Cách bày cúng mùng 3 tết

     

Mùng 3 Tết cúng gì mới đúng theo truyền thống ngày Tết Nguyên Đán? Cần chuẩn bị lễ vật ra sao? Nên sử dụng bài cúng nào mới đúng? Nếu bạn đọc đang có những thắc mắc chung quanh ngày lễ này thì xin mời bạn cùng tham khảo thông tin sau của tiengtrungquoc.edu.vn nhé. Bài viết sẽ giải thích và cập nhật đầy đủ thông tin về ngày mùng 3 Tết, bên cạnh đó là hướng dẫn 2 bài cúng đúng nhất hiện nay.

Bạn đang xem: Cách bày cúng mùng 3 tết


1. Tìm hiểu ý nghĩa của ngày mùng 3 Tết và mùng 3 Tết cúng gì?2. Mùng 3 Tết cúng gì - Hướng dẫn chọn ngày giờ và cách cúng mồng 3 Tết đúng

1. Tìm hiểu ý nghĩa của ngày mùng 3 Tết và mùng 3 Tết cúng gì?

Trước khi tìm hiểu mùng 3 Tết cúng gì chúng ta cùng điểm qua những ý nghĩa về ngày lễ này nhé. Theo phong tục Việt Nam, ngày mùng 3 Tết còn gọi là ngày lễ hóa vàng hoặc ngày Tạ âm cảnh. Tùy vào từng vùng miền mà ngày lễ này có những thay đổi khác nhau về thời gian lẫn lễ vật, cách cúng. Thông tin chi tiết hơn sẽ có ngay sau đây.

1.1. Lễ hóa vàng là gì? Có ý nghĩa như thế nào?

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người dân Việt Nam. Ngày Tết đến, không chỉ là dịp để các gia đình sum họp, anh em họ hàng gặp mặt mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên ông bà đã khuất.

Theo phong tục xưa, trước ngày Tết, các gia đình sẽ có lễ mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết. Sau đó tùy vùng miền mà có lễ hóa vàng - tức lễ tiễn ông bà về âm cảnh, khai hạ bàn thơ vào ngày mùng 3 Tết, hoặc mùng 4, mùng 7 Tết. Cũng có địa phương ngày lễ này được tổ chức vào chiều mùng 1 hoặc mùng 2.

Nhưng đa số lễ hóa vàng được cúng vào ngày mùng 3 để kết thúc "3 ngày Tết". Sau lễ này, ông bà tổ tiên sẽ trở về âm cảnh mang theo quần áo, vàng mã mà con cháu gửi trong lễ cúng này. Theo quan niệm, ngày lễ hóa vàng có những ý nghĩa như sau:

Lễ hóa vàng thể hiện lòng tôn kính, sự cầu mong tổ tiên ban phước lành cho hậu thế, một năm nhiều may mắn, sức khỏe và thịnh vượng.Lễ hóa vàng thể hiện niềm tin rằng "trần sao âm vậy" - tức ông bà tổ tiên dù đã khuất vẫn mong muốn sum vầy, phù hộ độ trì cho con cháu. Vào lễ này, ông bà tổ tiên sẽ nhận được những lễ vật truyền thống: quần áo, tiền vàng... để con cháu tỏ lòng biết ơn.Một số vùng miền lễ hóa vàng còn là dịp kết thúc những ngày lễ Tết Nguyên đán. Sau ngày này họ sẽ bắt đầu một năm mới, bắt đầu làm ăn, kinh doanh...
*
Ngày mùng 3 Tết theo dân gian là ngày lễ hóa vàng, tiễn đưa ông bà tổ tiên về âm cảnh. Ảnh: Internet

1.2. Mùng 3 Tết cúng gì? Mâm cúng chuẩn bị như thế nào?

Sau lễ cúng giao thừa, lễ hóa vàng cũng rất quan trọng trong văn hóa người Việt Nam. Tùy vào điều kiện gia đình mà làm mâm lễ có thể to nhỏ khác nhau nhưng cần phải có để được ông bà tổ tiên chứng giám. Cụ thể theo phong tục xưa mâm cúng mùng 3 Tết gồm một số lễ vật như sau:


Tiền âm phủ, vàng mã, quần áo giấy, các đồ dùng bằng giấyHoa tươi (một loại hoặc 3, 5, 7 loại, không lấy số chẵn)HươngBánh, kẹoTrầu cau, thuốc lá2 cây mía
*
Tùy mỗi vùng miền mà mâm cúng ngày mùng 3 Tết khác nhau. Ảnh: Internet

1.3. Một số lưu ý khi sắm mâm cúng ngày mùng 3 Tết

Theo quan niệm dân gian "trần sao âm vậy" nên mùng 3 Tết cúng gì, mâm cúng to hay nhỏ, mặn hay chay không quá quan trọng. Nhưng con cháu khi chuẩn bị lễ vật phải làm sao cho ông bà tổ tiên thấy được lòng thành kính. Vì thế, khi chuẩn bị lễ vật cúng ngày này, bạn đọc không cần quá cầu kỳ, nhưng cần trang nghiêm, sạch sẽ, cụ thể bạn đọc cần lưu ý một số điều sau:

Nếu làm mâm cúng đồ mặn nên làm một con gà trống luộc. Lưu ý với gà không không được mua gà trống thiến, gà dị tật. Theo quan niệm dân gian, con gà trống là biểu tượng cho 5 đức tính văn, võ, dũng, nhân, trung. Một con gà trống luôn tượng trưng cho sự uy nghi, trang nghiêm nhất.Khi đặt gà vào mâm cúng phải dùng đĩa to và sạch. Gà được luộc chung với đầy đủ các bộ phận từ lòng, tiết được đặt ngay ngắn, nếu kỹ hơn gia đình nên sắm một bông hoa hồng đỏ cho gà ngậm.Đặc biệt, nếu cúng ngoài trời khi đặt đĩa gà thì đầu gà phải hướng ra đường để "gọi mặt trời chiếu vào nhà". Ngược lại, cúng trong nhà thì quay đầu gà vào hướng lư hương. Theo một số sách cúng, việc quay đầu gà vào lư hương (với cúng trong nhà) là thế gà chầu, gà biết gáy.
*
Gà là lễ vật thường có trong mâm cúng ngày mùng 3 Tết của dân tộc ta. Ảnh: Internet

2. Mùng 3 Tết cúng gì - Hướng dẫn chọn ngày giờ và cách cúng mồng 3 Tết đúng

Sau khi chuẩn bị xong vật lễ, gia đình nên dành thời gian kiểm tra lại xem còn thiếu sót gì không. Theo quan niệm xưa, nếu lễ vật còn thiếu, hoặc chưa sạch thì ông bà tổ tiên sẽ không chứng giám. Do đó, hãy thể hiện lòng thành kính bằng việc sà loạt lại mâm cúng một lần trước khi bắt đầu cúng nhé.

2.1. Các bước cúng mùng 3 Tết

Sau khi chuẩn bị xong lễ, gia chủ sẽ tiến hành lễ hóa vàng theo các bước như sau.

Bước 1 : Đọc văn khấn. Có 2 bài văn khấn mà Yêu trẻ sẽ giới thiệu ở phần sau bài viết này, bạn đọc chọn ra một trong 2 bài nhé.Bước 2 : Khấn xong thì xin phép lấy vàng mã để đi đốt. Lưu ý lấy vàng mã theo thứ tự từ trên xuống (từ vị trí thờ cao nhất xuống), và không được để lẫn lộn đồ vàng mã các vị trí này.Bước 3 : Tiến hành lễ hóa vàng để tạ gia tiên, gia thần. Lưu ý, khi đốt vàng mã cần chọn góc sân hoặc góc vườn sạch. Hiện tại có lò đốt vàng mã loại nhỏ, các gia đình có thể sắm để dùng. Hoặc có thể mua chậu sành, sứ, nhôm sạch để về đốt vàng mã.Bước 4 : Hóa vàng bằng cách đốt tiền vàng trước, đồ dùng hóa sau. Trong đó sẽ đốt cho người có vị trí, chức sắc cao nhất trên bàn thờ trước, sau đó mới theo thứ tự đi xuống. Nếu trong gia đình có người mới mất thì phần vàng mã phải được hóa riêng.Bước 5 : Sau khi hóa vàng xong thì gia chủ vái 3 vái, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ độ trì. Sau đó xin phép thu dọn các vật lễ cúng để chia lộc cho con cháu.

Lưu ý : Nơi hóa vàng thường phải được đặt hai cây mía dài dùng làm đòn gánh cho linh hồn mang đồ về cõi âm. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm từng vùng miền mà cây mía có thể có hoặc không.

*
Hóa vàng đồ đạc, tiền vàng... cho ông bà tổ tiên để bày tỏ lòng thành kính. Ảnh: Internet

2.2. Văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết đúng chuẩn theo Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin

Có nhiều bài văn khấn hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết. Ở phần bài viết này là bài khấn theo sách cúng của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.

Xem thêm: Điểm Thi Thử Đại Học Sư Phạm Tphcm 2021 Chính Xác, Link Tra Cứu Điểm Thi

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng năm...

Chúng con là:... tuổi...

Hiện cư ngụ tại... 

Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.

Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.

Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

*
Ngày Tết các gia đình nên sắm lò hóa vàng để tiện lợi và an toàn hơn, đặc biệt là ở các nhà thờ lớn. Ảnh: Internet

2.3. Bài khấn mùng 3 Tết theo Tập văn cúng gia tiên - Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc

Ngoài bài cúng trên, bạn đọc cũng có thể dùng bài cúng sau theo hướng dẫn từ sách Tập văn cúng giá tiên từ Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.

Hôm nay ngày: ...

Tại: Thôn:... xã / phường:... huyện / quận: ... tỉnh / thành phố: ...

Tín chủ là:... cùng toàn gia kính bái.

Nay nhân ngày lễ tạ.

Kính cẩn sắm một lễ gồm... gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên: Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của:

Hiển:

Hiển:

Hiển:

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng:

Tiệc xuân đã mãn

Lễ tạ kính trình

Rước tiễn tiên linh

Lại về âm giới

Buổi đầu năm mới

Toàn gia mong đợi

Lưu phúc lưu ân

Kính cáo tôn thần

Phù trì phù hộ

Dương cơ âm mộ

Mọi chỗ tốt lành

Con cháu an ninh

Vận hành khang thái

Cẩn cáo!

*
Như vậy, ngày mùng 3 Tết thường là ngày hóa vàng, cúng tiễn đưa ông bà về nơi âm cảnh. Ảnh: Internet

2.4. Mùng 3 Tết nên hóa vàng vào giờ nào? 

Giờ Thìn (7 giờ đến 9 giờ)Giờ Ngọ (11 giờ đến 13 giờ)Giờ Mùi (13 giờ đến 15 giờ)Giờ Tuất (19 giờ đến 21 giờ)

Ngoài ngày mùng 3, nếu gia đình chọn ngày khác thì một số gợi ý về giờ đẹp cúng hóa vàng Tết Nhâm Dần như sau:

Bài viết trên tiengtrungquoc.edu.vn vừa giải đáp tất cả các thắc mắc xung quanh câu hỏi mùng 3 Tết cúng gì. Vì đây là một ngày lễ quan trọng nên bạn đọc cần chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là phần lễ vật cúng ngày mùng 3 Tết nhé.