Chiều quay của trái đất

     

Trái Đất quay theo chiều nào khi nhìn từ bên ngoài vũ trụ? Bạn có thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất quay ngược chưa? Có rất nhiều sự thật thú vị mà trên hành tinh xanh mà chúng ta chưa biết đến. Vậy hãy cùng tiengtrungquoc.edu.vn tìm hiểu về chủ đề vòng quay của Trái Đất nhé!


Mục lục

1. Tìm hiểu các khái niệm2. Trái Đất quay theo chiều nào quanh trục của nó?3. Trái Đất quay theo chiều nào quanh mặt trời?4. Một vài thông tin thú vị về sự di chuyển Trái Đất và các vệ tinh

1. Tìm hiểu các khái niệm

1.1. Trục Trái Đất là gì?

Chúng ta đều biết rằng Trái Đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục. Trục Trái Đất được hiểu là “một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định”.

Bạn đang xem: Chiều quay của trái đất

Trong thiên văn và cơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh hay thiên thể. Bao gồm Trái Đất, là góc giữa phương tự quay của nó với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo, hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó.

Phương tự quay của một thiên thể nằm song song với trục tự quay của nó và có thể quy ước theo chiều quay của thiên thể theo quy tắc bàn tay phải.

Trong hệ mặt trời của chúng ta, khi muốn thể hiện một hành tinh tự quay theo chiều ngược, độ nghiêng trục quay sẽ có giá trị từ 90 đến 180 độ. Khi đó biểu thị vận tốc góc và chu kỳ quay sẽ có dấu trừ.

*
Tìm hiểu Trái Đất quay theo chiều nào? Trục quay của Trái Đất

1.2. Độ nghiêng trục Trái Đất có thay đổi

Thực chất, độ nghiêng trục quanh thay đổi theo thời gian, mặc dù nó rất nhỏ.

Trái Đất cũng không ngoại lệ, nó thay đổi độ nghiêng một cách gần tuần hoàn với chu kỳ 41.000 năm. Trong các số liệu đo đạc gần đây, độ nghiêng dao động từ 21,5 đến 24,5 độ.

Ngoài ra, hướng nghiêng của trục Trái Đất xoay vòng với chu kỳ 25.800 năm.

Bản thân sự thay đổi độ nghiêng trục Trái Đất có mức độ nhiều loạn khó dự tính.

Nguyên nhân đến từ quỹ đạo của các thiên thể xung quanh Trái Đất. Và bản thân quỹ đạo (cùng mặt phẳng quỹ đạo) của Trái Đất tác động lên.

Việc Trái Đất quay theo chiều nào, dù chỉ có những biến động rất nhỏ. Chúng cũng có những tác động lớn lên sự sống trên hành tinh.

Ví dụ như cơn động đất Ấn Độ Dương 2004 là kết quả của một sự lún sụt mạnh của thạch quyển, thay đổi tương tác hấp dẫn với thiên thể bên ngoài. Trực tiếp làm cực Bắc của Trái Đất lệch khoảng 2,5 cm về phía 145 độ kinh Đông.

2. Trái Đất quay theo chiều nào quanh trục của nó?

*
Trái Đất đang tự quay quanh nó

2.1. Trái Đất quay theo chiều nào? Tại sao nó tự quay?

Trái Đất – Địa Cầu của chúng ta quay theo chiều từ Tây sang Đông.

Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, có thể thấy Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ.

Bắc cực hay Cực Bắc địa lý trên Trái Đất, là điểm ở Bán cầu Bắc mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt. Nam cực thuộc Châu Nam Cực chính là điểm còn lại mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt.

(Cần phân biệt Bắc cực này khác với Cực Bắc từ của Trái Đất. Cực Bắc Từ là chỉ một điểm nằm trên bề mặt Địa Cầu trên Bắc Bán Cầu. Nơi có có điểm từ trường cắm thẳng xuống).

Hiểu rõ Trái Đất quay theo chiều nào? Hiện tượng tự quay của Trái Đất do đâu mà ra? Trái Đất được sinh ra trong đĩa bồi của đám mây hydro co lại từ lực hấp dẫn lẫn nhau. Trái Đất quay là cần thiết để bảo tồn động lượng góc của nó và nó tiếp tục quay theo quán tính.

Nguyên nhân tất cả đều quay cùng hướng là bởi vì chúng sinh ra cùng nhau, từ trong cùng một tinh vân từ hàng tỷ năm trước.

Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không tự quay quanh mình? Nhờ việc Trái Đất tự quay nên lần lượt mọi nơi trên địa cầu được chiếu sáng. Hiện tượng ngày và đêm mới tuần hoàn diễn ra.

Nếu một ngày trái đất không còn quay, một nửa địa cầu hướng về mặt trời luôn là ban ngày. Nó sẽ bị thiêu rụi dưới ánh nắng, không còn nước, không còn sự sống.

Nửa còn lại chìm trong bóng tối, không có ánh sáng mặt trời. Sinh vật không thể quang hợp, tất nhiên cũng không còn sự sống.

2.2. Trái Đất đang quay chậm lại

*
Hành tinh chúng ta đang quay chậm hơn

Để hoàn thành một chu kỳ tự quay quanh mình, Trái Đất mất khoảng 24 giờ so với Mặt Trời. Nhưng chỉ là 23 giờ, 56 phút và 4 giây so với các ngôi sao.

Có một sự thật là vòng quay của Trái Đất đang chậm dần, cho dù rất nhỏ. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu một ngày nào đó Trái Đất ngừng quay không?

Thực ra, chu kỳ tự quay của Trái Đất luôn luôn chậm dần. Các nhà khoa học tính toán được, ở thời kỳ khủng long, một ngày có thể chỉ là 23 tiếng.

Và xa xưa hơn nữa khi các sinh vật tiền sử định cư trên Trái Đất. Trong khoảng 530 triệu năm về trước, một ngày đêm lúc đó chỉ ngắn bằng 21 giờ.

Lý do đầu tiên và quan trọng nhất tác động được cho là là do mặt trăng – nó đang dần rời xa Trái Đất. Khi mặt trăng gần Trái Đất nhất (khoảng 1,4 tỷ năm trước), một ngày Trái Đất chỉ có 18 giờ.

Bên cạnh đó, chu kỳ tự quay của Trái Đất không liên quan đến quỹ đạo quay của Trái đất xung quanh Mặt trời. Vì thế các nhà thiên văn có thể nghiên cứu thời gian quay độc lập lập của địa cầu – còn gọi là Thời gian Trái Đất (TT).

Sự chậm lại của chu kỳ quay Trái Đất có thể nhận ra khi đem Thời gian Trái Đất (TT) so sánh với Thời gian vũ trụ (UT). 

Và theo những tính toán này, trong 200 triệu năm nữa, ngày trên Trái Đất kéo dài 25 giờ.

2.3. Tại sao Trái Đất quay mà con người không quay

*
Tại sao con người đứng trên Trái Đất không thấy mình đang quay

Việc con người không cảm nhận được Trái Đất quay thực chất là do mọi giác quan con người đều bị đánh lừa hoặc vô hiệu hóa.

Xem thêm: Các Trường Quân Sự Quân Khu 7 Tuyển Sinh, Báo Quân Khu 7 Online

Và điều duy nhất bạn cảm nhận được là sự di chuyển của các thiên thể. Như mây, trăng, mặt trời, hoặc các vì sao,…

Đó là lý do khi khoa học chưa phát triển, người ta vẫn tin Trái Đất là “cái rốn” của vũ trụ.

Nếu đứng từ ngoài không gian như là trạm vũ trụ quốc tế. Bạn mới có cơ hội được chiêm ngưỡng hành tinh chúng ta đang di chuyển trong vũ trụ.

Trở lại vấn đề, tại sao con người không cảm nhận được Trái Đất quay.

Nó giống như việc bạn đang ở trên máy bay, có thể đi lại bình thường ở đó. Nhưng bạn không cảm nhận được chiếc máy bay dịch chuyển mà chỉ thấy “những đám mây đang trôi”.

Nguyên nhân rất đơn giản: Bạn, chiếc máy bay và tất cả mọi thứ bên trong đang di chuyển cùng một tốc độ. Và con người không bị văng khỏi Trái Đất là do có lực hấp dẫn.

3. Trái Đất quay theo chiều nào quanh mặt trời?

*
Lý giải tại sao trái đất quay quanh mặt trời?

3.1. Tại sao Trái Đất quay quanh mặt trời?

Chúng ta đều biết mặt trời là trung tâm của thái dương hệ. Các hành tinh, vệ tinh… xoay quanh trung tâm là mặt trời, nhưng vì điều gì?

Nguyên nhân chủ đạo khiến các hành tinh (gồm Trái Đất) xoay quanh mặt trời. Bắt nguồn từ  trọng lực của mặt trời “giữ” các hành tinh trên quỹ đạo của chúng.

Cũng giống như mặt trăng luôn xoay quanh địa cầu, do lực hấp dẫn của Trái Đất. Còn Trái Đất quay quanh Mặt trời nhờ sức kéo từ trọng lực của vầng dương này.

3.2. Trái Đất quay theo chiều nào xung quanh mặt trời?

– Hành tinh chúng ta chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông. Và như mọi người đều biết, nó di chuyển trên quỹ đạo có hình elip gần tròn .

– Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày 6 giờ (tương ứng thời gian 1 năm dương lịch).

– Trong Trong lý thuyết địa lý, khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo. Nó lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi, được gọi là chuyển động tịnh tiến.

4. Một vài thông tin thú vị về sự di chuyển Trái Đất và các vệ tinh

4.1 Vệ tinh kỳ bí quay quanh Trái Đất

*
Hình ảnh từ xa về “Hiệp sĩ đen”

Trừ sao Thủy và sao Kim, các hành tinh trong hệ mặt trời đều có vệ tinh riêng. Một vài hành tinh có đến hàng chục “anh” vệ tinh theo đuổi, chẳng hạn như “nàng” sao Mộc và Sao Thổ.

Trái Đất chúng ta vẫn được nhắc đến với “mối tình chung thủy” cùng vệ tinh tự nhiên duy nhất là mặt trăng. Từ khi hành tinh còn rất non trẻ, mặt trăng đã luôn canh giữ Trái Đất. Tạo nên hệ thống Trái Đất – mặt trăng và tác động lẫn nhau.

Mặt trăng mang đến hiệu ứng thủy triều trên địa cầu. Trái Đất lại “khóa” thủy triều trên vệ tinh của nó.

Mặc dù là hai hành tinh riêng biệt, nhưng chúng có mức độ liên kết đặc biệt. Mà có thể nói là không thể thiếu, giống như một thể ở khía cạnh nào đó.

Thế nhưng thực sự chỉ có mặt trăng là “ngó ngàng” hành tinh xanh xinh đẹp của ta?

Một nhà thiên văn người Pháp đã phát hiện có thiên thể kỳ lạ chuyển động gần Trái Đất. 

Kỳ lạ là thiên thể này đang chuyển động ngược hướng với Trái Đất. Nếu đứng trên đó thì sẽ thấy mặt trời mọc từ Tây sang Động. Giới khoa học đặt tên cho thiên thể bí ẩn nảy là “Hiệp sĩ đen”.

Người ta phát hiện “Hiệp sĩ đen” có thể truyền đi tín hiệu vô tuyến. Nó phát ra một ánh sáng chói và chuyển động quay địa cầu chúng ta theo hình Elip.

Thế nhưng, “Hiệp sĩ đen” không trôi quanh địa cầu theo quỹ đạo ổn định như mặt trăng. Thế nên nhiều giả thuyết cho rằng đây là “vệ tinh do thám” gửi từ “sự sống” bên kia.

4.2. Trái Đất quay theo chiều nào nhìn từ mặt Trăng?

Có lẽ các bạn thường quen với những khái niệm mặt trời mọc, mặt trăng mọc. Nhưng ít ai biết đến một khái niệm thú vị khác là “Trái Đất mọc”.

Thật vậy, từ khi khoa học phát triển và con người có thể đặt chân lên mặt Trăng. Những thành tựu khoa học vũ trụ đã mang đến những hình ảnh bao quát về chuyển động của địa cầu trong vũ trụ.

Khi đứng trên mặt trăng, có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng “Trái Đất mọc” vô cùng duyên dáng.

*
Hình ảnh Trái Đất mọc duyên dáng trên mặt trăng

Vậy bạn có biết Trái Đất quay theo chiều nào, nó “mọc” lên như thế nào trên mặt trăng?

Câu chuyện và những tấm hình Trái Đất mọc đắt giá nhất do phi hành đoàn Apollo 8 thực hiện.

Đó là “một quả cầu sáng chói màu xanh lam, các cuộn xoáy trắng và những vệt màu nâu sẫm xuất hiện. Ở ngay trên mặt trăng xù xì, toàn màu xám xịt, Trái Đất từ từ nhô lên thật duyên dáng”.

Phi hành gia Borman chia sẻ “Trái Đất mọc” là cảnh tượng đẹp nhất anh từng thấy. “Nó là khung cảnh màu duy nhất trong toàn vũ trụ. Địa Cầu như đang treo lơ lửng ở đó – một viên ngọc trên nền nhung đen… Quả cầu trắng xanh lóng lánh hiện lên trong khoảng không tăm tối vô tận mà chúng ta gọi là nhà”.

Từ trên mặt trăng, Trái Đất xa xôi hiện lên sáng rực không gian. Nhưng nó cũng nhỏ nhắn như một trái cầu, chẳng thể phân biệt nước nào hay châu lục nào. Chỉ thấy một Trái Đất hoàn chỉnh và duy nhất!

5. Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất quay ngược lại?

Bạn có tưởng tượng sẽ ra sao nếu Trái Đất quay theo chiều ngược lại? Giả thuyết này đã được các nhà khoa học đưa ra và có nhiều kết luận bất ngờ.

Việc Trái Đất quay theo chiều nào tác động rất lớn vào hình thành cấu trúc địa cầu. Cũng như làm thay đổi gần như toàn bộ sự sống trên hành tinh xanh.

*
Thế giới ra sao nếu Trái Đất quay ngược

Trong phép mô phỏng, các nhà khoa học cho biết không chỉ có nhiều sa mạc biến mất. Sahara từ hoang mạc chết chóc sẽ diện mình trong màu xanh của những cánh rừng mơn mởn sự sống. Còn “lá phổi xanh của địa cầu” Amazon sẽ chỉ còn là hoang mạc và cát. 

Việc Trái Đất quay theo chiều nào ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu. Với quỹ đạo ngược lại, Châu Âu sẽ bị hoành hành bởi những mùa đông băng giá không chấm dứt. Còn một số khu vực nắng nóng sẽ trở nên mát mẻ hơn. Tổng diện tích sa mạc giảm từ 42 triệu km2 xuống còn 31 triệu km2.

Cùng những thay đổi rất lớn khác như các dòng hải lưu đổi hướng, thảm thực vật lưu trữ nhiều cacbon hơn,…

Trái Đất hình gì? Vén màn bí ẩn về Trái Đất không có trong sách vở

Thiên hà là gì? Ngân hà chúng ta sẽ có cú va chạm với thiên hà khác?

Vậy là chúng ta vừa kết thúc một phần chặng đường tìm hiểu về hành tinh xanh trong vũ trụ. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ Trái Đất quay theo chiều nào. Và những thay đổi nhất đinh của nó, kéo theo tác động ra sao. Đừng quên theo dõi tiengtrungquoc.edu.vn để giải mã nhiều bí ẩn vũ trụ khác nhé!