Cách học nhiều ngoại ngữ

     

Biết nhiều ngoại ngữ sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích trong cuộc sống, công việc và rèn luyện luôn cả sự tự tin của bản thân. tiengtrungquoc.edu.vn Vietnam mời bạn cùng trò chuyện với thầy giáo trẻ tuổi tài năng Nguyễn Hoàng Khánh, Thạc sĩ ngành Ngôn ngữ học trường Đại học Tübingen, Đức để cùng góp nhặt bí quyết học tốt (nhiều hơn) một ngoại ngữ.

Bạn đang xem: Cách học nhiều ngoại ngữ

Xin chào thầy, thầy đã thực sự học bao nhiêu ngôn ngữ, và đâu là những ngôn ngữ lưu loát/ khó khăn nhất đối với thầy?

Nói về những ngôn ngữ mình từng học thì nhiều lắm, liệt kê ra không hết (cười). Nói chung, mình đã học qua tầm 20 ngôn ngữ, trong đó có những thứ tiếng mình chỉ học sơ qua một thời gian, sau đó do không tìm thấy động lực để tiếp tục học nên mình đã ngưng. Hiện tại mình có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh, Tây Ban Nha, Catalan, Đức, Pháp, và Ý (thứ tự giảm dần), có thể giao tiếp tàm tạm (đã học và đã quên nhiều do thiếu luyện tập) tiếng Trung, Hàn, Thuỵ Điển, và Hy Lạp.

*

Về độ khó, theo mình, không có ngôn ngữ nào là khó “xơi” nhất cả, vì mọi thứ là tương đối mà. Thực ra, câu trả lời muôn thuở của mình cho câu “tiếng nào khó nhất” chính là tiếng mẹ đẻ! Vì một người bản xứ bình thường (the average native speaker) thực ra chỉ dùng tiếng theo bản năng, còn sự am hiểu về nó thì khá hạn chế. Nếu hỏi một người Mỹ hay Tây Ban Nha bản xứ (không qua đào tạo về ngôn ngữ) về thì (tenses) hay cú pháp (syntax) thì họ không trả lời được đâu, nhưng khi mình nói sai thì họ luôn nhận ra. Chỉ là họ không được đào tạo để giải thích những hiện tượng đó. Giờ đây mình coi tiếng Việt như ngoại ngữ, và mỗi khi nhìn, nghe hay nghĩ bằng tiếng Việt, mình đều để tâm tới cách phát âm, cú pháp, ngữ nghĩa, và mỗi ngày đều tìm ra những quy tắc hay ho mà không phải người bản xứ nào cũng am tường.

Đâu là tiêu chí để thầy chọn học một ngôn ngữ để theo học? Vì “vẻ đẹp” của ngôn ngữ đó hay để phục vụ cho mục đích công việc?

Chắc chắn là vì nó đẹp ở một khía cạnh nào đó rồi. Thường thì mình sẽ chọn những ngôn ngữ có hệ thống âm thanh lạ, những tổ hợp âm khác biệt so với những thứ tiếng khác, hoặc nghe thú vị, hay chỉ đơn giản là nó rất khác những gì mình đã biết (về từ vựng, cấu tạo từ, ngữ pháp…). Mình luôn tìm hiểu các thông tin cơ bản về typology (loại hình ngôn ngữ) trước khi học, rồi học sơ qua, sau đó mới quyết định có đi tiếp với nó hay không.

*

Hiện nay thầy đang dạy những ngôn ngữ nào, và cơ duyên nào đã đưa thầy đến với công việc này?

Hiện nay mình đang giảng dạy tiếng Anh, Tây Ban Nha, Đức và Catalan vì hiện tại trình độ đã ở C1 trở lên, và thời gian mài dũa với tư cách là giáo viên lẫn học viên cũng đã khá lâu. Riêng Tiếng Pháp và Ý mình dạy tập trung vào phát âm, ngữ pháp và từ vựng (kiểu kiến thức thụ động).

Xem thêm: Mua Xe Cũ Nên Mua Vespa Hay Liberty Hay Vespa, Nên Mua Xe Liberty Cũ Hay Vespa Cũ

Về cơ duyên đến với công việc giảng dạy, 10 năm trước mình vô tình được bạn giới thiệu làm gia sư tiếng Anh. Ngay từ lần đầu tiên đi dạy, mình đã thẩm thấu và cảm nhận được câu nói “mình không chọn nghề, nghề chọn mình” vì trước đó chưa bao giờ nghĩ mình hợp và sẽ chọn giáo viên như một nghề chính. Mình từng cảm thấy khó khăn trong việc giải thích một điều gì đó, nhưng mình dần nhận ra đó lại là một thế mạnh, vì mình không áp đặt mọi thứ theo hướng khoa học, mà giải thích theo cách mà chính bản thân mình hiểu – do đó điều này cũng “dân dã” và dễ hiểu hơn những gì học viên học được từ trong sách vở. Cũng từ đó mà mình theo sự nghiệp dạy học luôn đến bây giờ!

Khi học ngoại ngữ, mỗi nguời sẽ có một cách học và thứ tự ưu tiên khác nhau cho từng kỹ năng. Khi bắt đầu, thầy thường tập trung vào kỹ năng nào?

Mình vốn theo học chuyên ngành Âm vị học, Ngữ âm học và Ngôn ngữ học tri nhận, do đó ưu tiên hàng đầu của mình là phát âm, và song song với nó là kỹ năng nghe. Nếu người học đã qua tuổi trưởng thành, cách tốt nhất là ngay từ ban đầu, bạn nên học cách phát âm một cách chuẩn nhất, có thể thông qua quy tắc, hoặc luyện nhái giọng, miễn sao tối ưu hóa việc phát âm chính xác, không ngọng, và nhất là phải luôn đi kèm với luyện nghe. Mình nghe đúng và nghe được những điểm khác nhau thì mới lặp lại, cũng như sau này có thể nghe hiểu được.

*

Ban đầu, bạn cứ nghe từ nhiều nguồn khác nhau mà không cần quan tâm tới nghĩa, mục đích là để quen với ngữ âm, luyến láy, nhấn nhá, nối âm, lướt âm, và nhịp điệu lên xuống của người bản xứ. Khi nghe quen rồi, cộng với luyện phát âm nhiều thì việc học tiếng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thầy có thể chia sẻ những ích lợi hay trải nghiệm lý thú từ khả năng đa ngôn ngữ?

Lợi ích đầu tiên và sáng giá nhất là có thể đọc hiểu và nghe hiểu rất nhiều thứ, như phim ảnh, sách vở, tra cứu. Mình thường thích đọc bản gốc của một quyển sách, đặc biệt những cuốn mà mình yêu thích, nghe nhạc cũng thích nghe bản gốc bất kể nó là tiếng gì, nên việc biết nhiều ngoại ngữ cũng đem lại cho mình lợi thế có thể đọc/nghe, hiểu sâu và kỹ hơn những tinh tuý trong bản gốc mà đôi khi bản dịch đã làm “rơi rụng” đi mất.

*

Biết nhiều thứ tiếng cũng giúp mình tự tin kết bạn với bạn bè quốc tế trong thời gian mình đi du học ở Đức. Sau những cái ồ, à, mắt tròn mắt dẹt vì ngạc nhiên khi thấy mình nói được ngôn ngữ của họ (đặc biệt là những tiếng ít người sử dụng như Catalan, Hy Lạp chẳng hạn), thì người đối diện ắt hẳn sẽ trở nên hứng thú với bạn hơn. Từ đó thì việc giao tiếp kết bạn chẳng còn trở ngại gì nữa!

Theo thầy, các bạn trẻ có nên tìm bạn đồng hành để cùng nhau rèn luyện mỗi khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới?

Cá nhân mình thì không chọn đồng môn vì mình là “lone wolf” (kiểu người thích làm việc một mình). Dù vậy, mình luôn khuyến khích các học viên học chung để tăng tính tương tác và học hỏi từ nhau. Ngữ pháp, từ vựng đã có đầy đủ trong sách vở, nhưng bạn vẫn nên tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, người bản xứ để học hỏi những cái sách vở ít nói tới hoặc không thể bao quát hết được, chẳng hạn như slang (tiếng lóng), argot (biệt ngữ), collocations (quy ước kết hợp từ) trong văn nói… Theo mình, mỗi người có một cách học riêng, và quan trọng nhất là bạn tự tìm ra cho mình cách học tối ưu để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc của bản thân và cả những người xung quanh.

Cuối cùng, thầy có thể chia sẻ cách vận dụng các ngôn ngữ đã học trong đời sống thường ngày để không quên thứ tiếng đó?

Mình thường đọc sách, nghe nhạc, xem video trên Youtube về các chủ đề. Trong thời gian du học Đức, mình tìm đến những người bạn bản xứ để trò chuyện. Khi ở Việt Nam hoặc những nơi không có nhiều người bản xứ để thực hành, mình thường luyện nói trước gương về những chủ đề thường ngày – và đây là cơ hội để mình sử dụng và “nhắc nhớ” bản thân về tất cả những ngoại ngữ mình đã học.

*

Xin cám ơn thầy về những chia sẻ đặc biệt hữu ích, và chúc thầy có thêm nhiều niềm vui trên cuộc hành trình đa ngôn ngữ!