Phương pháp dạy học vần lớp 1

     

Mục tiêu dạy học vần là dạy tiếng Việt văn hoá cho trẻ em ở độ tuổi đi học trên khắp các miền, vùng của đất nước với yêu cầu dạy chữ (đọc, viết) trên cơ sở phát triển và hoàn thiện các kĩ năng khác (nghe, nói). Chính vì vậy môn học vần có vị trí quan trọng ở tiểu học , là phân môn mở đầu của lớp đầu tiên ở bậc Tiểu học. Từ việc nắm được mặt chữ, biết viết chữ, biết đọc trơn tiếng, từ, câu, toàn bài. giúp các em có phương tiện để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở các lớp trên.


Bạn đang xem: Phương pháp dạy học vần lớp 1

*
31 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 10673 | Lượt tải: 2
*

Xem thêm: Range Rover Bao Nhiêu Tiền, Land Rover: Xe Suv, Xe 4X4 Cao Cấp

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp dạy học vần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết bảng: ôn ơn)- HS đọc theo GV: ôn, ơn.2.Dạy vần mớiVần ôna)Nhận dạng vần- Vần ôn được tạo nên bởi ô và n.- Hướng dẫn HS so sánh vần ôn với vần on:+ Giống nhau: kết thúc bằng n.+ Khác nhau: bắt đầu bằng ô.b) Hướng dẫn HS ghép vần, đánh vần vần, đọc trơn vần:- Hướng dẫn HS ghép vần ôn bằng thẻ chữ rời vào bảng cài.- GV hướng dẫn HS đánh vần: ô - nờ - ôn.- HS đánh vần: ô- nờ -ôn ( cá nhân nối tiếp, nhóm, lớp)- HS đọc trơn vần: ôn (nối tiếp nhiều HS, nhóm, dãy bàn, cả lớp)c) Hướng dẫn HS ghép tiếng, đánh vần và đọc trơn tiếng và từ ngữ khoá:- GV hướng dẫn HS nhận xét vị trí của chữ và vần ôn trong tiếng khoá chồn (ch đứng trước, ôn đứng sau, dấu huyền ghi trên ô).- HS ghép tiếng chồn- HS đánh vần tiếng:chờ - ôn - chôn - huyền - chồn (cá nhân nối tiếp, nhóm, dãy bàn, lớp)- Cho HS xem tranh và thảo luận: Tranh vẽ con gì? gợi từ khoá: con chồn- HS đọc trơn từ khoá: con chồn (cá nhân nối tiếp, nhóm, dãy bàn, cả lớp)Vần ơn (quy trình dạy tương tự như vần ôn). -So sánh vần ôn và ơn:+ Giống nhau: kết thúc bằng n.+ Khác nhau: vần ôn bắt đầu bằng ô, vần ơn bắt đầu bằng ơ.d) Luyện đọc từ ứng dụng:- GV đính thẻ ghi các từ ứng dụng hoặc viết các từ ứng dụng trên bảng lớp: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mởn- Cho HS nhận diện đọc lên các tiếng chứa vần ôn, ơn (ôn, khôn, cơn, mơn mởn)- HS đọc trơn các từ ứng dụng (cá nhân, nhóm, lớp)- GV đọc mẫu từ ứng dụng và giải nghĩa từ khó:mơn mởn: cây cối được mưa tươi tốt, xanh none) Hướng dẫn HS luyện viết chữ ghi vần, tiếng:- GV viết mẫu chữ viết thường trên dòng kẻ ở bảng (theo SGK).- Tổ chức cho HS viết ở bảng con từng vần, tiếng.Tiết 2:3.Luyện tậpa) Luyện đọc- GV hướng dẫn HS luyện đọc trên bảng lớp vần, tiếng đã học ở tiết 1.- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng:+ HS nhận xét tranh minh hoạ gợi câu ứng dụng: Sau cơn mưa, cả nhà cá bơi đi bơi lại bận rộn (đính câu ứng dụng đã chuẩn bị sẵn ở băng giấy rời lên bảng)+ HS tìm đọc lên những tiếng chứa vần ôn, ơn: cơn, rộn+ GV cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.+ GV chỉnh sửa cách đọc của HS. + GV đọc mẫu. + HS đọc lại câu ứng dụng.b) Hướng dẫn học sinh luyện viết ở vở tập viết.c) Hướng dẫn luyện nói- HS đọc tên bài luyện nói: Mai sau khôn lớn.- GV đưa tranh minh hoạ hỏi HS tranh vẽ những người làm nghề gì ?- GV nêu các câu hỏi gợi ý để HS nói:+ Mai sau khôn lớn, em thích làm nghề gì ?+ Tại sao em lại thích nghề đó...- Tổ chức cho HS luyện nói theo nhóm đôi (một em hỏi, một em trả lời).- HS luyện nói trước lớp (GV khuyến khích HS nói theo nhiều cách khác nhau)* Trò chơi: Chữ gì đây?Chuẩn bị:- Câu đố 1: Không huyền là một vật dàiBinh khí chắc chắn dùng hoài chẳng sao.Thêm huyền thành một cù lao,Nổi giữa sông lớn càng cao càng dày.- Câu đố 2: Một mình em chả có ai,Nếu đi với mẫu thành loài đẹp ghê.Thêm huyền để đánh, để vê,Nỉ non thánh thót, nhạc ve nào bằng.- HS chuẩn bị bảng con, phấn,viết, giẻ lau bảng. Cách chơi: - Chia lớp thành 3 đội- GV đọc từng câu đố thong thả cho HS nghe, có thể cho HS đọc đồng thanh lại.- HS suy nghĩ, trao đổi theo nhóm để giải đố, ghi kết quả vào bảng con.- Theo hiệu lệnh của GV, HS giơ bảng.- GV cho các tổ chấm bài của nhau.Đáp án: 1: côn cồn2. đơn đờn4. Củng cố, dặn dò:- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bài.- HS tìm tiếng có vần ôn, ơn vừa học.- Dặn HS học bài ở nhà, tự tìm tiếng có vần mới học.---***---4.Dạng bài ôn tập âm (“Bài 16: Ôn tập” - TV1, T1, tr.34-35)I. Mục đ0ích yêu cầu- Đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: i, a, m, n, d, đ, t, th.- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.- Nghe, hiểu và kể lại một cách tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong chuyện kể cò đi lò dò.II. Chuẩn bị- Bảng ôn (tr 34 SHS- Tranh minh hoạ câu ứng dụng.- Bộ chữ cái tiếng Việt- Vở Tập viết.III. Hoạt động dạy họcA.Kiểm tra bài cũ:- GV đọc cho HS viết các chữ: t, th, các tiếng tổ, thỏ vào bảng con.- HS đọc các từ đã viết ở bảng con và các từ ứng dụng: ti vi, thợ mỏ- 2-3 HS đọc bài ứng dụng: bố thả cá mè, bé thả cá cờB. Dạy – học bài mớiTiết 1: 35 phút1. Giới thiệu bài:- GV cho HS xem tranh SGK và hỏi: Tranh vẽ gì?- HS phát hiện nội dung tranh: cây đa, đi đò….- GV đưa mô hình phân tích, tổng hợp tiếng đa, cho HS đọc: đờ- a- đa và dẫn vào bài ôn: Hôm nay chúng ta sẽ ôn các âm vừa học trong tuần và ghép các âm thành tiếng theo mô hình trên.- HS nêu các âm đã học trong tuần, GV ghi ở góc bảng.- GV gắn lên bảng Bảng ôn đã được phóng to, HS đối chiếu các chữ mình nêu ở góc bảng với bảng ôn để bổ sung nếu thiếu.2. Ôn tậpa. Các chữ và âm vừa học- HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong bảng ôn+ GV đọc âm, HS chỉ chữ+ HS chỉ chữ và đọc âm,b. Ghép chữ thành tiếng- HS ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở hàng ngang, đánh vần và đọc trơn tiếng đã ghép được (HS làm việc cá nhân)Ví dụ: n – ô; nờ - ô – nô / nô…..Sau khi ghép xong bảng trên, cho HS đọc lại toàn bộ các tiếng đã ghép trong bảng.- HS ghép các tiếng ở bảng dưới với các thanh để tạo tiếng mới- GV chỉnh sửa cách phát âm cho HS.c. Luyện đọc từ ngữ ứng dụng- HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp- GV chỉnh sửa cách phát âm cho HS.d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:- HS tập viết các từ ngữ: tổ cò, lá mạ vào bảng con- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS.*Tiết 2: 35 phút3. Luyện tậpa. luyện đọc- Đọc lại bài ôn ở tiết 1+ HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo nhóm, bàn, cá nhân.+GV chỉnh sửa cách phát âm cho HS- Đọc bài ứng dụng+ Cho HS xem tranh và thảo luận tranh vẽ gì? để gợi nội dung câu ứng dụng.+ GV gắn câu ứng dụng đã chuẩn bị sẵn ở băng giấy rời lên bảng.+ HS đọc bài ứng dụng theo nhóm, cả lớp, cá nhân.+ GV chỉnh sửa cách phát âm cho HS. b. Luyện viết vào vở tập viếtc. Kể chuyện: Cò đi lò dò- HS nêu tên câu chuyện, GV dẫn vào câu chuyện- GV kể mẫu câu chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ- HS lắng nghe, thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm thi tài, có thể chọn một trong các hình thức sau:+ Thi kể theo tranh+ Kể lại câu chuyện theo trí nhớ+ Tóm tắt và nêu ý nghĩa câu chuyện.* Trò chơi: Ai quan sát giỏi?Chuẩn bị: 1 bảng cái lớn: 26 thẻ chữ ( 2 chữ n, 2 chữ m, 2 chữ d, 2 chữ đ, 2 chữ t, 2 chữ th, 2 chữ o, 2 chữ a, 2 chữ i, 1 từ tổ cò, 1 từ lá mạ, 1 từ da thỏ, 1 từ thợ nề,1 từ thợ mỏ, 1 từ ti vi)Cách chơi: + Chia lớp thành 3 đội.+ GV gắn các thẻ chữ trên bảng cài, chỉ cho HS đọc đồng thanh.+ GV quay bảng bí mật thay đổi một vài chữ sắp xếp trên bảng cài, quay bảng lại, cho các nhóm phát hiện sự thay đổi đó.+ Các nhóm ghi sự thay đổi đó vào bảng con. +GV nhận xét và công bố kết quả.4. Củng cố, dặn dò- GV chỉ bảng ôn cho HS đọc- HS tìm tiếng vừa ôn trên các tờ báo hoặc các văn bản chữ in khác. - Dăn HS về học lại bài, tự tìm tiếng, từ vừa học, xem trước bài 17.---***---5. Dạng bài ôn tập vần (“Bài 51: Ôn tập” – TV1, T1, tr.104-105)I.Mục đích yêu cầu- Đọc, viết một cách chắc chắn các vần đã học có âm cuối n.- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.- Nghe, hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong chuyện kể Chia phần.II. Chuẩn bị -Bảng ôn: các vần kết thúc bằng n.III. Hoạt động dạy họcA.Kiểm tra bài cũ- HS viết vần uôn, ươn, các từ chuồn chuồn, vươn vai (kết hợp cho HS đọc).- HS đọc các tù ngữ , câu ứng dụng ở bài 50.B. Dạy bài mới* Tiết 1 (35 phút)1. Giới thiệu bài- Cho hS quan sát tranh trong SGK gợi từ hoa lan, HS phân tích tiếng lan, phân tích, tổng hợp vần an theo sơ đồ.- Tuần qua, các em đã học được những vần có n ở cuối. Ngoài vần an, em còn học được những vần nào nữa?- HS nêu các vần có n ở cuối, GV ghi ở góc bảng- GV gắn bảng ôn tập lên bảng, HS soát lại xem mình nêu thiếu những vần nào.2. Ôn tậpa) Các vần có kết thúc bằng âm nHS lên bảng đọc các vần vừa học trong tuầnGV đọc vần, HS chỉ chữHS chỉ vần và đọcb) Ghép âm thành vần- GV ghép vần an để làm mẫu- Gọi HS cá nhân nối tiếp lên đọc các âm ở cột dọc, ghép với âm ở cột ngang thành vần, đánh vần và đọc trơn . Ví dụ ă- nờ ; ă – nờ- ăn / ăn- Ghép hết bảng, cho HS đọc lại.c) Đọc từ ngữ ứng dụng- HS tự đọc từ ngữ ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp.- GV kết hợp chỉnh sửa cách phát âm.d) Tập viết ứng dụng- GV đọc các từ: cuồn cuộn, con vượn cho HS viết bảng con.- GV chỉnh sửa chữ viết của HS.Tiết 23. Luyện tậpa) Luyện đọc- HS đọc lại bài ôn ở tiết 1 theo nhóm, bàn, cá nhân.- GV chỉnh sửa cách phát âm cho HS.Đọc câu ứng dụng- GV đưa tranh HS thảo luận : Tranh vẽ gà mẹ và gà con đang làm gì?- GV gắn bài câu ứng dụng lên bảng: Gà mẹ dẫn gà con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.- HS tìm đọc lên các tiếng có vần vừa ôn: dẫn, đàn, con, giun.- HS đọc trơn từng câu và đọc cả bài ứng dụng.- GV chỉnh sửa cách phát âm cho HS.b) Luyện viết bài trong vở tập viết.d) Kể chuyện: Chia phần- HS đọc tên câu chuyện. GV dẫn vào câu chuyện.- GV kể diễn cảm câu chuyện 2 lần), HS quan sát tranh minh hoạ- HS thảo luận nhóm theo từng tranh để cử đại diện nhóm thi kể.+ Tranh 1:Có hai người đi săn. Từ sớm đến gần tối họ chỉ săn được có ba chú sóc nhỏ.+ Tranh 2: Họ chia, đi chia lại mãi nhưng phần của hai người vẫn không đều nhau. Lúc đầu còn vui vẻ, sau đâm ra bực mình, nói nhau chẳng ra gì.+ Tranh 3: Anh kiếm củi lấy số sóc vừa săn được ra và chia.+ Tranh 4: Thế là số sóc đã được chia đều. Thật công bằng. cả ba người vui vẻ chia tay ai về nhà nấy.- GV rút ra ý nghĩa câu chuyện: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn.* Trò chơi: Thi tìm nhanh những, tiếng, từ chứa tiếng có vần kết thúc bằng n.- GV chi lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội cử 7-8 HS.- Theo hiệu lệnh của GV, các đội nối tiếp tìm tiếng, từ chứa vần có âm n ở cuối ghi lên phần bảng của đội. - Lớp bình chọn đội thắng cuộc.3. Củng cố, dặn dò- GV chỉ bảng cho HS đọc lại bảng ôn.- Dăn HS về nhà ôn lại bài, tìm thêm những tiếng, từ có chứa vần kết thúc bằng n. và xem trước bài 52.