Nhiệm kỳ của ban thanh tra nhân dân

     

Một trong những điểm mới của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 3, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XV là bổ sung chế định Thanh tra nhân dân nhằm hiện thực hóa chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số đại biểu, quy định trong dự thảo luật vẫn chưa đủ tính pháp lý để dân kiểm tra, dân giám sát.


Cần cơ chế rõ ràng mang tính pháp lý để dân kiểm tra, dân giám sát.

Bạn đang xem: Nhiệm kỳ của ban thanh tra nhân dân

Dân chủ và thực hành, phát huy dân chủ là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền; một trong những điều kiện tiên quyết để hiện thực hóa, xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị 2 trấn thời gian qua đã đạt được những kết quả bước đầu, quan trọng, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương, các ngành; làm chuyển biến một bước về ý thức, đạo đức, phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người có chức vụ, quyền hạn theo hướng gần dân, tôn trọng dân và có trách nhiệm với dân.

*

Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Tuy nhiên, Tiến sỹ Nguyễn Đình Quyền, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu thực tế, việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn vẫn còn hình thức, chưa rộng khắp, đồng đều ở các địa phương, khu vực, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục; dân chủ trong các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được phát huy mạnh mẽ. Tình trạng vi phạm quyền dân chủ của nhân dân cũng như lợi dụng dân chủ để vi phạm kỷ cương, pháp luật còn xảy ra ở nhiều nơi. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở chưa thực sự gắn kết với nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt là trong công tác xây dựng Đảng, cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế… Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” vẫn chưa làm rõ được tính chủ động làm chủ của người dân và mới đề cập đến dân biết, tức là được tiếp cận thông tin mà chưa đề cập đến dân đề xuất ý kiến của mình.

Đơn cử như hình thức giám sát, kiểm tra được quy định tại Điều 12 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập còn sơ sài, chưa cụ thể. Do vậy, để bảo đảm thực chất của công tác này, công chức, viên chức cần có nhiều hình thức phong phú trong việc giám sát, kiểm tra để có thể phát hiện những vi phạm, hành vi mất dân chủ, tiêu cực, tham nhũng trong tổ chức, đơn vị.

*

PGS.TS Đỗ Thị Thạch, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Thạch, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, sau hơn 15 năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, tính hiệu quả của phương châm: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra chưa được làm sáng rõ. Theo Luật Thanh tra, Luật Mặt trận Tổ quốc, Luật Công đoàn... cũng chỉ quy định để thanh tra nhân dân có chức năng giám sát, chứ không có chức năng “kiểm tra”. Như vậy, muốn dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát trở thành thực chất cần có những điều kiện cơ bản: Có cơ chế rõ ràng mang tính pháp lý; có điều kiện về dân trí, dân khí, dân sinh mới có thể thực hiện được quyền của mình.

Ban Thanh tra nhân dân: Danh có chính, ngôn mới thuận.

Điểm mới của dự thảo luật là Chính phủ đề nghị bổ sung chế định Thanh tra nhân dân (hiện đang điều chỉnh tại Luật Thanh tra sửa đổi) sang quy định tại dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo đó, dự thảo luật quy định khái quát về chức năng, nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân và giao Chính phủ phối hợp với Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động của cơ quan này.

Thanh tra nhân dân được tổ chức dưới hình thức Ban Thanh tra nhân dân, quy định tại Chương V dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cán bộ, công chức và chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Trong các phiên thảo luận tổ và hội trường tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết và vai trò của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở. Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đồng tình việc điều chỉnh chế định Thanh tra nhân dân từ Luật Thanh tra sang Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, để thực hiện hoạt động giám sát của nhân dân thông qua Ban Thanh tra nhân dân do dân bầu. Tuy nhiên, theo đại biểu hoạt động của Thanh tra nhân dân rất hạn chế do không có đủ điều kiện, thời gian, trình độ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ hoặc các kiến nghị của Thanh tra nhân dân được xem xét cũng vẫn còn bỏ ngỏ. Có trường hợp ngại làm phiền lòng chính quyền nên cũng không mạnh dạn tham gia góp ý, chủ yếu thông qua Mặt trận và hoạt động của các cấp ở xã.

Xem thêm: Top #10 So Sánh Air Blade 2019 Và 2020 Thực Tế, Khách Quan Nhất

Để Thanh tra nhân dân hoạt động hiệu quả, đúng tính chất, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần quy định rạch ròi, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nhân dân, tập huấn chuyên môn, kỹ năng cho hoạt động dễ dàng. Mặt khác, Ban Thanh tra nhân dân hoạt động có sự trùng lắp, chồng lấn với Ban Giám sát đầu tư cộng đồng. Đây là mô hình tự quản của người dân, cần lồng ghép, sắp xếp lại với nhau để hoạt động có hiệu quả.

*

Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, hoạt động của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng và Ban Thanh tra nhân dân có sự chồng lấn làm giảm hiệu quả kiểm tra, giám sát ở cơ sở.

Khẳng định Ban Thanh tra nhân dân là hình thức nhân dân kiểm tra, nhân dân giám sát, đại biểu Nguyễn Danh Tú – Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang nêu quan điểm, Ban Thanh tra nhân dân có 2 nhiệm vụ là kiểm tra và giám sát. Tuy nhiên, trong Chương V về Thanh tra nhân dân, Điều 58 chỉ quy định Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát, chưa quy định về nhiệm vụ kiểm tra của Ban Thanh tra nhân dân. Như vậy, theo đại biểu quy định về nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân tại Chương V dự thảo luật là chưa đầy đủ và chưa thống nhất với các nội dung tại Chương I, Chương II, Chương III của dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đại biểu Nguyễn Danh Tú cũng khẳng định, chức năng kiểm tra và chức năng giám sát là hai chức năng khác nhau, với thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hệ quả pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa có sự phân biệt giữa hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân. Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục nghiên cứu quy định cụ thể hơn các nội dung liên quan hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, khả thi.

Dẫn chứng về sự bất cập về quy định Thanh tra nhân dân trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đại biểu Cẩm Hà Chung – Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho biết, tại khoản 2 Điều 59 dự thảo Luật nêu “khi cần thiết được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định”. Quy định này vô hình trung đã biến chủ thể giám sát thành người giúp việc cho đối tượng chịu giám sát và chưa đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong thực tiễn. Vì vậy, cần xem xét bỏ quy định này để đảm bảo tính độc lập trong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

*

Đại biểu Cẩm Hà Chung, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ.

Về quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân tại khoản 2 Điều 59, có ý kiến đề nghị không nên tiếp tục kế thừa quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Thanh tra năm 2010. Khi cần thiết được Chủ tịch Ủy ban cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định. Bởi quy định này một mặt vô hình chung đã phủ định tính độc lập trong hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, biến tổ chức này thành chủ thể giúp việc cho đối tượng chịu sự giám sát và khó có thể hoạt động khách quan khi đối tượng chịu sự giám sát lại có thể giao nhiệm vụ cho chủ thể có quyền giám sát.Mặt khác, quy định này cũng chưa phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 61 về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cấp xã.

Theo định hiện hành, Ban Thanh tra nhân dân được lập ở xã, phường, thị trấn do Mặt trận Tổ quốc hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do công đoàn cơ sở cơ quan, doanh nghiệp hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động. Đại biểu Thạch Phước Bình – Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đánh giá, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn tương đối hiệu quả, tuy nhiên hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp… còn khó khăn và hiệu quả thấp. Chính vì vậy, đại biểu đề nghị cần có cơ chế để đảm bảo cho Ban Thanh tra nhân dân hoạt động hiệu quả, chất lượng hơn trong thời gian tới.

*

Đại biểu Trần Thị Hồng An, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi cho rằng cần xem xét tên gọi Ban Thanh tra nhân dân trong dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho phù hợp.

Cho rằng những quy định về Ban Thanh tra nhân dân trong dự thảo luật chưa đầy đủ, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm của chính quyền, của thủ trưởng cơ quan đối với một thiết chế được lập ra để đảm bảo giám sát thực hiện dân chủ ở cơ sở ở xã, phường, ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đại biểu Trần Thị Hồng An – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi băn khoăn về tên gọi, cách thức triển khai thực hiện quyền thanh tra, cơ chế hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, thời gian, nguồn lực thực hiện nhiệm vụ làm sao để đảm bảo theo nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng. Đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm về hoạt động thanh tra, kiểm tra tại dự thảo Luật Thanh tra; phân biệt được hoạt động thanh tra, hoạt động kiểm tra, hoạt động giám sát, tránh chồng chéo, trùng lặp để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét về tên gọi của Ban Thanh tra nhân dân cho phù hợp với hoạt động này tại cơ sở, bởi danh có chính thì ngôn mới thuận./.