Nhà ngoại cảm phạm thị phú

     

Hai lần đi chữa bệnh điên và trò lừa bịp của “nhà ngoại cảm” có 2 quả tim

(Saobongda) - Nghe tin Phạm Thị Phú, trú tại tổ 12, phường Thắng Lợi, thị xã Sông Công, Thái Nguyên - “người có hai quả tim” chữa bệnh bằng ngoại cảm, tôi quyết định đến xem thực hư ra sao. Trở về sau khi gặp “nhà ngoại cảm”, trong tôi có bao nhiêu câu hỏi được đặt ra: Liệu có thật là nhà ngoại cảm này có năng lực siêu nhiên, có thể chữa được bệnh cho mọi người chỉ cần… giẫm đạp lên người họ?
Từ sáng sớm đã có rất nhiều xe ô tô chở rất nhiều người vượt qua chiếc cầu treo ở ngoại vi thị xã Sông Công, Thái Nguyên để tìm đến nhà “cậu Cò” Phú. Cách Hà Nội 65 cây số, ngôi nhà của “cậu Cò” Phú tựa lưng vào một quả đồi xanh tốt cây cối, có sân rất rộng, có mái che có thể chứa được cả trăm người .

Bạn đang xem: Nhà ngoại cảm phạm thị phú


Người thì đứng, người thì ngồi, những người đến trước được nằm duỗi chân phơi bụng trắng hếu sẵn sàng chờ “cậu” giẫm đạp, "thổi khí", truyền năng lượng vào người. Vài năm trở lại đây, đường vào khu dân cư tổ dân phố 12, phường Thắng Lợi, thị xã Sông Công (Thái Nguyên) được trải nhựa thẳng tắp, và đó cũng là đường vào nhà “cậu Cò” Phú.
Ở khu vực này không ai là không biết đến tài chữa bệnh lạ lùng của “cậu Cò”, đặc biệt, những lời đồn thổi về "ma lực" của "cậu" đầy vẻ huyền bí khiến người nghe không khỏi tò mò. Nếu bạn là người bệnh, chỉ cần bạn đặt chân vào bất kỳ một quán nước nào trong vòng bán kính 2km sẽ có người lân la đến hỏi: “Chị/anh đi khám bệnh à?”.
Nếu bạn gật đầu thì ngay lập tức họ sẽ nói rất nhiều về tài chữa bệnh của “cậu Cò”, nào là cậu có thể chữa khỏi bệnh vô sinh, ung thư, liệt người, đau dạ dày…, bệnh nào cậu cũng chữa được tuốt. Để rồi khi nghe về phương pháp chữa, không ai là không ngạc nhiên, thậm chí là e ngại và lo lắng. Và ngay cả các bác sỹ đầu ngành cũng không thể tưởng tượng một cách chữa bệnh kỳ cục, thiếu cơ sở khoa học như thế.
Đúng chín giờ sáng, “cậu Cò” Phạm Thị Phú trong bộ quần áo lụa mỏng màu đỏ bắt đầu làm việc cùng các “trợ lí”. “Cậu” bắt đầu dùng chân giẫm đạp lên lưng rồi lên bụng, lên mông các người bệnh, hết người này đến người khác , mỗi người chỉ được “ban phát” một hai lần giẫm đạp.
Bàn chân và cả khối cơ thể của "cậu Cò" - người phụ nữ gần 40 tuổi cứ đi lại trên lưng người bệnh, giẫm qua giẫm lại như người nông dân đi vạ bờ làm ruộng. Một bà cụ gầy gò được ưu tiên chữa trước vì bà đang ôm bụng kêu đau. “Cậu Cò” tới và bảo: “Nào bà nằm xuống, vén áo lên”. Bà cụ răm rắp làm theo. “Cậu” giơ chẫn lên giẫm 2 cái vào bụng rồi day day.
Bà cụ nhăn nhó dường như đang lấy hết sức bình sinh để chống đỡ lại cái giẫm của cậu. Vừa giẫm “cậu” vừa phán: “Rối loạn tiêu hoá thôi không lo”. Khi “cậu” đi rồi, phải một lúc sau bà cụ mới có thể ngồi dậy được. Rồi có đến 3, 4 người xúm vào hỏi: “Cụ có đỡ không?”.
Bà cụ thều thào nói: “Đau quá không chịu được, chết mất!”. Sau bà cụ già mở hàng đầu tiên là đến những người tiếp theo, họ cứ theo hàng nằm sẵn đấy chờ đến lượt được “cậu” giẫm lên người. Các bệnh nhân hàng trên ngồi tư thế quỳ, để hai tay lên gối, trước mặt trải một chiếc khăn tắm (mua tại cửa hàng ngay sân nhà “cậu”, giá 25.000 đồng/chiếc).
“ Cậu” đi trước, người giúp việc của “cậu” theo sau xách một ấm nhôm đựng đầy nước đi sau đến từng người rồi yêu cầu họ há miệng ra, rót vào miệng mỗi người một ly nước nhỏ. Lạ một điều là không ai biết đó là nước gì, nhưng ai nấy cũng đều... nuốt chửng.
Nhìn mọi người ai nấy đều tỏ ra mãn nguyện. Với ai cũng vậy, không cần hỏi han tên tuổi người bệnh, “cậu” đến người nào là phán người đó bị bệnh gì, đã bị bao lâu. Đi hết một lượt hàng ngồi đầu tiên, “cậu” quay sang khu vực người bị bệnh tâm thần, trong đó có một chàng trai bị xích chân và một cô gái bị xích tay vì quậy phá quá trời.
“Cậu” xoa bóp đầu cho từng người, rồi cho bốn thanh niên trai tráng khiêng người bệnh bằng bốn vó và quay tròn vài vòng cho chóng mặt, xong dựng ngược cây chuối nhúng đầu vào một chậu nước thuốc nóng và gội qua loa.
Hai cô cậu được cởi trói tưởng được thả vui mừng hớn hở, nhưng đến khi bị bốn thanh niên lực lưỡng xốc lên và cắm đầu xuống chậu nước thì kêu như lợn bị chọc tiết. Người nhà định lao vào can thì nghe có tiếng quát của “cậu”: “Lui ra cho người ta làm việc!”. Đám người nhà sợ quá lại dạt sang một bên, để mặc cô, cậu điên kêu gào.
*

Xong việc chỗ hai người điên, “cậu” đi tiếp sang hàng thứ hai, tay dùng một cái ống thổi to bằng cây bút máy lần lượt banh hai mắt từng bệnh nhân ra rồi phùng mang trợn má, thổi phù phù vào mắt họ, mỗi mắt một phát. Hết lượt, “cậu” lại yêu cầu mọi người nằm úp, rồi nằm ngửa, nằm nghiêng để cậu giẫm. “Cậu” dùng mũi bàn chân, gót chân giậm lên ngực, lên bụng, lên đùi các bệnh nhân.
Thấy tôi thắc mắc, một chị đứng cạnh giải thích như thể rất hiểu biết: “Cậu” làm thế để “truyền năng lượng” một cách triệt để”. Chưa nghe hết câu trả lời của chị nọ thì lại thấy đám người kia được “cậu” yêu cầu nằm úp mặt xuống đất, chổng mông lên trời để “cậu” leo lên lưng họ để giẫm, đạp khắp vùng, thậm chí đặt bàn chân lên trán, đứng lên đỉnh đầu người bệnh. “Cậu” còn dùng mũi bàn chân luồn vào quần lót, vào áo ngực của người bệnh để... truyền năng lượng, dùng bàn tay xoa vào nhau cho nóng rồi áp chặt vào các vùng mà “cậu” nghi có bệnh...
Khi “cậu” đạp lên lưng, lên sườn, lên đùi non và lên các bộ phận khác trên cơ thể, hầu hết các bệnh nhân có đau hay có nhột cũng phải ráng nằm im thin thít như cá ngất trên thớt chứ không dám hé miệng kêu rên. Trong tâm thức của những người tin vào “cậu”, các động tác kỳ dị do “thần y kiêm nhà ngoại cảm” thực hiện lên cơ thể họ không có mục đích nào khác là “truyền năng lượng”, làm tiêu tan bệnh tật.
Vừa giẫm lên người bệnh “cậu” vừa phán: Người này bị ung thư ruột, người kia tiểu đường, người này khớp gối, người kia thần kinh tọa... Cậu nói vanh vách mà không cần biết tên người bệnh, không cần bệnh án hay tiền sử bệnh tật ra sao…
Sau một hồi nhìn ngắm cảnh “cậu” dùng chân giẫm lên người các con bệnh, tôi lui ra ngoài ngồi uống nước. Chưa kịp đưa cốc nước lên uống thì nghe thấy tiếng “cậu” the thé: “Thôi đưa cụ về , đi chữa bệnh thì phải tin chứ. Không tin thì đến làm gì”. Nhìn ra thì đó là bà cụ lúc nãy kêu đau bụng được “cậu” giẫm lên.
Lúc này trông bà cụ càng thảm hại hơn, mặt mũi tái mét, cụ ôm bụng như cố chịu đựng từng cơn đau đang dày vò trong bụng. Người nhà cụ đang loay hoay đưa cụ lên xe, một người đàn ông trung niên thấy vậy vội chạy ra xốc nách cụ đưa lên cùng, vừa xốc anh ta vừa bảo: “Bụng cụ co cứng thế này mà không đưa đi viện, vào những nơi thế này làm gì. Chết oan có ngày!”.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Đại Học Ngoại Thương Tphcm 2012 : Đh Ngoại Thương


Nghe người đàn ông nói vậy, bà chủ quán đứng phắt dậy chỉ tay về phía người đàn ông nói: “Này thằng kia, mày bảo ai là đến đây chết oan đấy hả?”. Thấy mọi sự căng thẳng, những người gần đấy vội chạy đến can ngăn, nếu không sẽ có một cuộc ẩu đả xảy ra.
Qua tìm hiểu tôi được biết, “cậu Cò” Phú tên thật là Phạm Thị Phú, sinh năm 1972 , trước kia làm nghề bán cá ở chợ phố Cò. "Cậu Cò" hiện đã có chồng và hai con. Hoạt động khám chữa bệnh bằng phương pháp truyền năng lượng, giẫm đạp lên người bệnh của "cậu" bắt đầu từ năm 2005. “Cậu cò" Phú vốn dĩ làm nghề buôn bán ở các khu chợ của địa phương.
Sau một trận ốm và hai lần điều trị bệnh tâm thần tại Thái Nguyên và Hà Nội, “cậu” Phú tự thấy mình có khả năng đặc biệt là chữa được bệnh cho mọi người không cần thuốc men, chỉ dùng chân giẫm đạp. Rồi qua lời đồn thổi, người bệnh tìm đến "cậu” chữa bệnh. Cái tên "cậu Cò" là tên gọi đứa con của bà Phú bị mất lúc hơn 1 tháng tuổi đang nằm trong bụng nhập vào người bà Phú (?).
Người ta truyền nhau rằng, cậu con trai chết non tên Cò nói với bà Phú rằng: “Nếu mẹ lấy tiền của người ung thư, người tâm thần và người khuyết tật thì con sẽ không cho mẹ chữa bệnh nữa…” . Quả thật bà Phú không lấy tiền của bất kì ai. Bữa trưa bà Phú ăn cơm bình dân với các cộng sự của mình để đến bốn giờ chiều lại bắt đầu làm việc cho đến khi hết người bệnh,. Vậy bà Phú lấy đâu ra sức lực và tiền bạc để xây dựng cơ ngơi đàng hoàng như hôm nay?.
Theo lời người dân ở tổ 12, thì trước đây cơ sở khám chữa bệnh “Phú Cò” ở tổ dân phố số 9, phường Mỏ Chè (thị xã Sông Công). Sau nhiều lần bị đoàn kiểm tra đến kiểm chứng về khả năng ngoại cảm chữa bệnh và không ít lần bị yêu cầu đóng cửa thì gần đây, "phòng khám" được di chuyển tới địa bàn phường Thắng Lợi (thị xã Sông Công). Hôm đó quá giờ trưa, chúng tôi đi tìm quán ăn.
Trong lúc gọi cơm, người phụ nữ chủ hàng cơm nhìn chúng tôi hỏi: “Đi chữa bệnh à?”. Tôi gật đầu bảo mình bị đau lưng đã mấy tuần không khỏi. Nhìn tôi với vẻ mặt ái ngại, bà chủ đưa ra những lời khuyên trái ngược hẳn với đám cò ngồi hàng nước đầu ngõ nhà “cậu” - "Đừng có tin lời đồn thời, chị ta (tức "cậu cò") không có khả năng chữa bệnh nan y như thế đâu.
Sao trông các cô chả đến nỗi nào mà lại đi tin ba cái chuyện nhảm nhí thế nhỉ. Nếu ai cũng chữa được thì cần gì đến bệnh viện với bác sĩ nữa. Đi về đi, đừng mất thời gian. Gớm nó mà chữa được thì con nó ốm nó không phải sai chồng mang xuống bệnh viện dưới Hà Nội chữa?”.
Cũng theo lời người dân ở tổ 12 phường Thắng Lợi thì lượng người dân cả tin lui tới "phòng khám" của "cậu Phú Cò" theo thời gian ngày một gia tăng. Có những thời điểm, "phòng khám" chứa tới hàng trăm lượt người. Phương tiện ôtô, xe máy từ các nơi đổ về xếp thành hàng dài ngoài ngõ.
Nhìn bằng mắt thường, ai cũng nhận ra rằng cách thức chữa bệnh này không dựa trên cơ sở khoa học nào. Nhưng, người dân từ khắp các tỉnh, thành vẫn nườm nượp tìm về với "cậu Cò" những mong khỏi được chứng bệnh nan y. Cái danh nổi như cồn đó có được cũng là bởi sự "bốc giời" của một số “chim lợn” lợi dụng uy tín của "cậu Cò" để quảng cáo nhằm hút khách.
Sau hơn một tiếng nghỉ trưa “cậu” lại bắt đầu công việc. Tôi bắt chuyện làm quen với một bác gái ngồi bên cạnh. Qua câu chuyện được biết bác tên Thanh, ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc, bị thoái hoá đốt sống cổ đã 4 năm nay, chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi, nghe người quen mách bác lên đây nhờ “cậu” chữa thử xem sao. Khi được hỏi: “Bác có tin vào chuyện chữa bệnh không dùng thuốc của cậu không?”, bác Thanh cười không nói.
Tôi lại hỏi: “Bác được “cậu” giẫm hôm nào chưa ?”. Bác trả lời: “Hai hôm rồi”. “Bác thấy thế nào?”. “Chưa thấy gì cô ạ!”. “Thế lúc “cậu” giẫm lên người bác có thấy luồng năng lượng nào truyền vào người không?”. Bác Thanh cười lắc đầu bảo: “Tranh thủ vừa cấy gặt xong thì tôi lên chứ ở đây cả tháng chắc không có tiền ăn ở đâu.
Mà cô xem hầu hết những người đến chữa bệnh ở đây đều ở lại lâu chứ 1, 2 buổi chắc gì đã khỏi”. Nghe bác Thanh nói vậy một anh thanh niên nói chen vào – Đã đến đây là phải xác định cả tháng, chứ chữa dăm hôm như bà thì khó lắm, cháu đi được 14 hôm rồi mà vẫn chưa thấy gì đây này.
Đem thắc mắc về cách chữa bệnh kỳ quặc của Phạm Thị Phú đến hỏi nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải được ông cho biết “ Khả năng về chữa bệnh ngoại cảm và bằng năng lượng là có thật, trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người chỗ anh Chu Phác đã từng có kiểm nghiệm và cũng có đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp để cùng nghiên cứu.
Nhưng năng lượng con người chỉ có hạn và phải có thời gian lấy lại bằng cách nghĩ ngơi thiền định. Không có người nào mà cứ phát tán năng lượng ra mãi được. Và qua nghiên cứu chúng tôi cũng từng công nhận khả năng chữa trị của chị Phú cách đây 2 năm. Nhưng từ 2011 trở lại đây thì không có công bố nào nữa.
Tôi chỉ có lời khuyên thế này bệnh tật thì phải đi khám xét thì mới biết hướng chữa, và đến chỗ chị Phú chỉ nên coi là một phương pháp hỗ trợ” Nhà cảm xạ học Dư Quang Châu thì có ý kiến như sau “ Cảm xạ chúng tôi sau một thời giant u tập thì cũng có thể chữa được một số bệnh chỉ một số thôi nhé chứ không pahir bệnh nào cũng chữa được đâu.
Vì trên thực tế một số bệnh phải nhờ đến các phương pháp khoa học. Về chuyện cô Phú chữa bênh chỉ bằng giẫm đạp thì tôi nghĩ là sẽ có ở đó chút năng lượng nhưng sẽ không nhiều bởi năng lượng của một người phải qua tập luyện. Có thể sau một trận ốm người đó có khả năng chữa bệnh nhưng nếu không tu tập thì năng lượng đó không còn lại nhiều đâu”.
Thậm chí, lãnh đạo tỉnh còn chỉ đạo các ngành chức năng và chính quyền địa phương nên tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động nghiên cứu này được thuận lợi. Phải chăng chính vì những ý kiến như vậy mà chính quyền sở tại không thể xử lý dứt điểm vụ việc gây hiểu lầm cho nhiều người và ảnh hưởng đến anh ninh trật tự tại địa phương.