Cẩm nang ăn dặm toàn tập dành cho bé 4 tháng tuổi

     
*
Cẩm nang ăn dặm toàn tập dành cho bé 4 tháng tuổi | Kidsme Việt Nam | Chuyên gia về sản phẩm ăn dặm, cắn, ngậm cho bé từ 0-3 tuổi
*

*

Có rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Hãy cùng kidsme tham khảo những thông tin dưới đây để có kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học đúng cách nhất để tốt cho sự phát triển của con sau này nhé!

Theo các chuyên gia, khoảng 4-5 tháng tuổi các Bé đã có thể ăn các loại trái cây mềm như chuối và bơ. Việc ăn trái cây giúp Bé cung cấp vitamin C và các chất tự nhiên, ngoài ra trái cây sẽ làm sạch miệng Bé và hệ tiêu hóa non nớt của Bé - giúp Bé sẽ bú ngon miệng hơn vào cử sữa sau. Việc ăn trái cây trong 4-5 tuần tiếp theo là bước đầu để đến tháng thứ 6 Bé bắt đầu ăn dặm cháo, bột, thịt, cá...

Bạn đang xem: Cẩm nang ăn dặm toàn tập dành cho bé 4 tháng tuổi

Mẹ nên bắt đầu cho bé tập ăn dặm đa dạng vào tháng thứ 6, nếu như mẹ chưa đầu tư mua cho bé ghế cao ngồi ăn thì giờ mẹ nên mua 1 cái. Ngồi thẳng trong khi ăn sẽ ngăn ngừa nghẹn hóc. Lúc này bé phát triển khẩu vị và thích ăn nhưng lại chưa mọc răng, vì thế hãy bắt đầu với loại thức ăn mà bé có thể gặm và tan nhanh trong miệng bé. Khi bé lớn hơn, mẹ có thể đưa mẩu nhỏ thức ăn của bất cứ món nào mà bạn và gia đình ăn. Khuyến khích bé uống nước từ bình tập uống có nắp và quai cầm. Nước đun sôi để nguội là thức uống tốt nhất cho bé. Nên nhớ rằng sữa bò không tốt cho dạ dày bé dưới 12 tháng tuổi.

Bước sang tháng thứ 6, trẻ sơ sinh cần đạt được trong lượng gấp đôi khi mới sinh để đạt được mốc phát triển bình thường. Chính vì thế, vấn đề chuyển giao ăn uống tại thời điểm này càng được mẹ quan tâm.

Ở thời điểm này, bé bắt đầu bước sang một phương thức ăn mới khác với trước đó: Ăn dặm.

Vì sao nên xem xét cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6?

Nếu như trong những tháng đầu đời, bé chỉ cần được bú sữa là đã đủ chất dinh dưỡng và không cần ăn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác, kể cả nước lọc thì khi bắt đầu bước vào khoảng cuối tháng thứ 5 và đầu tháng thứ 6, sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé nữa, mà theo đó, bé cần được bổ sung chất từ thực phẩm. Đó là lý do mẹ nên xem xét việc cho bé ăn dặm ở độ tuổi này.

Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

- Bé ngồi dậy mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ

- Bé không còn đẩy thức ăn ra khỏi miệng, không từ chối thức ăn từ mẹ nữa

- Bé sẵn sàng tập nhai bất kì thứ gì mẹ cho vào miệng

- Bé có dấu hiệu thích dùng tay để nắm chặt thức ăn rồi cho vào miệng

- Bé háo hức tham gia vào bữa cơm của gia đình

*
*

Phương pháp cho trẻ 5-6 tháng tập ăn dặm

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột. Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc

Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày

Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé

Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn

Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:

Nhóm I Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ)

NhómⅡ Rau củ, quả (Cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, chuối, bơ)

Nhóm Ⅲ Thịt lơn, thịt gà nạc

Thực đơn ăn dặm theo tuần

*
*
*

Những lưu ý "sống còn" khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho bé

- Cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.

- Chia nhỏ bữa ăn để bé không bị đầy bụng và hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng trong một lần ăn.

- Mẹ nên biết thức ăn nào phù hợp với độ tuổi nào và thức ăn nào tuyệt đối cấm. Nhất là đối với những bé có cha/ mẹ hay bị dị ứng thực phẩm.

- Để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, mẹ cần kĩ lưỡng trong quá trình sơ chế và chế biến thực phẩm. Thực phẩm dành cho bé phải được xay hoặc nghiền nhuyễn.

- Nên thay đổi thức ăn theo tuần cho bé để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để bé tập với những món ăn mới.

Xem thêm: Đánh Giá Subaru Forester 2019, 2019 Subaru Forester Review, Pricing, And Specs

- Cho bú và ăn dặm song hành với nhau vì thời điểm này bé vẫn cần phải có sữa mẹ để đảm bảo những dinh dưỡng tối cần thiết.

- Luôn ở bên cạnh bé khi bé ăn để kịp thời can thiệp nếu bé bị nghẹn

*

Gợi ý cách chế biến một số món thông thường cho bé bắt đầu ăn dặm

Món 1: Cháo/ bột khoai lang + thịt gà

*
*

Nguyên liệu:Gạo tẻ, thịt gà, khoai lang, dầu ăn

Cách làm:

Gạo tẻ xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.

Thịt gà rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ.

Khoai lang gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn

Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt gà, khoai lang rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt. Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu. Như vậy là mẹ đã có món bột ăn dặm khoai lang thịt gà cho bé rồi đấy.

Món ăn 2: Cháo/bột bí xanh thịt lợn

*
*

Nguyên liệu:Gạo tẻ, thịt lợn, bí đỏ, dầu ăn

Cách chế biến

Gạo tẻ xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.

Thịt lợn rửa sạch thái lát mỏng, băm nhỏ.

Bí xanh gọt vỏ, thái lát mỏng rồi hấp chín và nghiền nhuyễn

Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm thịt lợn, bí xanh rồi xay nhuyễn thành hỗn hợp hơi sền sệt. Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu.

Món ăn 3: Quả bơ trộn sữa

Bơ trộn với khoảng một ít sữa mẹ hay sữa bột đã pha để tạo thành kết cấu lỏng, sánh cho bé tập ăn dặm.

*
*

Món ăn 4: Chuối trộn sữa

*

Nguyên liệu:

½ quả chuối chín, bóc vỏ

1 thìa nước lọc, sữa công thức hoặc sữa mẹ

*

Cách làm:

Dùng thìa nghiền nát chuối,sau đó trộn nước và sữa mẹ hoặc sữa công thức vào cho đến khi món ăn đạt được độ sền sệt nhất định là cho bé ăn được.

Tất cả những món ăn nêu trên đều có thể dễ dàng cho vào Bình bóp hoặc túi nhai ăn dặm chủ động chống hóc kidsme và mang đến cho Bé những bữa ăn thật hạnh phúc, trọn vẹn.