Rút hồ sơ đại học để chuyển trường khác

     

Điều kiện chuyển trường? Một số quy định về việc rút hồ sơ đại học? Thủ tục rút hồ sơ chuyển trường đại học khi đã nhập học? Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông? Tư vấn một trường hợp cụ thể?


Ngày nay, đối với sinh viên khi muốn tham gia học tại một trường đại học nào đó thì cần phải thực hiện việt nộp hồ sơ để nhập học tại trường. Nhưng lại vì một trường hợp nào đó mà sinh viên không thể tiếp tục theo học tại trường thì thủ tục rút hồ sơ chuyển trường đại học khi đã nhập học được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:

*
*

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Điều kiện chuyển trường

Hiện nay, nhu cầu của các em học sinh khi muốn chuyển trường để thuận tiện có cuộc sống của mình thì sinh viên được chuyển trường nếu không thuộc một trong các trường hợp sinh viên đã tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả xét tuyển thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến; thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến; không phải là sịnh viên năm năm thứ nhất và năm cuối khóa để đảm bảo được chất lượng học tập; không thuộc thuộc diện xử lý học vụ; hay là đối với sinh viên vi phạm kỷ luật đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.

Bạn đang xem: Rút hồ sơ đại học để chuyển trường khác

2. Một số quy định về việc rút hồ sơ đại học

Trên cơ sở quy định của Luật về quy chế Đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo để tạo điều kiện có các học sinh, sinh viên vẫn theo học theo chương trình giáo dục ở các địa phương khác nhau trong nền giáo dục của nước ta, thì quy chế Đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo đã có những quy định trong thủ tục chuyển trường cho học sinh, sinh viên vì lý do cá nhân hay gia định mà đổi địa điểm sinh sống làm ăn và chỗ ở ở cách quá xa trường học và muốn chuyển đến một trường gần hơn do đó nếu muốn tiến hành thủ tục rút hồ sơ Đại học mới nhất thì cần phải tuân thủ theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 9 Quy chế đào tạo Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo quy định “ Những sinh viên xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của nhà trường.” Như vậy, nếu muốn rút hồ sơ Đại học thì cần phải tuân thủ thực hiện các quy định của nhà trường.

Đối với các trường hợp mà sinh viên làm đơn rút hồ sơ đại học rồi sau đó nộp cho nhà trường họp và xem xét đề ra các quyết định có giải quyết thủ tục cho sinh viên đó rút hồ sơ đại học hay không. bên cạnh việc rút hồ sơ theo như quy định thì sinh viên sẽ chỉ phải thanh toán học phí tính đến thời điểm mà sinh viên đó học theo như quy định của pháp luật hiện hành, bên cạnh đó thì phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà trường như việc trả đầy đủ sách mượn của thư viện, các khoản phí phải nộp khi rút hồ sơ đại học theo như quy định.

3. Thủ tục rút hồ sơ chuyển trường đại học khi đã nhập học

Dựa vào những quy định chung của Bộ giáo dục cũng như tùy thuộc vào quy chế và thủ tục của từng trường Đại học mà từng trường đại học sẽ có những quy định về thủ tục khác nhau. Tuy nhiên thủ tục rút hồ sơ đại học mới nhất có thể khái quát như sau:

Bước 1: Người có nguyện vọng rút hồ sơ viết đơn xin rút hồ sơ, có ý kiến xác nhận của Ban chủ nhiệm Khoa;

Bước 2: Đồng thời, nộp lại thẻ sinh viên và giấy báo nhập học;

Bước 3: Nộp phiếu thanh toán xác nhận sinh viên đó không nợ gì ở trường;

Bước 4: Cuối cùng, đợi quyết định của nhà trường và thực hiện việc rút hồ sơ tại phòng công tác sinh viên.

Bên cạnh những thủ tục trên, sinh viên hay phụ huynh muốn rút hồ sơ đại học cần tiến hành liên hệ với nhà trường, mà chính xác ở đây là thực hiện liên hệ tới các phòng như: Phòng đào tạo, phòng công tác sinh viên, khoa quản lý v.v.. để làm thủ tục liên quan. Về vấn đề bồi thường học phí sau khi rút hồ sơ đại học pháp luật hiện hành không có quy định.

4. Thủ tục chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

4.1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường cho hiệu trưởng nhà trường nơi chuyển đến.

Hiệu trưởng trường nơi chuyển đến có ý kiến đồng ý tiếp nhận vào đơn, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do vào đơn và trả lại cho cha mẹ, người giám hộ học sinh, người nộp đơn.

Bước 2: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh gửi đơn xin chuyển trường gửi đến hiệu trưởng trường học sinh đang học

Hiệu trưởng trường học sinh đang học xem xét cấp giấy giới thiệu chuyển trường và cho phụ huynh rút hồ sơ, học bạ của học sinh.

Bước 3: Cha mẹ học người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường nộp hồ sơ xin chuyển trường về Phòng quản lý và thông tin giáo dục, sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội

Bước 4: Sở giáo dục sẽ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, giải quyết cấp giấy giới thiệu chuyển trường.

Xem thêm: Chính Sách Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Từ 01/7/2021, Hỗ Trợ Người Khuyết Tật

Bước 5: Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có nhu cầu chuyển trường tiếp nhận lại hồ sơ đã giải quyết và nộp lại toàn bộ hồ sơ cho hiệu trưởng nhà trường nơi học sinh chuyển đến.

4.2. Hồ sơ chuyển trường THPT

 Đối với học sinh trong nước khi có nguyện vọng muốn chuyển trường thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bào gồm:

– Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, có ý kiến tiếp nhận của trường đến.

– Hồ sơ học tập của học sinh gồm: Học bạ (bản chính), Bản sao giấy khai sinh, Bằng tốt nghiệp THCS.

– Các giấy tờ hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích trong học tập thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp (nếu có).

– Học sinh xin học lại phải có xác nhận của UBND xã, phường về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại địa phương trong thời gian nghỉ học.

Đối với học sinh Việt Nam ở nước ngoài về nước:

Phải có văn bằng hoặc chứng chỉ tốt nghiệp THCS tương đương bằng tốt nghiệp THCS của Việt Nam. Học sinh đã được học ở Việt Nam, sau thời gian học ở nước ngoài, khi về nước phải có bằng tốt nghiệp bậc đã học ở Việt Nam. Được gia hạn thêm 1 tuổi so với quy định của cấp học Theo như quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra còn phải đáp ứng điều kiện là chương trình học tập ở nước ngoài phải có nội dung tương đương với chương trình giáo dục của Việt Nam với những môn thuộc nhóm khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những môn thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn, học sinh phải bổ túc thêm kiến thức cho phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định về những học sinh đang học dở chương trình của một lớp học ở nước ngoài xin chuyển về học tiếp lớp học tương đương tại trường THPT ở Việt Nam phải được nhà trường nơi tiếp nhận kiểm tra trình độ theo chương trình quy định của lớp học đó. Khi muốn chuyển rường thì cần phải có hồ sơ gồm:

– Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt),

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt),

– Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có),

– Bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha mẹ hoặc người giám hộ.

– Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký, học bạ (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt),

– Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang tiếng Việt),

– Bằng tốt nghiệp bậc học dưới tại Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có),

– Bản sao giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha mẹ hoặc người giám hộ.

5. Tư vấn một trường hợp cụ thể

Tóm tắt câu hỏi:

Cháu vừa nhập học ngày hôm qua tại trường Kinh tế quốc dân, nếu bây giờ cháu muốn chuyển sang trường đại học Quốc gia Hà Nội thì cháu cần làm những gì, có được phép rút hồ sơ như thế không và có phải bồi thường không ạ??

Luật sư tư vấn:

– Căn cứ vào Mục 3 Công văn 525/BGDĐT-KTKDCLGD quy định về tổ chức kì thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016 như sau:

“3. Tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy

a) Các trường ĐH, CĐ, nhất là các trường khối năng khiếu, nghệ thuật chủ động xây dựng và công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy; tổ chức tuyển sinh theo các quy định tại đề án tự chủ tuyển sinh.

b) Đối với các trường sử dụng kết quả Kì thi THPTQG để xét tuyển:

Về cơ bản giữ ổn định như năm 2015.

Có một số điều chỉnh theo hướng tăng quyền chủ động cho các trường ĐH, CĐ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký xét tuyển (ĐKXT) và xét tuyển. Cụ thể:

– Thí sinh sử dụng mã số ghi trong Giấy chứng nhận kết quả thi của mình để ĐKXT trong các đợt xét tuyển;

– Thí sinh ĐKXT qua bưu điện và trực tuyến (online);

– Trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng ĐKXT;

– Các trường căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng do Bộ GDĐT quy định để xác định và công bố công khai ngưỡng ĐKXT vào ngành/nhóm ngành của trường; tổ chức xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển cho thí sinh;

– Các đợt xét tuyển:

+ Đợt xét tuyển đầu tiên: Thời gian ĐKXT và xét tuyển là 12 ngày; mỗi thí sinh được ĐKXT vào tối đa 02 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo;

+ Các đợt xét tuyển kế tiếp: Thời gian ĐKXT và xét tuyển mỗi đợt là 10 ngày; mỗi thí sinh ĐKXT mỗi đợt vào tối đa 03 trường, mỗi trường tối đa 02 ngành đào tạo.”

– Như vậy, theo quy định tại Công văn 525/BGDĐT-KTKDCLGD, trong mỗi đợt xét tuyển, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng đăng kí xét tuyển. Trong trường hợp của bạn, nếu bạn đã nộp hồ sơ gốc vào trường đại học Kinh tế quốc dân, tức là bạn đã chọn học tại trường này thì bạn không thể rút hồ sơ để chuyển sang trường khác được.