Số liệu thống kê tai nạn giao thông năm 2013

     
*

*

*

*

*

 Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông năm 2015 cả nước xảy ra 22.827 vụ, làm chết 8.727 người, bị thương 21.069 người. So với năm 2014, giảm 2.842 vụ (- 11%), giảm 364 người chết (- 4%), giảm 3.794 người bị thương (- 15,26%). Trong đó:

Đường bộ: Xảy ra 22.326 vụ, làm chết 8.435 người, bị thương 20.815 người. So với năm 2014, giảm 2.912 vụ (- 11,54%), giảm 410 người chết (- 4,64%), giảm 3.822 người bị thương (- 15,51%).

Đường sắt: Xảy ra 405 vụ, làm chết 218 người, bị thương 239 người. So với năm 2014, tăng 64 vụ (18,77%), tăng 38 người chết (21,11%), tăng 23 người bị thương (10,65%).

Đường thủy: Xảy ra 96 vụ, làm chết 74 người, bị thương 15 người. So với năm 2014, tăng 06 vụ (6,67%), tăng 08 người chết (12,12%), tăng 05 người bị thương (50%).

Bạn đang xem: Số liệu thống kê tai nạn giao thông năm 2013

*
 

 

Qua thống kê, phân tích tổng số các vụ TNGT xảy ra trong năm 2015 cho thấy các lỗi vi phạm TTATGT chủ yếu dẫn đến TNGT là: đi không đúng làn đường, phần đường quy định chiếm tỉ lệ cao (26%), chạy quá tốc độ (9%), chuyển hướng không đúng quy định (9%), ngoài ra các lỗi không nhường đường, vượt xe, sử dụng rượu bia chiếm tỉ lệ đáng kể.

 

*

Tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông chủ yếu vẫn là các tuyến quốc lộ (35%) và nội thị (31%). Đây là các tuyến đường có mật độ dân cư đông đúc, người và phương tiện tham gia giao thông đa dạng với mật độ cao, đặc điểm đường giao cắt nhiều, phương tiện lưu thông hỗn hợp dễ xảy ra va chạm, khá phức tạp trong bảo đảm TTATGT.

Xem thêm: Gợi Ý Những Xe Tay Ga Cho Nữ Thấp Lùn Có Chiều Cao Tầm 1M50 Đáng Mua Nhất

 

Trong những năm gần đây, việc đưa vào vận hành, khai thác các tuyến đường cao tốc ở nước ta đã góp phần thay đổi bộ mặt, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại những vùng miền trên cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình lưu thông đã xảy ra nhiều vụ TNGT thảm khốc. Do vậy, để đảm bảo an toàn, phòng ngừa TNGT xảy ra cần nghiên cứu, đầu tư, xây dựng các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông trên các tuyến đường cao tốc, đặc biệt là việc tuyên truyền pháp luật TTATGT cũng như những quy định, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết khi tham gia giao thông trên đường cao tốc.

*
 

Mô tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu trong các vụ tai nạn (gần 70%), trong đó rất nhiều mô tô, xe máy cũ hoặc không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Hiện nay, số lượng mô tô, xe máy chiếm hơn 85% tổng số phương tiện giao thông hiện đang hoạt động trong cả nước do nhiều ưu điểm như tính cơ động cao, linh hoạt giá thành rẻ phù hợp điều kiện kinh tế của đa phần người dân. Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe máy còn chưa cao. Vì vậy vấn đề tai nạn liên quan đến mô tô, xe máy đang là vấn đề rất báo động

*

 

Gần 40% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời gian từ 18h đến 24h, đây là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động tâm lý muốn nhanh chóng trở về với gia đình, sự mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày làm việc, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và đêm (đặc biệt đối với phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa…). Điều đó cho thấy cần phải nghiên cứu về yếu tố này trong việc xem xét việc điều khiển phương tiện của người lái xe chứ không chỉ ở tăng số lượng và thay người điều khiển phương tiện.

 

*

          Để giảm thiểu tai nạn giao thông trong thời gian tới, các lực lượng chức năng sẽ tăng cường công tác TTKS, xử lý vi phạm tập trung các hành vi vi phạm về làn đường, phần đường, chạy quá tốc độ, sử dụng nồng độ cồn khi tham gia giao thông; đẩy mạnh việc đảm bảo TTATGT tại khu vực đông dân cư; thực hiện chiến dịch kêu gọi không sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện….Ngoài ra, các cơ quan chức năng sẽ phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, góp phần cải thiện tình hình trật tự an toàn giao thông, hướng tới giảm thiểu tai nạn giao thông và xây dựng văn hóa giao thông./.