Nghị định số 46/2015/nđ

     

Chi phí đảm bảo an toàn VSLĐ trong thi công xây dựng công trình


MỤC LỤC VĂN BẢN
*

BỘ XÂY DỰNG -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 10/2021/TT-BXD

Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/2021/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 01 NĂM 2021 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2016/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM2016 CỦA CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quảnlý chất lượng, thi công Xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quảnlý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của LuậtAn toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấnluyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Nghị định số140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghịđịnh liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạmvi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;

Căn cứNghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng CụcGiám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hànhThông tư Hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm2016 của Chính phủ.

Bạn đang xem: Nghị định số 46/2015/nđ

Điều 1. Phạm viđiều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định chi tiết một sốnội dung về quản lý an toàn lao động, chất lượng thi công xây dựng công trình vàbảo trì công trình xây dựng; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nướcvà tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý an toàn lao động, chấtlượng thi công xây dựng công trình và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 2. Quản lýcông tác thí nghiệm trong quá trình thi công xây dựng

1. Công tác thínghiệm trong quá trình thi công xây dựng phải tuân thủ các quy định tại Điều 4, khoản 7 Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chấtlượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là Nghị địnhsố 06/2021/NĐ-CP).

2. Nhà thầu thi công xây dựng cótrách nhiệm nghiên cứu hồ sơ thiết kế, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụngcho dự án, chỉ dẫn kỹ thuật và quy định của hợp đồng xây dựng để lập kế hoạch tổchức thí nghiệm. Nội dung chủ yếu của kế hoạch tổ chức thí nghiệm bao gồm: đốitượng thí nghiệm (vật liệu, cấu kiện, kết cấu công trình, thiết bị công trình),các phép thử tương ứng và thời điểm thí nghiệm dự kiến; phòng thí nghiệm chuyênngành xây dựng được sử dụng. Nhà thầu thi công xây dựng có quyền yêu cầu chủ đầutư và nhà thầu thiết kế xây dựng cung cấp thông tin, tài liệu và làm rõ các nộidung liên quan trong quá trình lập kế hoạch tổ chức thí nghiệm.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét,chấp thuận kế hoạch tổ chức thí nghiệm do nhà thầu thi công xây dựng trình.Công tác thí nghiệm phải được thực hiện theo đúng kế hoạch tổ chức thí nghiệmđã được chủ đầu tư chấp thuận. Trường hợp điều chỉnh kế hoạch tổ chức thí nghiệm thì phải được chủ đầu tư chấp thuận trước khi tổ chứcthực hiện.

Điều 3. Quan trắccông trình trong quá trình thi công xây dựng

1. Việc quan trắc công trình trongquá trình thi công xây dựng theo quy định tại Điều 4, khoản 10Điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP do nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thựchiện trong các trường hợp sau:

a) Theo quy định của chỉ dẫn kỹ thuật,thiết kế xây dựng đã được phê duyệt và thiết kế biện pháp thi công đã được chấpthuận;

b) Khi công trình có biểu hiện bấtthường (ví dụ: công trình bị sụt, trượt, lún, nghiêng, nứt,...) cần phải đượcquan trắc nhằm đánh giá, xác định nguyên nhân để có biện pháp xử lý hoặc ngănngừa sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng.

2. Đề cương quan trắc do nhà thầu lặp,trình chủ đầu tư chấp thuận phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau: đối tượng,phạm vi, thông số, tần suất, thời điểm quan trắc; nhân lực, thiết bị quan trắc;quy trình thực hiện quan trắc; phương pháp phân tích, xử lý số liệu quan trắc; đánh giá, kết luận kết quả quan trắc; đề xuất, kiến nghị(nếu có).

3. Nhà thầu thi công xây dựng cótrách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc, tổng hợp kết quả quan trắc đốivới từng chu kỳ theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Trường hợp kết quảquan trắc có giá trị vượt giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bấtthường khác ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn chịu lực của công trình thì nhàthầu thi công xây dựng có trách nhiệm kịp thời báo cáo bằng văn bản gửi chủ đầutư, nhà thầu thiết kế xây dựng để có ý kiến đánh giá và đưa ra biện pháp xử lýkịp thời.

4. Trường hợp kết quả quan trắc donhà thầu thi công xây dựng thực hiện có dấu hiệu không trung thực hoặc không đảmbảo độ tin cậy thì chủ đầu tư có thể lựa chọn nhà thầu quan trắc độc lập để thựchiện một số nội dung quan trắc cần thiết nhằm đánh giá lại kết quả quan trắc. Nếukết quả quan trắc độc lập chứng minh được sai sót hoặc vi phạm của nhà thầu thicông xây dựng thì nhà thầu này phải kịp thời xử lý, khắc phục và chi trả chiphí phát sinh cho công tác quan trắc độc lập.

5. Trường hợp công trình gồm nhiềugói thầu hoặc do nhiều nhà thầu thi công xây dựng thực hiện, chủ đầu tư và cácnhà thầu thi công xây dựng có thể thỏa thuận để một nhà thầu thi công xây dựngchịu trách nhiệm thực hiện công tác quan trắc chung hoặc có thể lựa chọn nhà thầuquan trắc độc lập để thực hiện công tác quan trắc côngtrình.

Điều 4. Quan trắccông trình trong quá trình khai thác, sử dụng

1. Các công trình dân dụng, côngtrình sản xuất vật liệu, sản phẩm xây dựng công trình công nghiệp nhẹ, côngtrình hạ tầng kỹ thuật phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng đượcquy định tại Phụ lục I Thông tư này.

2. Việc quan trắc công trình trong quátrình khai thác, sử dụng được quy định trong quy trình bảo trì,bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Đối tượng quan trắc: các kết cấuchịu lực chính của công trình (ví dụ: giàn mái không gian, hệ khung chịu lựcchính, khán đài sân vận động, ống khói, si lô,...);

b) Thông số quan trắc (ví dụ: biến dạngnghiêng, lún, nứt, võng, ...) và giá trị giới hạn của các thông số này; thờigian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.

3. Yêu cầu chung đối với việc quan trắccông trình trong quá trình khai thác, sử dụng:

a) Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2Điều này trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận;

b) Nhà thầu quan trắc thực hiện quantrắc theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Các số liệu quan trắc phải đượcphân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được so sánh với giá trị giới hạnthiết kế cho phép và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan.

Trường hợp số liệu quan trắc vượt quágiá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữuhoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm định, đánh giá nguyênnhân và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.

Điều 5. Kiểm địnhxây dựng

1. Trình tự thực hiện kiểm định xây dựng:

a) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh theo quy định tại Đỉều7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về cải tạo,xây dựng lại nhà chung cư (sau đây gọi là Nghị định số 69/2021/NĐ-CP) tổ chức lậpvà phê duyệt nhiệm vụ kiểm định; lựa chọn tổ chức kiểm định xây dựng đủ điều kiệnnăng lực và phù hợp với nội dung nhiệm vụ kiểm định để thực hiện;

b) Tổ chức kiểm đinh xây dựng được lựachọn lập đề cương kiểm định trình cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản nàyphê duyệt, thực hiện kiểm định theo đề cương đã được phê duyệt và lập báo cáo kếtquả kiểm định trình cơ quan nêu trên để được xem xét, nghiệm thu theo quy định.

2. Đề cương kiểm định bao gồm các nộidung chính sau:

a) Mục đích, yêu cầu, đối tượng và nộidung kiểm định;

b) Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật,tiêu chuẩn áp dụng;

c) Thông tin về năng lực của chủ trìvà cá nhân thực hiện kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng thực hiệnkiểm định (nếu có);

d) Quy trình, phương pháp thực hiện kiểmđịnh;

đ) Tiến độ thực hiện kiểm định;

e) Dự toán chi phí kiểm định;

g) Các nội dung cần thiết khác.

3. Báo cáo kết quả kiểm định bao gồmcác nội dung chính sau:

a) Căn cứ thực hiện kiểm định;

b) Thông tin chung về công trình và đốitượng kiểm định;

c) Nội dung, trình tự thực hiện kiểmđịnh;

d) Các kết quả thí nghiệm, quan trắc,tính toán, phân tích và đánh giá;

đ) Kết luận về nội dung kiểm định và kiến nghị (nếu có).

4. Trường hợp việc kiểm định được thựchiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu hoặccơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản2 Điều 5, điểm d khoản 5 Điều 33 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (gọi chung làcơ quan yêu cầu) thì chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình có trách nhiệm trình cơ quan yêu cầu xem xét, chấp thuận nội dung đềcương kiểm định trước khi tiến hành phê duyệt. Trong trườnghợp này, tổ chức kiểm định phải độc lập với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý, sử dụng công trình và các nhà thầu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng,thi công xây dựng, cung ứng vật tư - thiết bị, quản lý dự án và giám sát thicông xây dựng công trình.

5. Trường hợp việc kiểm định, đánhgiá chất lượng nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại Điều7 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP thì việc ban hành kết luận kiểm định và thôngbáo cho các chủ sở hữu nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định số 69/2021/NĐ-CP.

Điều 6. Giám địnhxây dựng

1. Trình tự thực hiện giám định xây dựng;

a) Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổchức giám định xây dựng (gọi tắt là cơ quan giám định) thông báobằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quảnlý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm:căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;

b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệukỹ thuật có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;

c) Cơ quan giám định tổ chức thực hiệngiám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan vàkết quả kiểm định đã thực hiện (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan giám địnhchỉ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ côngtác giám định;

d) Cơ quan giám định thông báo kết luậngiám định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này cho các bên có liên quan.Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cánhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.

2. Thông báo kết luận giám định bao gồmcác nội dung chính sau:

a) Căn cứ thực hiện giám định;

b) Thông tin chung về đối tượng giámđịnh;

c) Nội dung giám định;

d) Trình tự tổ chức thực hiện giám định;

đ) Kết quả giám định;

e) Phân định trách nhiệm của các tổchức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).

Điều 7. Quản lý vậtliệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị nhập khẩu sử dụng cho thi công xâydựng công trình

1. Các yêu cầu về chủng loại, nguồn gốcxuất xứ của vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bịnhập khẩu sử dụng cho thi công xây dựng công trình (nếu có) phải được thể hiệntrong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng (hoặc nhà thầucung ứng, chế tạo, sản xuất), bao gồm các thông tin chủ yếu sau: tên chủng loạivật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng;các thông số kỹ thuật chính phù hợp với yêu cầu thiết kế;nhà sản xuất, chế tạo; nơi sản xuất, chế tạo và các chứng từ chứng minh xuất xứ.

2. Hình thức của chứng chỉ chứng minhxuất xứ phải được thỏa thuận trong hợp đồng nêu tại khoản 1 Điều này, phải phùhợp với quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định số06/2021/NĐ-CP, bao gồm một trong các hình thức sau:

a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dướidạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan,tổ chức có thẩm quyền cấp;

b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứhàng hóa do nhà sản xuất hoặc thương nhân phát hành, trong đó phải nêu rõ nhà sảnxuất, chế tạo và nơi sản xuất, chế tạo.

Điều 8. Ứng dụngcông nghệ thông tin trong quản lý thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư và các nhà thầu đượcquyền thỏa thuận thực hiện các nội dung sau:

a) Lựa chọn ứng dụng giải pháp côngnghệ thông tin để quản lý thi công xây dựng công trình;

b) Sử dụng định dạng tập tin điện tửđối với nhật ký thi công xây dựng công trình, biên bản nghiệm thu công việc xâydựng và sử dụng chữ ký số trên các tài liệu này theo quy định của pháp luật vềgiao dịch điện tử. Khi sử dụng biên bản nghiệm thu công việc xây dựng dạng tậptin điện tử thì việc nghiệm thu công việc xây dựng vẫn phải thực hiện tại côngtrường và đảm bảo quy định tại Điều 21 Nghị định số06/2021/NĐ-CP.

2. Chủ đầu tư và các nhà thầu khi thựchiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Ghi nhận đày đủ các nội dung cầnđược quản lý trong quá trình thi công theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Đảm bảo tính chính xác, trung thựccủa các hồ sơ, tài liệu có liên quan;

c) Thể hiện rõ trách nhiệm của từngcá nhân đối với phần việc do mình thực hiện;

d) Phù hợp với quy định pháp luật vềgiao dịch điện tử;

đ) Tuân thủ các quy định về bảo mậtvà lưu trữ an toàn của các hồ sơ, tài liệu điện tử đối với phần việc do mình thựchiện.

3. Các hồ sơ quy định tại điểm b khoản1 Điều này là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.Khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các hồ sơnày phải được trích xuất, in thành bản giấy và được chủ đầutư xác nhận.

Điều 9. Quản lýxây dựng nhà ở riêng lẻ

1. Việc thiết kế xây dựng, thi côngxây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩnáp dụng và quy định khác có liên quan được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩmquyền.

2. Các tổ chức thực hiện việc thiết kếxây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xâydựng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại các điểm b, c khoản 2, điểmb khoản 3 Điều 9 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP phải có năng lực phù hợp với cấpcông trình theo quy định tại Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựngvà hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

3. Nhà ở riêng lẻ phải được cấp giấyphép xây dựng, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xâydựng theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm2014 (sau đây gọi là Luật số 50/2014/QH13) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựngngày 17 tháng 6 năm 2020 (sau đây gọi là Luật số 62/2020/QH14). Cơ quan cóthẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấpphép xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại Điều 93 Luật số50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luậtsố 62/2020/QH14.

4. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộcdự án đầu tư xây dựng, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác (ví dụ:thương mại, dịch vụ, …) phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

5. Trường hợp chủ nhà chuyển đổi công năng sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhà ởriêng lẻ:

a) Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụngkèm theo việc sửa chữa, cải tạo công trình không thuộc trường hợp được miễn giấyphép quy định tại điểm d khoản 2 Điều 89 Luật số 50/2014/QH13được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14thì chủ nhà phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng theo quy định pháp luật.Việc thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình trong trường hợp này phảituân thủ quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và phù hợp vớicông năng mới của công trình;

b) Nếu việc chuyển đổi công năng sử dụngkhông kèm theo việc sửa chữa, cải tạo thì chủ nhà vẫn phải thực hiện quy định củapháp luật về phòng, chống cháy, nổ, pháp luật về môi trường và quy định củapháp luật khác có liên quan (nếu có).

Điều 10. Cơ sở dữliệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Địa chỉ truy cập phần mềm trực tuyếnquản lý cơ sở dữ liệu kiểm định (sau đây gọi là phần mềm):

http://cucgiamdinh.gov.vn/CSDL-kiem-dinh-duoc-cong-bo.aspx

2. Cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuậtan toàn lao động bao gồm:

a) Thông tin của các tổ chức được cấpgiấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, baogồm: tên, địa chỉ, mã số đăng ký chứng nhận của tổ chức;danh mục các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụngtrong thi công xây dựng (sau đây gọi là máy, thiết bị) thuộc phạm vi kiểm định;ngày cấp, ngày hết hiệu lực của giấy chứng nhận; các lỗi vi phạm (nếu có);

b) Thông tin của các cá nhân được cấpchứng chỉ kiểm định viên, bao gồm: họ và tên, số hiệu của kiểm định viên; danhmục các máy, thiết bị thuộc phạm vi kiểm định; ngày cấp, ngày hết hiệu lực củachứng chỉ kiểm định viên; các lỗi vi phạm (nếu có);

c) Thông tin của các máy, thiết bị đãđược kiểm định kỹ thuật an toàn lao động do tổ chức, cá nhân cập nhật vào phầnmềm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm địnhkỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:

a) Sử dụng phần mềm để cập nhật thôngtin của các máy, thiết bị đã được kiểm định, bao gồm: tên,mã hiệu, số chế tạo, năm sản xuất; tên của tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định;tên của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định; thời điểm, hình thức, kết quả kiểmđịnh; thời hạn kiểm định lần kế tiếp;

b) Thực hiện báo cáo qua phần mềm vềtình hình hoạt động kiểm định đối với các máy, thiết bị thuộc thẩm quyền quảnlý của Bộ Xây dựng.

Điều 11. Huấnluyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹthuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân có trình độ đại học trởlên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, chưa được cấp chứng chỉkiểm định viên hoặc đã bị thu hồi chứng chỉ kiểm định viên.

2. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹthuật an toàn lao động được thực hiện đối với cá nhân là kiểm định viên. Kiểm địnhviên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao độngít nhất một lần trong khoảng thời gian từ 30 tháng đến 36 tháng kể từ ngày đượccấp chứng chỉ kiểm định viên.

3. Các cá nhân tham gia huấn luyện, bồidưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động quy định tại khoản 1, khoản2 Điều này phải được sát hạch theo quy định.

Điều 12. Nộidung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ kiểmđịnh kỹ thuật an toàn lao động gồm phần lý thuyết và phần thực hành, được quy địnhtrong chương trình khung huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao độngdo Bộ Xây dựng ban hành.

2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ kiểmđịnh kỹ thuật an toàn lao động gồm: cập nhật văn bản quy phạm pháp luật liênquan đến hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quy chuẩn kỹ thuật quốcgia, quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, các thông tin quản lý nhà nước về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tronglĩnh vực xây dựng; trao đổi các kỹ năng, kinh nghiệm về kiểm định kỹ thuật antoàn lao động và các nội dung cần thiết khác có liên quan.

Điều 13. Tổ chứchuấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

1. Bộ Xây dựng giao Cục Giám định nhànước về chất lượng công trình xây dựng là cơ quan chuyên môn tổ chức huấn luyện,bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

2. Cơ quan chuyên môn có trách nhiệm:

a) Xây dựng và trình Bộ Xây dựng banhành chương trình khung huấn luyện, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật antoàn lao động;

b) Lựa chọn tổ chức thực hiện huấnluyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. Các tổ chức đượclựa chọn phải là các tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhậnđủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và có tài liệu,giáo trình huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với chương trình khung huấn luyện nghiệpvụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

c) Công bố thông tin của tổ chức thựchiện huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao độngtrên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng;

d) Kiểm tra hoạt động huấn luyện, bồidưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Điều 14. Tráchnhiệm của tổ chức thực hiện huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm địnhkỹ thuật an toàn lao động

1. Xây dựng tài liệu, giáo trình huấnluyện, bồi dưỡng phù hợp với chương trình khung huấn luyệnnghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, phù hợp với đặc điểm, đối tượngkiểm định và yêu cầu thực tế.

2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồidưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, bao gồm các nộidung chính sau:

a) Thời gian, địa điểm dự kiến tổ chứckhóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; số lượnghọc viên dự kiến;

b) Danh sách giảng viên tham gia huấnluyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

c) Kế hoạch tổ chức sát hạch nghiệp vụkiểm định kỹ thuật an toàn lao động sau khi kết thúc khóa huấn luyện, bồi dưỡng.

3. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹthuật an toàn lao động:

a) Học viên đủ điều kiện được sát hạchnếu đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định của khóa huấn luyện, bồidưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;

b) Nội dung sát hạch đối với việc huấnluyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm phần lý thuyết vàphần thực hành. Nội dung sát hạch đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định antoàn lao động bao gồm phần lý thuyết liên quan đến nội dung bồi dưỡng quy địnhtại khoản 2 Điều 12 Thông tư này và phần thực hành (nếu có);

c) Kết quả sát hạch đối với việc huấnluyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang điểm100, trong đó phần lý thuyết là 50 điểm, phần thực hành là 50 điểm. Kết quả sáthạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch của từng phần lý thuyết và phầnthực hành đạt từ 40 điểm trở lên;

d) Kết quả sát hạch đối với việc bồidưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được đánh giá theo thang điểm100. Kết quả sát hạch của học viên đạt yêu cầu khi điểm sát hạch đạt từ 80 điểmtrở lên. Kết quả sát hạch khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toànlao động là một trong các căn cứ để cấp lại chứng chỉ kiểm định viên khi hết hạn.

4. Đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ sở vậtchất và con người để phục vụ công tác huấn luyện, bồi dưỡng,sát hạch nghiệp vụ.

5. Thu và sử dụng kinh phí huấn luyện,bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.

Xem thêm: Mua Bán Xe Isuzu Mu A Bán Xe Isuzu 7 Chỗ Cũ Và Mới Giá Rẻ, Chính Chủ

6. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quanđến khóa huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn laođộng theo quy định của pháp luật.

7. Cấp giấy chứng nhận hoàn thànhkhóa huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫuquy định tại Phụ lục II Thông tư này.

Điều 15. Chi phíđảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

1. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinhlao động trong thi công xây dựng công trình bao gồm:

a) Chi phí lập và thực hiện các biệnpháp đảm bảo an toàn;

b) Chi phí huấn luyện an toàn, vệsinh lao động; chi phí thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối vớimáy, thiết bị; chi phí thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Chi phí trang cấp dụng cụ, phươngtiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

d) Chi phí cho công tác phòng, chốngcháy, nổ;

đ) Chi phí phòng, chống yếu tố nguyhiểm, yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động; chi phí tổ chức đánh giánguy cơ rủi ro về an toàn lao động.

2. Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinhlao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này là mộtnội dung của chi phí gián tiếp trong chi phí xây dựng của dự toán xây dựng côngtrình, được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư quy định chi tiết một số nộidung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Điều 16. Chi phíkiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng

1. Chi phí thực hiện kiểm tra côngtác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựngtheo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CPbao gồm:

a) Chi phí kiểm tra của cơ quanchuyên môn về xây dựng, bao gồm công tác phí theo quy định và chi phí khác phụcvụ cho công tác kiểm tra;

b) Chi phí thuê cá nhân (chuyên gia)do cơ quan chuyên môn về xây dựng mời, bao gồm chi phí đi lại, chi phí thuêphòng nghỉ tại nơi đến công tác và tiền công chuyên gia;

c) Chi phí thuê tổ chức tham gia thựchiện kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

2. Chi phí kiểm tra công tác nghiệmthu công trình xây dựng là một thành phần chi phí thuộc khoản mục chi phí khácvà được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng.

3. Dự toán chi phí quy định tại khoản1 Điều này được lập căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình; địa điểm xâydựng công trình; thời gian, số lượng cán bộ, chuyên gia (nếu có) tham gia kiểmtra công tác nghiệm thu và khối lượng công việc phải thực hiện. Đối với côngtrình sử dụng vốn đầu tư công hoặc vốn nhà nước ngoài đầu tư công, chi phí quyđịnh tại điểm c khoản 1 Điều này không vượt quá 20% chi phí tư vấn giám sát thicông xây dựng công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí kiểmtra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm thanhtoán các chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này khi kết thúc đợt kiểmtra. Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng mời tổ chức, cá nhân có năng lựcphù hợp tham gia thực hiện việc kiểm tra, chủ đầu tư thực hiện ký hợp đồng vàthanh toán theo quy định đối với các chi phí nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 Điềunày.

Điều 17. Đánhgiá an toàn công trình

1. Tổ chức đủ điều kiện thực hiệnđánh giá an toàn công trình là tổ chức kiểm định đáp ứng điều kiện năng lựctheo quy định tại khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CPngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quảnlý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi là Nghị định số 15/2021/NĐ-CP). Phạm vihoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chứckiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số15/2021/NĐ-CP.

2. Việc đánh giá an toàn công trìnhđược thực hiện theo quy trình do Bộ Xây dựng ban hành.

3. Thời điểm và tần suất đánh giá antoàn công trình được quy định như sau:

a) Thời điểmđánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từkhi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;

b) Đối với lần đánh giá tiếp theo, việcđánh giá an toàn công trình được thực hiện theo tần suất 05 năm/Iần.

4. Danh mục các công trình phải đượccơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàncông trình được quy định tại Phụ lục III Thông tưnày.

5. Sau khi nhận được báo cáo kết quảđánh giá an toàn công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có trách nhiệm:

a) Kiểm tra điều kiện năng lực tổ chức,cá nhân tham gia thực hiện đánh giá an toàn công trình;

b) Kiểm tra sự tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật về đánh giá an toàn công trình bao gồm: việc áp dụng các quy chuẩnkỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình; nội dung, trình tự,đối tượng, thời điểm đánh giá an toàn công trình; kết quảthực hiện đánh giá an toàn công trình và quyđịnh khác có liên quan (nếu có);

c) Thông báo ý kiến về kết quả đánhgiá an toàn công trình theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị địnhsố 06/2021/NĐ-CP.

Điều 18. Chi phíđánh giá an toàn công trình

Chi phí đánh giá an toàn công trìnhlà một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, baogồm:

1. Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồsơ hiện trạng công trình (nếu có).

2. Chi phí thực hiện đánh giá an toàncông trình.

3. Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đềcương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiệncông tác đánh giá an toàn công trình (nếu có).

4. Các chi phí khác có liên quan.

Điều 19. Công bốcông trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế

1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình lập và gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Báo cáo bao gồmcác nội dung chủ yếu như sau: tên công trình; địa điểm xây dựng; loại và cấpcông trình; tên và địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng côngtrình; các thông số kỹ thuật chính của công trình; thời hạn sử dụng theo thiếtkế và thời điểm hết thời hạn sử dụng của công trình; dự kiến phương án xử lý đốivới công trình sau khi hết thời hạn sử dụng.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP cótrách nhiệm thực hiện các công việc như sau:

a) Xem xét sự phù hợp, tính chính xáccủa các nội dung trong báo cáo;

b) Công bố công trình hết thời hạn sửdụng trong trong danh mục trên trang thông tin điện tử thuộc thẩm quyền quảnlý, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: tên công trình; địa điểm xây dựng; loạivà cấp công trình; tên và địa chỉ của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụngcông trình; các thông số kỹ thuật chính của công trình; thời hạn sử dụng theothiết kế và thời điểm hết thời hạn sử dụng của công trình; yêu cầu về việc tổchức phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việc phá dỡ công trình theo quy địnhtại Điều 42 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP trong trường hợp chủsở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp.

Điều 20. Điềukhoản chuyển tiếp

1. Đối với công trình được đưa vàokhai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật trên 08 năm kể từ ngày Thông tưnày có hiệu lực, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệmtổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình lần đầu trong thời gian không quá24 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. Đối với công trình còn lại, thờiđiểm đánh giá an toàn công trình lần đầu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản3 Điều 17 Thông tư này.

2. Đối với công trình xây dựng khởicông trước ngày Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có hiệu lực thuộc đối tượng kiểm tracông tác nghiệm thu theo quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP và Nghị định số46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảotrì công trình xây dựng, thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu được thực hiệntheo quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chínhphủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 21. Hiệu lựcthi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từngày 15 tháng 10 năm 2021 và thay thế các thông tư: Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nộidung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số04/2019/TT-BXD ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổsung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26 tháng 10 năm 2016 củaBộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượngvà bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thicông xây dựng công trình; Thông tư số 03/2019/TT-BXD ngày 30 tháng 7 năm 2019 củaBộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số04/2017/TT-BXD ngày 30 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định vềquản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng côngtrình.

2. Trong quá trình thực hiện nếu cóvướng mắc, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Xây dựng đểxem xét, giải quyết./.

Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo, Website của Chính phủ, Website BXD; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng; - Lưu: VP, Cục GĐ (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quang Hùng

PHỤ LỤC I

CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG; CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT VẬTLIỆU, SẢN PHẨM XÂY DỰNG, CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP NHẸ; CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬTPHẢI QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng)

STT

Loại công trình

Cấp công trình (1)

1.

Nhà, kết cấu dạng nhà; công trình nhiều tầng có sàn; công trình có kết cấu nhịp lớn dạng khung

Cấp đặc biệt

2

Công trình có kết cấu dạng cột, trụ, tháp

Cấp I trở lên

3.

Sân vận động, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài; nhà thi đấu (các môn thể thao)

Cấp I trở lên

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theoThông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quảnlý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤNLUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng)

Mẫu số 01. Giấy chứng nhận đã hoànthành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Mẫu số 02. Giấy chứng nhận đã hoànthành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Mẫu số 01.Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật antoàn lao động

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN) -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

…………, ngày … tháng … năm 20…

Ảnh 3x4

<đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi>

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số: …….……..

Họ và tên: ………………………………………………………..Nam, Nữ: ............................

Ngày tháng năm sinh:…………………………………………... Nơi sinh: ............................

Quốc tịch: .........................................................................................................................

Số CMND/Căn cước công dân ………………..Ngày cấp: …………….. Nơi cấp ..............

Đơn vị công tác:...............................................................................................................

Đã hoàn thành khóa huấn luyện nghiệpvụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định:

.........................................................................................................................................

Được tổ chức từ ngày ... tháng … năm… đến ngày … tháng …. năm …

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 02.Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật antoàn lao động

(TÊN ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN) -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

…………, ngày … tháng … năm 20…

Ảnh 3x4

<đóng dấu giáp lai hoặc dấu nổi>

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐÃ HOÀN THÀNH KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG

Số: ……………..

Họ và tên: ………………………………………………………..Nam, Nữ: .............................

Ngày tháng năm sinh:…………………………………………... Nơi sinh: .............................

Quốc tịch: .........................................................................................................................

Số CMND/Căn cước công dân ………………..Ngày cấp: …………….. Nơi cấp ...............

Đơn vị công tác:...............................................................................................................

Đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụkiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với các đối tượng kiểm định:

.........................................................................................................................................

Được tổ chức từ ngày ... tháng … năm… đến ngày … tháng …. năm …

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CÔNG TRÌNH PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓTHẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2021/TT-BXD ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Bộtrưởng Bộ Xây dựng)

STT

Công trình

Cấp công trình (1)

1.

Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Cấp II trở lên

2.

Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Cấp II trở lên

3.

Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Cấp I trở lên

4.

Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa

Cấp II trở lên

5.

Sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Cấp II trở lên

6.

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người

Cấp II trở lên

7.

Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn

Cấp I trở lên

8.

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Cấp I trở lên

Ghi chú:

(1) Cấp công trình xác định theoThông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xâydựng ban hành.