Trăng máu 2017

     

Nếu diễn ra riêng lẻ, trăng xanh, siêu trăng, nguyệt thực hoàn toàn không lạ lẫm với chúng ta, nhưng có thể ngắm "3 trong 1" thì vô cùng hiếm.

Bạn đang xem: Trăng máu 2017

"3 trong 1"

Vào 13h30 giờ quốc tế, tức khoảng 20h30 giờ Việt Nam ngày 31-1, trăng sẽ tròn lần thứ 2 trong tháng dương lịch (trăng xanh), tiến đến điểm gần nhất với Trái đất trên quỹ đạo quay của Mặt trăng và sáng hơn 14% so với thông thường (siêu trăng), và đi vào vùng bóng của Trái đất (nguyệt thực toàn phần).

NASA gọi hiện tượng hiếm gặp tối 31-1 sắp tới là "Super Blood Blue Moon", ghép từ tên gọi của 3 hiện tượng trên.

Những vùng không thể nhìn thấy hiện tượng này trên thế giới bao gồm Nam Mỹ, phía Đông của Bắc Mỹ, châu Phi và phần lớn châu Âu vì lúc này đang là ban ngày.

Những khu vực còn lại đều có khả năng quan sát hiện tượng này, nhưng tùy vào múi giờ sẽ thấy được nhiều ít khác nhau.

Vì sao lại hiếm?


*

Tạp chí Forbesđã tính toán tần suất các sự kiện để đưa ra tỉ lệ diễn ra hiện tượng "3 trong 1" trên.

Trăng máu là hiện tượng mặt trăng trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi đó nhìn mặt trăng dần chuyển sang màu đỏ. Màu đỏ như máu của mặt trăng là do ánh sáng từ bề mặt mặt trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển Trái đất, sau đó bị biến thành màu đỏ khi nhìn bằng mắt người. Điều này cũng tựa như màu đỏ của bầu trời mỗi khi bình minh và hoàng hôn.

Theo thống kê từ năm 2000 TCN đến năm 3000, Trái đất chứng kiến 3.479 lần nguyệt thực toàn phần, với tỉ lệ 1 lần trong 18 lần trăng tròn, tỉ lệ khoảng 5,6%.

Siêu trăng là hiện tượng trăng sáng hơn mức bình thường do vị trí giữa Mặt trăng và Trái đất gần nhất trên quỹ đạo chuyển động của nó.

Vị trí xa nhất của Mặt trăng và Trái đất là khoảng 406.700km trong khi đó gần nhất là 356.400km. Tuy nhiên thường khi vị trí giữa Mặt trăng và Trái đất gần hơn 359.000km, người ta sẽ gọi là siêu trăng.

Ước tính khoảng 25% lần trăng rằm là siêu trăng.

Trăng xanh là tên gọi đặt cho hiện tượng 2 lần trăng rằm trong 1 tháng dương lịch. Một pha mặt trăng (từ trăng khuyết đến trăng tròn) là khoảng 29,53 ngày. Do đó chỉ khi trăng tròn đầu tiên rơi vào ngày 1 hoặc ngày 2 của tháng dương lịch thì đợt trăng tròn tiếp theo sẽ rơi vào ngày 30, 31 cùng tháng.

Điều thú vị nằm ở chỗ tuy gọi là trăng xanh nhưng thực tế mặt trăng không chuyển sáng màu xanh.

Nhẩm tính lại, tạp chí Forbes rút ra kết luận:

Trăng xanh: 3% số lần trăng rằm.

Xem thêm: Những Cách Chống Nẻ Mùa Đông Cực Kì Hiệu Quả, Những Cách Chữa Da Khô Nứt Nẻ Vào Mùa Đông

Siêu trăng: 25% số lần trăng rằm.

Nguyệt thực toàn phần: 5,6% số lần trăng rằm.

Điều đó có nghĩa là trên lý thuyết, tỉ lệ xảy ra 3 hiện tượng cùng lúc là 0,042% lần trăng rằm, đồng nghĩa 2.380 lần trăng tròn mới có, tức khoảng 265 năm 1 lần.