Nhật thực và nguyệt thực

     

Con người trên khắp thế giới đều từng chứng kiến nhật thực toàn phần. Trong hiện tượng thiên nhiên ngoạn mục này, Mặt trăng chặn mất ánh sáng của Mặt trời.

Bạn đang xem: Nhật thực và nguyệt thực

Thỉnh thoảng, bản thân Mặt trăng bị che khuất, mang lại một màu đồng bí ẩn. Mặt trăng, Mặt trời và trái đất không sắp thẳng hàng để tạo ra nhật nguyệt thực hàng tháng. Ít nhất có hai kì nhật thực xảy ra trong một năm, tuy nhiên đa phần là nhật thực một phần. Có thể đến bảy lần nhật thực và nguyệt thực cùng rơi vào một năm. Cảnh nhật thực lặp lại với chu kì 6585,32 ngày (khoảng 18 năm).


*

MẶT TRĂNG BỊ CHE KHUẤT

Nguyệt thực chỉ xảy ra lúc trăng tròn. Trong một kì nguyệt thực toàn phần, trái đất từ từ di chuyển giữa Mặt trăng và Mặt trời. Cái bóng của Trái đất quét qua bề mặt chị Hằng. Ngay cả khi nguyệt thực toàn phần, Mặt trăng vẫn hơi mờ mờ ánh sáng đỏ, đó là ánh sáng mặt trời đi tới Mặt trăng sau khi bị bẻ cong và tán xạ qua lớp rìa khí quyển của Trái đất. Thời gian nguyệt thực toàn phần có thể kéo dài đến 1 giờ 47 phút.


*

NHẬT THỰC

Nhật thực xuất hiện khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và đổ bóng lên một phần bề mặt Trái đất. Sự che khuất hoàn toàn của Mặt trời chỉ xảy ra trong một khu vực hẹp, do cái bóng của Mặt trăng khi đổ lên Trái đất là nhỏ.Người quan sát đứng bên ngoài khu vực toàn phần này chỉ trông thấy nhật thực một phần.


*

NGUYỆT THỰC

Khi sự che khuất của Mặt trăng xảy ra, thì Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng phải sắp thẳng hàng lúc trăng tròn. Nguyệt thực xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng bóng của Trái đất. Chúng có thể được nhìn thấy từ bất kì nơi nào có Mặt trăng mọc lên trước lúc bị che khuất.


*

COLUMBUS LỢI DỤNG NGUYỆT THỰC

Trong quá khứ, nhật thực bị xem là điềm xấu hoặc khiến người ta sợ hãi. Vào năm 1504, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Christopher Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông mắc cạn ở Jamaica. Ông biết rằng sẽ xảy ra sự che khuất hoàn toàn của Mặt trăng vào ngày 29 tháng 2 và đã sử dụng điều này để dọa những người Arawak bản địa. Ông nói rằng Mặt trăng đã bị lấy mất và sẽ được trả lại nếu như họ chịu giúp ông. Trò lùa đó đã có tác dụng, và sau đó Columbus cùng đoàn thủy thủ của ông đã được giải cứu. 


*

GHI CHÉP VỀ NHẬT NGUYỆT THỰC

Nhật nguyệt thực đã được người ta ghi chép trong hàng nghìn năm trời. Khúc xương thờ tự Trung Quốc có khắc chữ như thế này đề cập tới sự nhật thực vào năm 1300 tCN. Sử chép Trung Quốc có ghi lại sự kiện hai nhà chiêm tinh học bị chém đầu vì dự báo sai sự nhật thực vào năm 2134 tCN.


TAI LỬA MẶT TRỜI


GIỌT BAILY

Rìa của Mặt trăng không trơn nhẵn do núi non và thung lũng của nó. Vào lúc bắt đầu và kết thúc một lần nhật thực toàn phần, ánh sáng mặt trời thường bị phản chiếu qua một vài thung lũng. Hiệu ứng trên được gọi là Giọt Baily, đặt theo tên nhà thiên văn học người Anh Francis Baily (1774–1844).

QUAN SÁT NHẬT THỰC AN TOÀN

Đừng bao giờ nhìn trực tiếp vào Mặt trời mà không có cái gì bảo vệ mắt. Trong khi quan sát nhật thực toàn phần, bạn chỉ nên tháo kính ra trong lúc có sự che khuất hoàn toàn, chỉ chốc lát thôi. Đừng cố quan sát nhật thực một phần, hay giai đoạn một phần của nhật thực toàn phần, với đôi mắt trần của bạn.

Xem thêm: Tiếng Anh Chưa Bao Giờ Dễ Đến Thế Với "Face2Face", Giáo Trình Face2Face


NHẬT THỰC TOÀN PHẦN

Khi pha một phần của nhật thực toàn phần diễn ra, Mặt trăng từ từ che lấy Mặt trời. Thời khắc toàn phần xuất hiện khi cái đĩa màu vàng của Mặt trời hoàn toàn bị che khuất. Bầu trời tối sầm và có thể nhìn thấy nhật hoa của Mặt trời (những lớp chất khí phía ngoài Mặt trời) từ Mặt trời tỏa ra tựa như một vầng hào quang trắng. Sự toàn phần có thể kéo dài tới 7,5 phút, nhưng thường thì chúng diễn ra ngắn hơn nhiều. Kì nhật thực này vào tháng 7/1991 kéo dài gần 7 phút. Những ảnh chụp ở những giai đoạn nhật thực khác nhau được ghép lại để tạo nên bức ảnh trên.


NHẬT THỰC MỘT PHẦN

Khi Mặt trời và Mặt trăng không hoàn toàn thẳng hàng, thì sự che khuất của Mặt trời có thể chỉ là một phần, như thấy trong ảnh bên ở Ấn Độ hồi tháng 3/2007. Người quan sát cũng sẽ thấy nhật thực một phần nếu họ quan sát nhật thực toàn phần từ bên ngoài vùng bị che khuất hoàn toàn.


NHẬT THỰC HÌNH KHUYÊN

Mặt trời và Mặt trời dường như có kích cỡ bằng nhau trên bầu trời của chúng ta, nhưng chúng hơi lệch nhau một chút (xem trang 11). Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng đi qua phía trước Mặt trời và kích cỡ biểu kiến của nó nhỏ hơn Mặt trời. bức ảnh này chụp vào tháng 1/1992.

Trích Sách ảnh Mặt trăng (Tập sách TVVL đang thực hiện)

Thư viện Vật lý


Write a comment


Comments: 6
#6

Trung (Friday, 18 September 2020 14:52)


Bố già gaming


Nội dung trên trang này đã ngừng cập nhật.

Trang chủ của Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay đã chính thức chuyển sang địa chỉ https://www.tiengtrungquoc.edu.vn.vn/.

Mọi chi tiết xin liên hệ ftvh
tiengtrungquoc.edu.vn.vn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm.


Connect to Facebook

Năm 2011

Tháng 01 | Tháng 02

Tháng 03 | Tháng 04

Tháng 05 | Tháng 06

Tháng 07 | Tháng 08

Tháng 09 | Tháng 10

Tháng 11 | Tháng 12


Bạn đã từng, hoặc đang mơ ước mình trở thành một nhà Thiên Văn Học ?
Có mơ ước trở thành nhà Thiên Văn Học Chỉ xem Thiên Văn Học như một sở thích Chỉ tò mò muốn tìm hiểu Không có mối quan tâm đến Thiên Văn Học
xem kết quả
thêm khảo sát
Connect to Facebook
Tweet
Log in Log out | Edit
Jimdo

You can do it, too! Sign up for free now at https://www.jimdo.com