Video những vụ đánh ghen nóng nhất trong ngày

     

Những cảnh áo trắng đánh ghen, dang dở giấc mơ học đường vì rơi vào bi kịch “làm mẹ bất đắc dĩ”, quyên sinh vì bị người yêu, người tình ruồng bỏ… những sự việc đau lòng liên tục làm “nóng” dư luận những ngày qua. Đáng báo động là, nạn nhân của những vụ việc này đều yêu sớm, dù chưa đủ “lớn” về tinh thần và thể chất, chưa trang bị đủ kiến thức và chưa thực sự hiểu giá trị của tình yêu là gì.

Bạn đang xem: Video những vụ đánh ghen nóng nhất trong ngày


Những cảnh áo trắng đánh ghen, dang dở giấc mơ học đường vì rơi vào bi kịch “làm mẹ bất đắc dĩ”, quyên sinh vì bị người yêu, người tình ruồng bỏ… những sự việc đau lòng liên tục làm “nóng” dư luận những ngày qua. Đáng báo động là, nạn nhân của những vụ việc này đều yêu sớm, dù chưa đủ “lớn” về tinh thần và thể chất, chưa trang bị đủ kiến thức và chưa thực sự hiểu giá trị của tình yêu là gì.

Bạo lực học đường vì ghen tuông ngày càng phổ biến

“Nhóm em chơi có chục bạn, hơn một nửa đã có người yêu. Có đứa còn trải qua vài mối tình rồi. Vì em chưa có người yêu nên suốt ngày bị chúng nó trêu là đồ chưa lớn” – một học sinh lớp 11, Trường THPT Nguyễn Siêu (Hưng Yên) chia sẻ.

Với không ít em - những học sinh ở tuổi “dở trẻ con, dở người lớn” - thì yêu là cách thể hiện mình đã lớn, là sự khẳng định giá trị của mình trong mắt bạn bè.

“Em nghĩ mình yêu bạn ấy, nhưng yêu rồi hóa ra em thấy mình không hiểu về bạn ấy lắm, nên bỏ rồi”- một nam sinh ở Hà Nội hồn nhiên nói về lý do vừa chia tay bạn gái của mình.

Điều đáng lo ngại nhất ở tuổi này là vì yêu, vì ghen tuông mà nhiều vụ việc đau lòng đã xảy ra. Học sinh bị đuổi học, bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đánh ghen. Ví dụ, chỉ vì giành giật tình cảm của một cậu bạn trai học cùng trường mà một nhóm nữ sinh lao vào nhau "quyết đấu", rồi tung clip lên mạng để làm nhục người kia.

Những vụ việc như trên đã không còn hiếm gặp. Mới đây nhất, sáng 17.5, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 4 phút ghi cảnh nhóm nữ sinh ở Đồng Nai dồn một bạn nữ vào góc tường, đánh hội đồng ngay trong lớp học. Lý do là bạn nữ này nhắn tin cho bạn trai của người trong nhóm với nội dung “Chúc ngủ ngon”. Đau lòng hơn, trong khi nạn nhân khóc lóc van xin, nhiều nam sinh có mặt bên cạnh nhưng không can ngăn, mà reo hò, cổ vũ.


*
Nhóm nữ sinh đánh hội đồng bạn học vì ghen tuông xảy ra mới đây ở Đồng Nai. Ảnh cắt từ clip.

“Bây giờ do ảnh hưởng của lối sống không lành mạnh, các trang mạng xã hội, cách giáo dục... mà hình thành nên những con người ích kỷ. Nhìn cảnh 2 nữ sinh đánh nhau được bạn bè xung quanh cổ vũ, những người làm bố làm mẹ như tôi rất đau lòng và thực sự lo lắng, hoang mang”, anh Tiến Dũng – một phụ huynh ở Hà Nội - chia sẻ.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Ngành Ngôn Ngữ Anh 2019 (Xét Học Bạ Lớp 12): Trường Đh Ngoại Ngữ

Điều đáng báo động nữa là tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phổ biến, không chỉ có các nam sinh mà ngay cả các nữ sinh cũng đánh nhau rất tàn bạo. Rất nhiều trường hợp có nguyên nhân từ chuyện yêu đương, ghen tuông nhỏ nhặt của tuổi học trò.

Yêu sớm + Nông nổi = Hậu quả

Tình yêu/ tình cảm tuổi mới lớn bây giờ không bay bổng, lãng mạn như học trò của các thế hệ trước, mà nhiều khi trần trụi và để lại nhiều hậu quả đau lòng.

Cũng vì thiếu hiểu biết về giới tính, sức khỏe sinh sản trước khi thành người lớn, rất nhiều nữ sinh rơi vào cảnh “bà mẹ tuổi teen” khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ dang dở ước mơ, không tìm được tiếng nói chung với cha mẹ, với người yêu, không ít nữ sinh đã rơi vào bế tắc rồi tìm đến cái chết.

Cô Đỗ Thị Thảo (giáo viên một trường THPT ở Cẩm Giàng, Hải Dương) vẫn nhớ như incái chết thương tâm của một nữ sinh học lớp 10 ở tỉnh nhà do yêu sớm, ghen tuông. “N.T.T yêu một học sinh lớp 12 cùng trường rồi có bầu. Quá hoảng sợ, không biết làm thế nào, cũng không dám nói với cha mẹ, T đã uống thuốc diệt cỏ để… phá thai và phải đổi bằng cả tính mạng. Điều này xảy ra có một phần lỗi của gia đình và nhà trường đã không giáo dục giới tính cho em đến nơi đến chốn.

Là giáo viên dạy văn, song thỉnh thoảng tôi vẫn lồng ghép những câu chuyện nhức nhối về bạo lực học đường, về hậu quả của việc yêu sớm… vào bài giảng để giáo dục học trò hiểu giá trị của tình yêu. Tôi mong các em hiểu rằng yêu không phải là chiếm đoạt, mà phải cùng giúp nhau trong học tập, hướng về tương lai” – cô Thảo chia sẻ.


*
Nữ sinh xấu số N.T.A. Ảnh: FB

Những giờ qua, nhìn tấm ảnh với gương mặt xinh xắn, ngây thơ của nữ sinh N.T.A (SN 1999, học lớp 12, trú tại xã Hữu Bằng - huyện Kiến Thuỵ - TP. Hải Phòng), nhiều người rơi nước mắt vì thương. Ở lứa tuổi 17-18, là học sinh giỏi nhiều năm, nhưng chưa trang bị đủ kiến thức để biết bảo vệ mình, em đã yêu và có thai với một chàng trai cùng quê.

T.A đã trải qua những cú sốc tâm lý, hết lần này đến lần khác, từ việc cha mẹ ngăn cấm, đến chuyện bị bạn trai bỏ, xúc phạm, phải đi bỏ thai. Đỉnh điểm là em đã phải chọn cách quyên sinh vì mất phương hướng trong cuộc sống.

Đây cũng là bài học để rút kinh nghiệm đối với những bậc cha mẹ khác về cách ứng xử, quan tâm tới con cái khi chúng đến tuổi “tập làm người lớn”, để tránh xảy ra những sự việc đau lòng.


Trước những câu chuyện đau lòng này, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội – đưa ra lời khuyên: “Thầy cô và bố mẹ rất khó để ngăn cấm được chuyện yêu đương của con khi chúng còn cắp sách đến trường vì đó là quá trình phát triển tâm sinh lý. Ngăn cấm cũng không bao giờ là tốt nhất trong thời đại mạng xã hội, công nghệ phát triển như hiện nay. Cách tốt nhất là cha mẹ nên chủ động dạy giới tính cho con, làm bạn với con để lắng nghe, để dạy chúng biết cách phòng tránh, bảo vệ mình”.