Trường quân sự quân khu 7 tuyển sinh

     
l lang="vi" translate="no"> Trăm cô gái ở trường quân sự, mê làm chiến sĩ quyết chí luyện rèn
*
*

*

*

Quay lại chuyên mục
*

*
*

 

Trường Quân sự Quân khu 7 (quận 12, TP.HCM) những ngày đầu tháng 3 rộn ràng các nữ tân binh trong bộ trang phục lính mới còn nguyên nếp gấp hồ vải, đầu đội mũ cối vừa hồi hộp, vừa háo hức, nghiêm túc tập trung vào những bước đi “mốt hai” mới mẻ trong quân ngũ.

Bạn đang xem: Trường quân sự quân khu 7 tuyển sinh

Năm nay, trường Quân sự Quân khu 7 tiếp nhận 99 nữ tân binh từ khắp mọi miền đất nước để huấn luyện. Sau 3 tháng, các cô gái này sẽ tuyên thệ và chính thức trở thành chiến sĩ, cấp bậc binh nhì và được phân công về các đơn vị bộ đội, thực hiện nghĩa vụ quân sự.

XEM CLIP:

 


 

Trong gần trăm nữ tân binh, Phạm Thị Huế (19 tuổi, quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh) là cô gái ít tuổi nhất, nhưng lại có sự quyết tâm rất cao qua cách học tập, rèn luyện nghiêm túc. Huế tốt nghiệp trung cấp ngành CNTT, nhà có 2 chị em và bố mẹ thì làm nông.

Huế hào hứng chia sẻ: “Được đi bộ đội em thích lắm. Từ nhỏ, khi thấy các cô chú, anh chị hàng xóm là bộ đội, mặc quân phục đẹp, tiếp xúc thấy họ chín chắn, nghiêm túc, kỷ luật em rất ngưỡng mộ”.

“Khi một người cậu họ xa hỏi em, có thích nhập ngũ không? Em ngỡ ngàng, như không thể tin là có cơ hội được chạm đến ước mơ của mình. Vậy là em viết đơn tình nguyện nhập ngũ”, Huế bày tỏ.


 

Nữ tân binh dày dạn, có kinh nghiệm và nhiều tuổi nhất trong đợt nhập ngũ này là Trần Thị Hải Yến (27 tuổi, ở Lý Nhân, Hà Nam). Yến sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng khi bố từng chiến đấu ở chiến trường K và là thương binh; nhà có 4 anh chị em thì cũng có 1 anh theo quân đội. 

Yến bộc bạch: “Em tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật Hóa học, trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Tính cách khá mạnh mẽ, tự lập, lại từng làm việc trong môi trường của quân đội, là Viện Hóa học môi trường quân sự nên em rất yêu thích và muốn được phục vụ lâu dài trong quân đội”.


 

Cũng tâm trạng háo hức khi chia sẻ những ngày đầu trong quân ngũ, khi được hỏi đến từ đâu, Nguyễn Minh Tý (24 tuổi, quê Hòn Đất, Kiên Giang) hồ hởi khoe, em ở ngay gần nhà “chị Sứ”, (nhân vật trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức).

Tý bày tỏ: “Em muốn phục vụ lâu dài trong quân đội và làm chính trị viên. Em đã tốt nghiệp ĐH An Giang, khoa Giáo dục chính trị. Trước đây, em cũng đã được tham gia các khóa học của Đoàn, hội, quân đội, nên vào đây huấn luyện, em không thấy khó khăn mà học được tính kỷ luật và bài bản hơn”.


Đại úy Lê Thị Hằng, chính trị viên phó Đại đội 21 (đại đội huấn luyện nữ tân binh) chia sẻ: Đến nay đã hơn nửa tháng nhập ngũ, các nữ tân binh dần tập làm quen với môi trường quân đội và ngày càng yêu thích.

“Ở môi trường này, với nam đã khó, các bạn nữ sẽ càng khó hơn, từ ăn ở, sinh hoạt đến việc ứng xử trong môi trường tập thể. Những nữ tân binh phần đông đều muốn phục vụ lâu dài trong quân đội nên rất cố gắng”, Đại úy Hằng nói.


 

Đại úy Hằng cho biết, đại đội tân binh có 10 tiểu đội gồm các thành viên đến từ mọi vùng miền. “Chúng tôi sắp xếp các em ở xen lẫn nhau để từ đó học hỏi thêm được cách sống, phong tục tập quán của mỗi vùng đất nước, từ đó thêm hiểu biết và trưởng thành”.

Xem thêm: Nơi Bán Điện Thoại Beeline Bán Ở Đâu, Mua Điện Thoại Beeline Ở Đâu Đúng Giá Bán

Các cô gái hướng dẫn nhau cách bước chân sao cho đúng cách. Ảnh: Tùng Anh

Kể lại những ngày đầu, Đại úy Hằng cười vui cho biết, một số em, nhất là ở miền Bắc lần đầu xa mẹ, xa nhà lại chưa quen nên hồi mới vào khóc như trẻ lớp 1. Có chiến sĩ, nhớ nhà quá, chiều hết giờ tập, chạy lên: “Chính trị viên ơi. Em nhớ nhà lắm. Cho em về thăm, sáng mai em lên. Nhưng được sự động viên của các bạn, của ban huấn luyện, các em dần thích nghi”.

Khi những bạn ở gần hơn, như khu vực miền Tây, có người nhà đến thăm là cả nhóm rủ nhau ra gặp. Có quà bánh cũng chia nhau cùng ăn.

Em Phạm Thùy Linh (SN 1995, quê Kiến An, Hải Phòng) trong trang phục của lính hải quân cho biết, em đang làm ở công ty liên doanh về xuất nhập khẩu, thu nhập cũng khá, nhưng được gia đình động viên nhập ngũ, thế là em lên đường.

“Vào đây chúng em được ở tập thể, 1 tiểu đội 10 người/phòng. Từ những lạ lẫm ban đầu, giờ các chị em đã quấn túm, quây quần vừa học tập, rèn luyện và sinh hoạt rất đoàn kết”, Linh chia sẻ.

Theo các nữ tân binh, vào đây tất cả đều thực hiện theo điều lệnh. Có 10 chế độ, như một guồng quay từ 5 rưỡi sáng đến 9 rưỡi tối. Rất kỷ luật. Lúc đầu nhiều bạn còn chưa quen, nhất là về giờ giấc, để theo được cũng khá mệt.


Hiện các nữ tân binh đang trải qua bài huấn luyện tập đội ngũ và gấp nội vụ (xếp chăn màn). Theo Đại úy Hằng, với các em khó nhất là gấp nội vụ. Khi chưa vào quân ngũ, nhìn chăn gối của bộ đội được gấp vuông vức thì lạ lắm. Khi bắt tay vào làm mới thấy thực sự không đơn giản, phải rất kiên trì, khéo léo.

Chia sẻ về tập đội ngũ, các nữ tân binh cho biết, lúc đầu tập người cứng đơ, mỏi nhừ. Ngày đầu, đi đều, khi tập các động tác, có nhiều người cùng chân cùng tay, là đánh tay với chân cùng hướng. Đứng ngoài, ai thấy cũng cười rũ vì rất giống con phỗng xì. Nhưng đến nay, các động tác đã dần thuần thục, mỗi ngày thêm động tác mới nên càng tập càng thích thú.

Đại úy Nguyễn Đức Tuyên, đại đội trưởng Đại đội 21 cho biết, đặc thù của đại đội huấn luyện tân binh nữ năm nay, trong 20 cán bộ quản lý thì có 4 nữ với 3 trung đội phó và chính trị viên phó, để quan tâm đến tâm tư, tình cảm, động viên các em kịp thời.

“Có tổ dạy kỹ năng sống, hướng dẫn các em từ giao tiếp, tự chăm sóc bản thân, kỹ năng giải quyết các mối quan hệ, kỹ năng chấp nhận… Điểm mới trong đợt huấn luyện này lồng ghép dạy chính trị với kỹ năng sống”, Đại úy Tuyên nói.

Ngoài ra, để nâng cao đời sống tinh thần cũng như giúp các nữ tân binh thêm gắn kết trong môi trường quân đội, đại đội 21 còn tổ chức sinh nhật tháng, ngày 8/3 tổ chức thi nấu ăn, hội chợ 3 miền.

Đại úy Hồ Đức Thăng, chính trị viên cho biết thêm, để được mặc màu xanh áo lính, các cô gái đều viết đơn tình nguyện, bày tỏ nguyện vọng chính đáng và qua các bước xét duyệt hồ sơ chặt chẽ.

Phần lớn các em vào đây đều thuộc thành phần gia đình cách mạng hoặc bố mẹ, người thân làm trong ngành; đa số có trình độ học vấn trên phổ thông, thậm chí có em là thạc sĩ. Nhiều em ra trường đi làm lương cao, đang dạy tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng vẫn từ bỏ để tình nguyện xin nhập ngũ, chỉ đơn giản thích được làm chiến sĩ.


3 cô gái 9X gác bằng đại học, tình nguyện nhập ngũ

Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng và đang có việc làm ổn định với mức thu nhập khá cao, nhưng 3 cô gái ở Hậu Giang đã tình nguyện lên đường nhập ngũ.