Tôn trung sơn và mao trạch đông

     

Mao Trạch Đông và Tôn Trung Sơn, một người là lãnh đạo tiên phong của Đảng cộng sản Trung Quốc, một người được tôn là “quốc phụ” của Trung Hoa Dân Quốc. Hai con người khác biệt này đương nhiên đối với hai chữ “vạn tuế” cũng có thái độ khác nhau.

Bạn đang xem: Tôn trung sơn và mao trạch đông

*
(Ảnh: Internet)

Sau khi thu hồi Phúc Kiến không lâu, Tôn Trung Sơn nhân lúc trở về Quảng Đông đã ngồi quân hạm có tên Liên Kình đến thăm Phúc Kiến.


“Lúc nãy chiếc thuyền nhỏ ở sông có phất cờ hiệu ‘hoan nghênh Tôn Đại Tổng thống’, ‘Tôn Đại Tổng thống vạn tuế’, thật không ra sao cả! Tổng thống của nước Cộng Hòa giải nhiệm thì đã chính là dân thường rồi, sao còn có thể gọi tổng thống nữa?

Còn hai chữ ‘vạn tuế’ vốn là hoàng đế kiên quyết muốn quan dân dưới trướng gọi ông ta như vậy. Những chiến sĩ cách mạng của chúng tôi vì để xóa bỏ ‘vạn tuế’ mà bao nhiêu sinh mạng đã hy sinh? Bao nhiêu máu đã chảy? Nếu như tôi tiếp nhận xưng hô này, làm sao xứng với các anh hùng đã hy sinh đây?


Nếu như không gỡ bỏ, tôi không thể có mắt mà không có tròng, nhìn mà không thấy được, tôi quyết sẽ không xuống thuyền!”.

Tôn Đạo Nhân hoảng hốt xin lỗi, lập tức gọi nhân viên đi theo đem những cờ hiệu đó sửa lại thành “hoan nghênh Tôn Trung Sơn tiên sinh”, như vậy Tôn Trung Sơn mới chịu xuống khoang thuyền, đổi boong tàu vào thành.

Ngày 1/5 (ngày quốc tế lao động) năm 1950, trong khẩu hiệu mà Bộ tuyên truyền trung ương định ra, có hai câu sau cùng nguyên là: “Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa vạn tuế! Đảng cộng sản Trung Quốc vạn tuế!”.

Xem thêm: Cette Forme Est Introuvable, Nữ Sát Thủ 2021 Full Hd Vietsub

Khi trình lên cho Mao Trạch Đông xem thử, Mao Trạch Đông đã thêm một câu vào phần sau của khẩu hiệu này là: “Mao chủ tịch vạn tuế!”.


Điều này cho thấy Mao Trạch Đông rất thích tận hưởng cái cảm giác biển người tung hô ông ấy “vạn tuế”. Chính là giống như Đinh Xuân Thu trong “Thiên Long Bát Bộ”, khi chúng đệ tử của phái Tinh Tú hô hào “Tinh Tú lão Tiên, pháp lực vô biên, thần thông quảng đại, pháp giá Trung Nguyên” ; trước những lời nịnh bợ này, ông tỏ ra vô cùng sung sướng, vuốt râu mỉm cười.

Tuy nhiên, Mao Trạch Đông còn hơn cả Đinh Xuân Thu, chiêu thuật tranh giành quyền lực của ông ấy đã đạt đến cảnh giới “tuyệt đỉnh công phu”. Ông không chỉ muốn cấp dưới tung hô “Mao chủ tịch vạn tuế”, mà còn phải xem họ có phải thật lòng tung hô hay không. Lưu Thiếu Kỳ là người sớm nhất cổ xúy “tư tưởng Mao Trạch Đông”, còn Bành Chân lại là người đầu tiên tung hô “Mao chủ tịch vạn tuế”, nhưng cuối cùng đều nhận phải kết cục thê thảm.