy… Những ai xem đá bóng qua ti vi thì sẽ thấy hành động chửi tập thể là cực kì phản cảm. Tiếng của hàng nghìn con người vọng vào, dù Ban tổ chức có nói át đi cũng không át được. Ngay cả những người Hải Phòng khi xem và nghe những câu chửi cũng sẽ cảm thấy xấu hổ. Còn nhớ, có một lần gia đình tôi và họ hàng từ xa đến tụ tập xem bóng đá cuối tuần. Đúng vào đợt “cao trào” trên sân, tôi phải cầm ngay điều khiển và chuyển sang kênh khác. Tôi không muốn người ta đánh giá về người Hải Phòng theo cách như vậy và những màn đồng ca chửi bới trên khan đài không phải điều gì đáng tự hào. Khẳng định tính cách người Hải Phòng có nhiều cách, không cần bằng chửi bới”. Còn nhớ, trong cuộc nói chuyện với nhà văn Lê Lựu về chủ đề tính cách người Hải Phòng, ông nói rằng: Ở Hải Phòng, người ta gọi là sông Lấp, nhưng nước vẫn chảy; gọi là cầu Đất nhưng hoàn toàn là xi măng; gọi là cầu Rào nhưng mọi thứ vẫn thông suốt,…Tóm lại là cách nói và bản chất chưa chắc đã giống nhau. Điều này khiến tôi băn khoăn, liệu rằng những điều mà người dân đất Cảng nói về mình trên diễn đàn, trên các mạng xã hội đã phản ánh đúng bản chất của họ chưa? Điều gì trong tính cách của họ quy định tới số lượng, chất lượng của giới giang hồ nơi đây? Mời độc giả đón đọc kì cuối “Giang hồ đất Cảng: Bí mật đã được giải đáp?”.