Chòm sao thiên nga

     

Chòm sao Thiên Nga là một chòm sao nằm ở phía Bắc thiên cầu. Cái tên của nó có nghĩa Latinh là ‘chim thiên nga’ thường liên quan đến thần thoại Zeus và Leda. Chòm sao dễ dàng được nhìn thấy trên bầu trời với những ngôi sao nổi bật.

Bạn đang xem: Chòm sao thiên nga

Thiên Nga nằm trong danh mục các chòm sao của nhà thiên văn học Hy Lạp Ptolemy vào thế kỷ II. Những đối tượng sâu thẳm đáng chú ý của chòm sao là X-1 Thiên Nga, những ngôi sao sáng Deneb và Albireo, Thiên hà Pháo thăng thiên và một số tinh vân: Tinh vân bồ nông, tinh vân Bắc Mỹ, tinh vân Trăng lưỡi liềm, Tinh vân mạng che.

*

Vị trí chòm sao Thiên Nga trên bầu trời

Thiên Nga là chòm sao có kích thước lớn thứ 16 trên bầu trời, chiếm diện tích 804 độ vuông. Nó nằm ở góc phần tư thứ tư trên thiên cầu bắc và có thể nhìn thấy trên các vĩ độ từ 90o đến -40o. Những chòm sao lân cận của nó là Tiên Vương, Thiên Long, Hiết Hổ, Thiên Cầm, Phi Mã, Hồ Ly.

Chòm sao có 10 ngôi sao hành tinh được biết đến và có 2 đối tượng Messier M29 và M39. Ngôi sao sáng nhất của chòm sao là Deneb là ngôi sao sáng thứ 19 trên bầu trời với độ sáng biểu kiến 1,25. Có hai trận mưa sao băng có liên quan đến chòm sao là October Thiên Nga và Kappa Thiên Nga.

Chòm sao này thuộc về gia đình các chòm sao Vũ Tiên.

Nguồn gốc tên gọi của chòm sao Thiên Nga

Chòm sao Thiên Nga được liên tưởng đến một vài câu chuyện thần thoại, nhưng đặc biệt nhất là nữ hoàng giản dị Leda, người đã sinh ra 2 cặp song sinh Pollux – Helen và Castor – Clytemnestra, sau khi bị quyến rũ bởi thần Zeus, người đã tự biến thành một con chim thiên nga. Pollux – Helen được sinh ra với thần Zeus và 2 đứa trẻ còn lại là của người chồng quá cố của Leda, vua Tyndareus.

Chòm sao đôi khi cũng được xác định là Orpheus, người anh hùng bi tráng Hy Lạp, người đã bị giết bởi Thracian Maenads do bất kính với Dionysus. Sau cái chết, Orpheus được biến thành một con chim thiên nga và được đặt lên bầu trời bên cạnh chòm sao Thiên Cầm.

Chòm sao Thiên Nga thỉnh thoảng cũng được liên tưởng đến một vài người gọi là Cycnus trong thần thoại Hy Lạp. Đó là một con người nổi tiếng Cycnus, con trai của Ares, người đã thách chiến với Heracles và bị giết chết. Cycnus, con trai của Poseidon, người đã chiến đầu bên cạnh người Trojans trong chiến tranh Trojan và bị giết chết bởi Achilles và đã biến thành một con thiên nga sau khi chết; và Cycnus, người bạn thân của Phaeton, con trai của thần Mặt Trời Helios.

Trong 3 thần thoại trên, thần thoại của Phaeton là thường được liên tưởng đến nhất. Trong câu chuyện, Phaeton và Cycnus đua nhau đi ngang qua bầu trời khi đến gần Mặt Trời. Những chon ngựa của họ bị đốt cháy và rơi xuống Trái Đất. Khi Cycnus đến tới và trông thấy Phaetos chết đã đem anh đến dòng sông Eridanus. Ông không còn khả năng khôi phục thân thể và cầu xin Zeus: nếu thần biến ông ta thành một con thiên nga, ông sẽ chỉ sống một cuộc đời như một con thiên nga thông thường. Mỗi một lần muốn thay đổi, Cycnus lao xuống sông, khôi phục thân thể Phaeton và đưa người bạn ấy đi chôn cất đàng hoàng. Zeus đã đặt Cycnus lên bầu trời.

Tại Trung Hoa, chòm sao được liên tưởng đến ‘chim chích chòe’. Trong câu chuyện, tình yêu Ngưu Lang và Chức Nữ bị chia tách bởi Ngọc Hoàng bởi vì Chức Nữ là một vị thần, vì vậy không được phép kết hôn với một người trần, cuối cùng Ngọc Hoàng dùng một dòng sông để chia cách họ. Đó chính là dải Ngân Hà.

Những ngôi sao nổi bật trên bầu trời

Alpha Thiên Nga (Deneb): là một ngôi sao lam-trắng hậu khổng lồ thuộc lớp tinh tú A2 Ia, cách khoảng 1400 năm ánh sáng. Nó là ngôi sao sáng nhất của chòm sao và là ngôi sao sáng thứ 19 trên bầu trời. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 1,25 và độ sáng tuyệt đối -7,0. Nó là một trong những ngôi sao sáng chói nhất được biết đến. Nó sáng hơn Mặt Trời 60000 lần và khối lượng gấp 20 lần. Ngôi sao này tuy ở khoảng cách xa nhuwnglaij là một ngôi sao sáng. Nó là một ngôi sao trắng lớn được biết đến. Vào tháng 3, Deneb là ngôi sao bắc cực.

Ngôi sao này được dùng để chỉ một nguyên mẫu sao biến quang Alpha Cygni. Độ sáng của nó biến đổi là kết quả của chuyển động không xuyên tâm của ngôi sao do bề mặt. Ngôi sao này đã ngừng nóng chảy hydrogen trong lõi và sẽ bùng nổ thành một sao mới trong khoảng vài triệu năm tới.

Cái tên Deneb của nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘đuôi’. Ở Trung Quốc, nó là cái đầu của Chức Nữ, một nữ thần trong thần thoại Trung Quốc.

Xem thêm: Vì Sao Ngày 19 Tháng 11 Là Ngày Gì? Có Những Sự Kiện Quan Trọng Nào?

Cùng với ngôi sao Altair trong chòm sao Thiên Ưng và Vega trong chòm sao Thiên Cầm nó tạo thành tam giác mùa hè, những ngôi sao nổi bật trên bầu trời vào mùa hè.

Gamma Thiên Nga (Sadr): là ngôi sao nằm trong Ngã Tư Phương Bắc. Cái tên truyền thống của nó Sadr bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘ngực’. Ngôi sao thuộc lớp tinh tú F8 (là một ngôi sao hậu khổng lồ), cách Trái Đất khoảng 1800 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 2,23 và là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Nó có khối lượng gấp 20 lần và bán kính gấp 150 lần Mặt Trời. Ngôi sao này có độ tuổi ước chừng 12 triệu tuổi. Nó được bao vây bởi một tinh vân phát xạ, IC 1318, còn được biết đến là vùng Sadr hoạc vùng Gamma Thiên Nga.

Epsilon Thiên Nga: có cái tên truyền thống là Gienah cùng với Gamma Ô Nha. Nó bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘cánh’. Đây là một ngôi sao cam khổng lồ thuộc kiểu tinh tú K0III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 2,480 và ở khoảng cách 72,7 năm ánh sáng. Nó sáng hơn Mặt Trời 62 lần và có khối lượng gấp 11 lần.

Delta Thiên Nga (Rukh): là một ngôi sao ba. Nó sẽ tiếp quản vị trí sao Bắc cực vào khoảng ít nhất 400 năm trong chu kỳ 11250 năm.Hệ thống sao này có độ sáng biểu kiến trực quan 2,87 và cách khoảng 165 năm ánh sáng.Hệ thống sao này gồm 2 ngôi sao nằm gần nhau và một ngôi sao xa hơn từ cặp sao chính. Ngôi sao sáng nhất trong hệ thống là ngôi sao lam- trắng khổng lồ thuộc lớp tinh tú B9III và đang ở trong giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của nó trong chuỗi chính. Đó là một ngôi sao quay nhanh, với tốc độ ở xích đạo ít nhất 135 km/s. Người bạn đồng hành ở gần nó là một ngôi sao vàng-trắng thuộc lớp tinh tú F1V với độ sáng biểu kiến 6,33. Ngôi sao thứ ba trong hệ thống sao có độ sáng 12 và là một ngôi sao cam khổng lồ.

Beta Thiên Nga (Albireo): là ngôi sao sáng thứ 5 trong chòm sao. Nó là một ngôi sao nhị phân với độ sáng mỗi ngôi sao là 3 và có thể quan sát được bằng mắt thường. Hệ thống sao này ở khoảng cách khoảng 380 năm ánh sáng. Ngôi sao này đánh dấu cái đầu của chim Thiên Nga, thỉnh thoảng nó được cho là cái mỏ của chim thiên nga. Nó là một trong những ngôi sao thuộc Ngã tư Phương bắc.

Ngôi sao này bao gồm một ngôi sao vàng với độ sáng biểu kiến 3,18, và thực ra nó lại là một ngôi sao nhị phân với một người bạn đồng hành xanh yếu ớt có độ sáng biểu kiến 5,82. Hai ngôi sao ly giác 35 giây cung. Albireo A là thành phần ngôi sao sáng hưn, nó ly giác 9,4 giây cung từ 2 ngôi sao. Nó có thể quan sát qua một kính thiên văn kích thước nhỏ hơn 20’’. Nó thuộc lớp tinh tú K3III. Albireo thuộc lớp tinh tú B0V và là một ngôi sao có tốc độ nhanh Be, với một vận tốc quay 250km/s.

Zeta Thiên Nga: là một ngôi sao vàng thuộc lớp tinh tú G8III, cách khoảng 151 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến 3,20. Nó có bán kính gấp 14,7 lần Mặt Trời và sáng hơn 119 lần. Nó được cho là một ngôi sao khổng lồ lõi helium nóng chảy. Ngôi sao có một bạn đồng hành là một ngôi sao có độ sáng 12 thuộc sao lùn trắng. Nó và ngôi sao kiểu sao đôi CCDM J21129+3014B.

Tau Thiên Nga: là một ngôi sao đôi. Nó bao gồm một ngôi sao vàng trắng tiền khổng lồ, GJ822,1A, thuộc lớp tinh tú F2IV và một ngôi sao thành phần có độ sáng 6, GJ 822,1 B, một ngôi sao vàng chuỗi chính thuộc kiểu tinh tú G0V. Thành phần sao này có kích thước tương tự và nhiệt độ bề mặt tương tự Mặt Trời. Hai ngôi sao này có độ sáng biểu kiến 3,84 và 6,44. Hệ thống sao cách Hệ Mặt Trời khoảng 68,2 năm ánh sáng.

Kappa Thiên Nga: là một ngôi sao khổng lồ thuộc kiểu tinh tú G9III. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,814 và cách Trái Đất khoảng 124,2 năm ánh sáng. Nó là một ngôi sao ở cánh trái của chim thiên nga và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngôi sao đáng chú ý với trậm mưa sao băng liên quan đến nó. Trần mưa sao băng này xảy ra vào tháng 8 hàng năm.

Eta Thiên Nga: là một ngôi sao cam khổng lồ, thuộc lớp tinh tú K0III, cách khoảng 139 năm ánh sáng. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 3,909.

Pi Thiên Nga: là một hệ thống 2 ngôi sao. Pi1 Thiên Nga thuộc lớp tinh tú B3IV. Nó có độ sáng trực quan 4,67 và cách khoảng 1680 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó Azelfafage bắt nguồn từ tiếng Ả Rập có nghĩa là ‘đuôi thiên nga’. Pi2 Thiên Nga có độ sáng 4,23 và cách khoảng 1156 năm ánh sáng. Nó là một sao đối quang học với ngôi sao chính là sao lam khổng lồ thuộc kiểu B3. Nó sáng hơn Mặt Trời 2200 lần. Ngôi sao này có cái tên truyền thống Pennae Caudalis từ tiếng Latinh có nghĩa là ‘bầu trời xanh’.

Sao Bessel (sao băng Piazzi, 61 Thiên Nga): là một ngôi sao đôi bao gồm cặp 2 ngôi sao lùn thuộc kiểu tinh tú K5V và K7V,với quỹ dạo mỗi ngôi sao 659 năm. Nó có độ sáng biểu kiến trực quan 5,21 và 6,03. Hệ thống sao này cách Hệ Mặt Trời khoảng 11,41 năm ánh sáng và là hệ thống sao gần Trái Đất thứ 15. 61 Thiên Nga A là ngôi sao sáng hơn trong hệ thống, nó có độ sáng 4 và có thể quan sát bằng mắt thường, nó cách hệ Mặt Trời 9 năm ánh sáng và quay với chu kỳ 20000 năm. 61 Thiên Nga đáng chú ý ở chỗ nó có chuyển động thực lớn. Chuyển động thực của ngôi sao được nghiên cứu bởi nhà thiên văn học và toán học người Italia Giuseppe Piazzi năm 1804. Đây là ngôi sao khác đầu tiên với Mặt Trời từ khoảng cách với Trái Đất được biết đến.