Ngô quang trưởng vì sao tôi bỏ quân đoàn

     

Tôi khám phá tướng Ngô Quang Trưởng lần đầu qua bút ký Dấu Binh Lửa của Phan Nhật Nam. Một tướng Trưởng lo âu lặng cứng trong đồn Mang Cá khi Việt cộng chiếm Huế năm Mậu Thân. Việt cộng vào đầy Huế nhưng tướng Trưởng và bộ chỉ huy sư đoàn 1 bộ binh cương quyết chống trả, lập đầu cầu cho lữ đoàn Dù của Đại tá Lê Quang Lưỡng vào giải vây Huế. Cũng chính tướng Trưởng đã giữ vững Huế năm 1972 và tái chiếm Thừa Thiên. Một Patton của miền Nam. Nhưng khác Patton, tướng Trưởng không thô tục mà điềm đạm, cũng khác Patton, tướng Trưởng không đánh lính mà lập hội cứu trợ gia binh và gắn bó với binh sĩ, ông để lại trong lòng dân miền Nam hình ảnh của một vị tướng tài và liêm khiết.Bạn đang xem: Ngô quang trưởng vì sao tôi bỏ quân đoàn

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng

10 tháng 3-1975 Ban Mê Thuột thất thủ. Kể từ lúc này là một chuỗi tan vỡ dây chuyền. Tin chiến sự dội về Sàigòn liên tiếp những thành phố bỏ ngỏ. Việt cộng càng lúc càng áp sát xuống phía Nam. Bố mẹ tôi lo lắng cùng cực. Những bữa cơm chiều thay bằng cảnh cả nhà túm tụm trước tivi theo dõi tin tức, đôi khi mở radio cùng lúc. Toàn quân đoàn 2 với sư đoàn 23 bộ binh và 5 liên đoàn Biệt Động Quân tan vỡ trên cao nguyên. Quân đoàn 1 của tướng Trưởng rơi vào tình trạng bị chia cắt với Sàigòn. Mỗi ngày tivi phát hình dân chạy loạn gồng gánh đổ xô giành giật lên những chuyến tàu cuối cùng. Tôi còn nhớ nhật báo Sóng Thần chạy tít lớn: “Tướng Trưởng cố thủ ngoài Trung.” Ngô Quang Trưởng, tên ông như lá bùa hộ mệnh.Bạn đang xem: Ngô quang trưởng vì sao tôi bỏ quân đoàn

Chiều 18 tháng 3, lần đầu tiên tôi nghe giọng nói của ông. Cuộn băng ghi âm phát trên đài phát thanh Huế rồi phát về Sàigòn lúc 6 giờ chiều. Giọng ông trầm trọng nhưng chắc chắn: ông tuyên bố tử thủ Huế, nếu cần chết tại Huế. Tiếng nói của ông đem cho bố mẹ tôi niềm hy vọng. Gia đình tôi di cư từ Bắc, không ngừng tin vào quân lực.

Bạn đang xem: Ngô quang trưởng vì sao tôi bỏ quân đoàn

Một tuần sau, 25 tháng 3-1975, u già nấu canh mồng tơi với cá chim trắng chiên vàng là món tôi ưa thích. Tin bỏ Huế đột ngột vang lên trên radio. Bố mẹ tôi buông đũa chết sững. Tô canh trở nên nguội ngắt. 4 ngày sau, đến phiên Đà Nẵng. Rồi Tam Kỳ, rồi Quảng Ngãi, rồi Sa Huỳnh…


*

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng giữa các cố vấn Mỹ

Vì sao cố Tổng thống Thiệu ra lệnh triệt thoái? Vì sao Đại tướng Cao Văn Viên không từ chức? Vì sao tướng Viên không nghiên cứu học thuyết chiến tranh hay chiến lược của Việt Minh trong chiến tranh Việt-Pháp, vì vẫn cùng một kẻ thù, cùng hàng tướng lĩnh Việt Minh đang cầm quân đánh miền Nam mà tướng Viên lại ghi danh Văn khoa Sàigòn? Chức Tổng tham mưu trưởng không đủ làm ông bận rộn? Và vì sao ông quan tâm văn chương trong lúc chiến tranh đã kề cận thủ đô? Tôi không giận tướng Trưởng vì trong lòng tôi giữ sự tôn kính đối với ông, nhưng tôi bực mình Đại tướng Cao Văn Viên đã không làm đúng phận sự là phải đề ra những kế hoạch khác một khi thấy quyết định của Phủ Tổng thống là sai lầm. Hoặc từ chức. Chậm rãi, tôi chú ý đến chi tiết: Cả hai Trung úy Nguyễn Văn Thiệu và Trung úy Cao Văn Viên, đồng khóa sĩ quan Nam Định, đều cùng theo học khóa tham mưu cao cấp do Trung tá Paul Vanuxem giảng dạy. Vanuxem chính là liên đoàn trưởng Liên đoàn 3 Lưu động bị vây tại Vĩnh Yên Tết Tân Mão 1951. Tuy là một chiến thắng, nhưng từ sau trận Vĩnh Yên này suy nghĩ quân sự của Vanuxem thay đổi. Trong các văn bản viết về chiến tranh Đông Dương, Vanuxem tin cẩn tuyệt đối tránh để bị vây. Nếu cần, bỏ đất một khi cán cân binh lực không cân xứng. Navarre đã không chọn Vanuxem chỉ huy Điện Biên Phủ vì ý niệm chiến thuật này. Mệnh lệnh triệt thoái của Tổng thống Thiệu và Đại tướng Viên có chịu ảnh hưởng tinh thần của Vanuxem?

Cá nhân tướng Ngô Quang Trưởng không thể thay đổi quyết định của Phủ Tổng thống nhưng ông vẫn mang trách nhiệm tổ chức lui binh không chặt chẽ. Sau thảm bại El Alamein, Thống chế Erwin Rommel lui binh 2,000 km trên sa mạc trước áp lực của Đệ Bát Lộ quân của Montgomery mà vẫn bảo toàn Quân đoàn Châu Phi về đến Tunisia để phản công chiến thắng trong trận Kasserine. Sau thảm kịch Stalingrad, Thống chế Erich von Manstein lui binh từ vùng núi Caucase trùng điệp về đến sông Don, rồi từ sông Don lui về sông Donetz, rồi từ sông Donetz lui về sông Dnieper mà vẫn giữ được tính hợp nhất của 6 Lộ quân để phản công hủy diệt Tập Đoàn quân Sô-viết tại Kharkov. Đứng về phương diện hành quân, tướng Trưởng là một tướng tài nhưng ông chưa vươn lên tầm cao hơn của một tướng lĩnh đảo ngược được thế trận.

Xem thêm: Tag: Bạo Lực Gia Đình Đối Với Phụ Nữ Ở Việt, Tag: Bạo Lực Gia Đình

Sang Hoa Kỳ tướng Trưởng giữ im lặng, vì quân cách của một quân nhân cần giữ, ngay cả sau bại trận. Cũng vì ông mang trong mình nỗi đau đã để mất Quân đoàn 1. Nỗi đau thật, là nỗi đau câm. Trần Vũ

Ngày 13 tháng 3 năm 1975, được lệnh vào Sài Gòn họp. Tôi vào đến Sài Gòn nhưng với sự ngạc nhiên là chỉ có mình tôi vào gặp Tổng thống và Thủ tướng (Trần Thiện Khiêm) mà thôi. Ngoài tôi ra, không có ai khác. Thường lệ, khi được lệnh về Sài Gòn họp thì đều có đầy đủ mặt các vị tư lệnh quân đoàn và tư lệnh các quân binh chủng khác. Lần này, thì chỉ một mình tôi thôi. Tôi thắc mắc lo lắng. Nhưng khi Tổng thống Thiệu cho biết ý định của ông ta là phải rút bỏ Quân Ðoàn 1 ngay hôm nay thì tôi mới vỡ lẽ, cay đắng, và uất ức vì lệnh ra quá đột ngột ngoài sức tưởng tượng và ngoài ước muốn của tôi. Thật ra, lúc đó tình hình tại Huế, Quảng Ngãi, và Ðà Nẵng tuy có hơi nặng nề vì địch tấn công liên tiếp, tuy nhiên tôi đủ sức chống giữ và sẽ tăng cường Sư Ðoàn Dù cùng với Thủy Quân Lục Chiến ra những vùng đó để lấy lại ưu thế. Tôi trình bày cặn kẽ những ý kiến cũng như dự định của tôi lên Tổng thống và Thủ tướng nhưng không được chấp thuận. Lệnh bất di dịch là: Phải rút khỏi Quân Ðoàn 1 càng sớm càng hay.Trở ra Quân Ðoàn 1, tôi cho triệu tập tất cả các vị tư lệnh sư đoàn, tỉnh trưởng, tiểu khu trưởng, và các sĩ quan tham mưu quân đoàn để họp. Thái độ khác thường của tôi làm các sĩ quan trong buổi họp hôm đó có vẻ nghi ngờ, thắc mắc. Nhưng rút cục tôi chỉ hỏi sơ qua tình hình và nói vu vơ quanh quẩn. Chứ làm sao tôi có thể ra lệnh thẳng khi chỉ nói với một mình tôi là Tư lệnh quân đoàn mà thôi. Vì vậy, cuộc họp hôm đó cũng chẳng mang lại kết quả nào mà tôi mong muốn. Lệnh của Tổng thống Thiệu yêu cầu tôi rút khỏi Quân Ðoàn 1 vào ngày 13 tháng 3, và rút Quân Ðoàn 2 vào ngày 14 tháng 3. Ông Thiệu cho biết là rút hết về Phú Yên, lấy Quốc Lộ 22 làm ranh giới. Việt Nam thu gọn sẽ chạy dài từ Phú Yên đến Hà Tiên.

Cái lầm của trung ương là không cho các thuộc cấp biết ý định của mình. Nghĩa là các vị Tư lệnh các quân binh chủng, Tổng bộ trưởng, Tư lệnh sư đoàn, v.v… đã không biết gì về lệnh rút quân của Quân Ðoàn 1 và 2 cả. Lệnh này chỉ có Tổng thống, Thủ tướng, Ðại tướng Cao Văn Viên, tôi (Tư lệnh Quân Ðoàn 1), và Tư lệnh Quân Ðoàn 2 (tướng Phạm Văn Phú) biết mà thôi. Do đó thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa tham mưu và các cấp, không có kế hoạch rút quân đàng hoàng, lệnh đột ngột không có cả thì giờ để xếp đặt kế hoạch, gây hoang mang cho binh sĩ, nhất là khi gia đình họ cũng không được bảo vệ đúng mức thì làm sao tránh khỏi hoang mang? Ai cũng lắng nghe tin tức thân nhân ở bên ngoài doanh trại. Thêm vào đó, tin tức Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum bị chiếm, Huế bỏ ngỏ, dân chúng Huế chạy vào Ðà Nẵng ngày một đông gây cảnh xáo trộn kinh hoàng cho dân Ðà Nẵng. Rồi sau đó là Chu Lai bị áp lực nặng.