Tàu đổ bộ đệm khí

     

Tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) có ưu điểm vừa chạy trên nước, vừa chạy được trên cạn. Nhờ lớp đệm khí dày, tàu có thể an toàn trên mặt đất gồ ghề, bùn lầy, trên thảo nguyên, sa mạc, đầm lầy kể cả trên mặt biển đóng băng. Tàu LCAC có thể cơ động tới nhiều địa bàn tác chiến với tốc độ nhanh nhất.


*
Công nghệ độc đáo

Gọi là “Tàu đệm khí” vì tàu này chạy chủ yếu là trên “đệm không khí”. Đệm khí này được tạo ra từ một luồng khí nén, áp lực cao do tuabin tạo ra, nâng con tàu lên, đẩy tàu lên cách mặt bằng một khoảng cách tính hàng mét. Khi quạt nén khí quay, không khí nén ép theo đường dẫn hình tròn ở bốn xung quanh đáy tàu, phun xuống dưới mặt nước với áp lực rất lớn.

Các động cơ nén, ép không khí theo chiều thẳng đứng xuống khoang “túi khí” làm bằng cao su siêu bền, giữ cho tàu luôn trong trạng thái bồng bềnh.

Bạn đang xem: Tàu đổ bộ đệm khí

Theo nguyên lý phản lực, thân tàu nhận được một lực theo hướng lên trên. Thân tàu được nâng lên khỏi mặt nước. Lúc ấy ở giữa thân tàu và mặt nước sẽ hình thành một lớp đệm không khí.

Không khí nén trong đệm không khí sẽ dần tan đi, vì thế, để duy trì đệm không khí cần phải liên tục bom ép khí, tiêu hao công suất rất lớn.

Muốn tiến lên, chân vịt của tàu đẩy nước hoặc cánh quạt không khí sẽ đẩy tàu tiến lên phía trước. Tàu LCAC có tên là Zubr (bò rừng) của Ucraina lắp 3 động cơ cánh quạt ngang rất lớn, đường kính mỗi bộ cánh quạt tới 5,5m, tạo ra lực đẩy cực mạnh.

Tàu LCAC của quân đội Mỹ có 4 động cơ đẩy L/A TF-40B cho phép tàu vận hành công suất 16.000 mã lực. Khi hoạt động, LCAC mang theo 5.000 galon nhiên liệu (tương đương 19.000l). Nếu hoạt động hết công suất, các động cơ cánh quạt đẩy của LCAC ngốn hết 3.800lít nhiên liệu mỗi giờ.

Tàu đa năng trong vận chuyển đổ bộ

LCAC “Zubr” là tàu đệm khí đổ bộ lớn nhất thế giới, thiết kế ở St. Petersburg, do Ukraine sản xuất. Zubr có lượng giãn nước 550 tấn. Chiều dài 57,3 m, chiều rộng 25,6 m.

Thủy thủ đoàn của tàu 27 người. So sánh con ”bò rừng” này, nó có chiều cao bằng một tòa nhà 4 tầng và chiều dài tương đương với 5 chiếc xe buýt nối đuôi nhau. Zubr di chuyển với vận tốc cao gần 100km/giờ.

Tàu được trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không, pháo 30mm và các thiết bị điện tử, gây nhiễu... cho phép nó có khả năng độc lập tấn công áp chế hỏa lực của đối phương khi tiến vào khu vực đổ bộ.

Xem thêm: Mẫu Ý Kiến Của Phụ Huynh Vào Sổ Liên Lạc Khiến Học Sinh Chỉ Muốn Chui Xuống Đất

Diện tích khoang hàng hóa của Zubr 4.300 feet vuông, nên có thể chở ba xe tăng hoặc mười xe bọc thép với 140 quân. Khi cần thiết sẽ lắp ghế ngồi, bố trí 360 binh sĩ đổ bộ, nâng tổng quân số đạt 500 binh sĩ.

Zubr có thể hoạt động trên biển 5 ngày liên tục mà không cần tiếp tế.

Zubr được trang bị hỏa lực mạnh với hai dàn phóng tên lửa tự động MS-227 cỡ 140 mm, hai pháo cận chiến tự động AK-630 cỡ 30 mm, hệ thống phòng không Igla-1M và khả năng rải thủy lôi (từ 20 đến 80 quả tùy thuộc vào nhiệm vụ tác chiến).

LCAC của Mỹ dài 26,4 m, nơi rộng nhất đạt 14,3 m, độ choán nước tối đa của LCAC có thể lên tới 170–182 tấn. Tuy khá cồng kềnh nhưng thủy thủ đoàn của LCAC chỉ bao gồm 5 binh sĩ. Phạm vi hoạt động của các tàu đổ bộ đệm không khí này có thể lên tới 370 km. Tốc độ tối đa của loại tàu đổ bộ này có thể lên tới 110 km/h. Tàu của Mỹ chở được một số xe tăng, xe chiến đấu ít hơn Zubr, nhưng số xe này không đặt trong khoang mà ở trên mặt boong.

Ngoài khả năng hoạt động trên biển, các túi khí cùng động cơ đẩy cực mạnh còn cho phép LCAC tiến sâu vào những khu vực bằng phẳng, tạo thêm lợi thế cho lính thủy đánh bộ. Hệ thống bánh lái linh hoạt còn cho phép LCAC tự quay đầu lại phía biển sau khi hoàn tất nhiệm vụ đổ bộ hoặc thu quân dù đang mang trên mình tải trọng tối đa.

Nó có thể đổ bộ lên bờ ở những nơi không có công sự chiến đấu, duy trì hỏa lực yểm trợ cho lính thủy đánh bộ.

Một số nước mua LCAC cho lực lượng hải quân, tạo lợi thế trong tiến công đánh chiếm biển đảo.