Luật giáo dục sửa đổi 2009

     
MỤC LỤC VĂN BẢN
*

QUỐC HỘI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------

Số: 44/2009/QH12

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2009

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁO DỤC

Căn cứ Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điềutheo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số38/2005/QH11.

Điều 1. Sửađổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.

1. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổsung như sau:

"2. Chương trình giáo dụcphải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống nhất, tính thực tiễn, tínhhợp lý và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sựphân luồng, liên thông, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo vàhình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượnggiáo dục toàn diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế".

2. Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổsung như sau:

"1. Phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáodục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm cácđiều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước."

3. Điều 13 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

"Điều 13. Đầu tư cho giáo dục

Đầu tư cho giáo dục là đầu tưphát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộclĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư.

Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáodục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhântrong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầutư cho giáo dục.

Ngân sách nhà nước phải giữ vaitrò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục."

4. Khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổsung như sau:

"3. Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệtvà quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhấttrong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáokhoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trườngchuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trìnhgiáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn,chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ,quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên củaHội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạochịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáokhoa."

5. Khoản 2 Điều 35 được sửa đổi, bổsung như sau:

"2. Giáo trình giáo dục nghềnghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trongchương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo củagiáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp.

Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốctrung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trìnhgiáo dục nghề nghiệp để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thứctrong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm địnhgiáo trình do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập đểbảo đảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định việcbiên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp;quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụngchung cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp."

6. Khoản 4 Điều 38 được sửa đổi, bổsung như sau:

"4. Đào tạo trình độ tiếnsĩ được thực hiện trong bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, từhai đến ba năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Trong trường hợp đặc biệt, thờigian đào tạo trình độ tiến sĩ có thể được kéo dài hoặc rút ngắn theo quy định củaBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nghiên cứu sinh không có điều kiệntheo học tập trung liên tục và được cơ sở giáo dục cho phép vẫn phải có đủ lượngthời gian học tập trung theo quy định tại khoản này để hoàn thành chương trìnhđào tạo trình độ tiến sĩ, trong đó có ít nhất một năm theo học tập trung liên tục.".

Bạn đang xem: Luật giáo dục sửa đổi 2009

7. Bổ sungkhoản 5 Điều 38 như sau:

"5. Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thểviệc đào tạo trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng chuyên sâu cho người đã tốtnghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt."

8. Khoản 2 Điều 41 được sửa đổi, bổsung như sau:

"2. Giáo trình giáo dục đạihọc cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chươngtrình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đạihọc, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục đại học.

Hiệu trưởng trường cao đẳng, trườngđại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo dục đạihọc để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong trường trên cơsở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập để bảođảm có đủ giáo trình giảng dạy, học tập.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoquy định việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáodục đại học; quy định giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáotrình sử dụng chung cho các trường cao đẳng và các trườngđại học."

9. Điểm b khoản 1 Điều 42 được sửađổi, bổ sung như sau:

"b) Đại học, trường đại học,học viện (gọi chung là trường đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đạihọc; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo cho phép.

Viện nghiên cứu khoa học đào tạotrình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ khi đượcBộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép."

10. Khoản 2 Điều 42 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"2. Trường đại học, việnnghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiệnsau đây:

a) Có đội ngũ giáo sư, phó giáosư, tiến sĩ đủ số lượng, có khả năng xây dựng, thực hiện chương trình đào tạovà tổ chức hội đồng đánh giá luận án;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiếtbị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ;

c) Có kinh nghiệm trong công tácnghiên cứu khoa học; đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài khoa họctrong các chương trình khoa học cấp nhà nước hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiêncứu khoa học có chất lượng cao được công bố trong nước và ngoài nước; có kinhnghiệm trong đào tạo bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học."

11. Khoản 6 Điều 43 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"6. Bộ trưởng Bộ Giáo dụcvà Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định văn bằngcông nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho những người được đào tạochuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc biệt."

12. Bổ sungđiểm c khoản 1 Điều 46 như sau:

"c) Trung tâm ngoại ngữ,tin học do tổ chức, cá nhân thành lập."

13. Khoản 3 Điều 46 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"3. Trung tâm giáo dục thườngxuyên thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều45 của Luật này, không thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng giáo dụcnghề nghiệp và văn bằng giáo dục đại học. Trung tâm học tập cộng đồng thực hiệncác chương trình giáo dục quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 45 của Luậtnày. Trung tâm ngoại ngữ, tin học thực hiện các chương trình giáo dục quy địnhtại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật này về ngoại ngữ, tin học."

14. Khoản 2 Điều 48 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"2. Nhà trường trong hệ thốnggiáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạchcủa Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trườngcông lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều kiện, thủ tục và thẩm quyềnthành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt độnggiáo dục sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này."

15. Điều 49 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

"Điều 49. Trường của cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũtrang nhân dân

1. Trường của cơ quan nhà nước,của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡngcán bộ, công chức. Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo,bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng;bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ và kiến thức quốcphòng, an ninh.

2. Trường của cơ quan nhà nước,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân làcơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Điều 36 và Điều42 của Luật này nếu đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạtđộng theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường ở mỗi cấp học vàtrình độ đào tạo, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dụcvà thực hiện chương trình giáo dục để cấp văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáodục quốc dân.

3. Chính phủ quy định cụ thể vềtrường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lựclượng vũ trang nhân dân."

16. Điều 50 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

"Điều 50. Điều kiện thành lậpnhà trường và điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục

1. Nhà trường được thành lập khicó đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Đề án thành lập trường phùhợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáodục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đề án thành lập trường xác địnhrõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất,thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tàichính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

2. Nhà trường được phép hoạt độnggiáo dục khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có quyết định thành lập hoặcquyết định cho phép thành lập nhà trường;

b) Có đất đai, trường sở, cơ sởvật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục;

c) Địa điểm xây dựng trường bảođảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy và người lao động;

d) Có chương trình giáo dục vàtài liệu giảng dạy học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học và trình độđào tạo;

đ) Có đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiệnchương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục;

e) Có đủ nguồn lực tài chínhtheo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục;

g) Có quy chếtổ chức và hoạt động của nhà trường.

3. Trong thời hạn quy định, nếunhà trường có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này thì được cơ quancó thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục; hết thời hạn quy định, nếu không đủđiều kiện thì quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập bị thu hồi.

4. Thủ tướng Chính phủ quy địnhcụ thể điều kiện thành lập, cho phép hoạt động giáo dục đối với trường đại học;Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lýnhà nước về dạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể điều kiện thành lập,cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạokhác."

17. Bổ sungĐiều 50a và Điều 50b như sau:

"Điều 50a. Đình chỉ hoạt độnggiáo dục

1. Nhà trường bị đình chỉ hoạt độnggiáo dục trong những trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian lận để đượccho phép hoạt động giáo dục;

b) Không bảo đảm một trong cácđiều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này;

c) Người cho phép hoạt động giáodục không đúng thẩm quyền;

d) Không triển khai hoạt độnggiáo dục trong thời hạn quy định kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;

đ) Vi phạm quy định của pháp luậtvề giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;

e) Các trường hợp khác theo quyđịnh của pháp luật.

2. Quyết định đình chỉ hoạt độnggiáo dục đối với nhà trường phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ,biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và người lao động trong trường.Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhà trường phải được công bốcông khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Sau thời hạn đình chỉ, nếunguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyếtđịnh đình chỉ ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại.

Điều 50b. Giải thể nhà trường

1. Nhà trường bị giải thể trongnhững trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng quy địnhvề quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường;

b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt độnggiáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

c) Mục tiêu và nội dung hoạt độngtrong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp vớinhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

d) Theo đề nghị của tổ chức, cánhân thành lập trường.

2. Quyết định giải thể nhà trườngphải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo,người học và người lao động trong trường. Quyết định giải thể nhà trường phảiđược công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng."

18. Điều 51 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

"Điều 51. Thẩm quyền, thủ tụcthành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt độnggiáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường

1. Thẩm quyền thành lập trườngcông lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định nhưsau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấphuyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trườngtrung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấptỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nộitrú, trường trung cấp thuộc tỉnh;

c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;

d) Bộ trưởng BộGiáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng trường dự bị đại học; Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trường cao đẳngnghề;

đ) Thủ tướng Chính phủ quyết địnhđối với trường đại học.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy địnhthẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học vàtrình độ đào tạo khác.

3. Người có thẩm quyền thành lậphoặc cho phép thành lập nhà trường thì có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lậphoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường.Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết địnhđình chỉ hoạt động giáo dục.

4. Thủ tướng Chính phủ quy địnhcụ thể thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đìnhchỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. Bộ trưởngBộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước vềdạy nghề theo thẩm quyền quy định cụ thể thủ tục thành lập, cho phép thànhlập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục, sáp nhập, chia,tách, giải thể nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác."

19. Khoản 1 Điều 58 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"1. Công bố công khai mụctiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượnggiáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.

Tổ chức giảng dạy, học tập vàcác hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặccấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền".

20. Điểm b khoản 1 Điều 69 được sửađổi, bổ sung như sau:

"b) Trungtâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dụcthường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học."

21. Điểm c khoản 1 Điều 69 được sửađổi, bổ sung như sau:

"c) Viện nghiên cứu khoa họcđược đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạcsĩ."

22. Khoản 2 Điều 69 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"2. Viện nghiên cứu khoa học,khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép phối hợp với trường đại họcđào tạo trình độ thạc sĩ có trách nhiệm ký hợp đồng với trường đại học để tổ chứcđào tạo."

23. Khoản 3 Điều 70 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"3. Nhà giáo giảng dạy ở cơsở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấpnghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảngdạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên."

24. Điều 74 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

"Điều 74. Thỉnh giảng

1. Thỉnh giảng là việc một cơ sởgiáo dục mời người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật này đếngiảng dạy. Người được cơ sở giáo dục mời giảng dạy được gọi là giáo viên thỉnhgiảng hoặc giảng viên thỉnh giảng.

2. Giáo viên thỉnh giảng, giảngviên thỉnh giảng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 72 của Luật này.Giáo viên thỉnh giảng, giảng viên thỉnh giảng là cán bộ, công chức phải bảo đảmhoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

3. Khuyến khích việc mời nhàgiáo, nhà khoa học trong nước, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nướcngoài và người nước ngoài đến giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo chế độ thỉnhgiảng."

25. Điều 78 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

"Điều 78. Cơ sở giáo dục thựchiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệmvụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoasư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

2. Trường sư phạm do Nhà nướcthành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trường sưphạm được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý, đầu tưxây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạmcó trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.

3. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệmvụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục đại học cókhoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quảnlý giáo dục.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo cho phép cơ sở giáo dục được đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lýgiáo dục."

26. Điều 81 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:

"Điều 81. Tiền lương

Nhà giáo được hưởng tiền lương,phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định củaChính phủ."

27. Khoản 4 Điều 100 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"4. Uỷban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quảnlý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong đó có việc quy hoạchmạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cáccơ sở giáo dục trên địa bàn; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũnhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường công lậpthuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực hiện xã hội hoá -giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục tại địa phương."

28. Khoản 2 Điều 101 được sửa đổi,bổ sung như sau:

"2. Học phí, lệ phí tuyển sinh; các khoản thu từ hoạt động tư vấn, chuyểngiao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở giáo dục; đầu tư củacác tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để phát triển giáo dục; các khoảntài trợ khác của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định củapháp luật.

Nhà nước khuyến khích các tổ chức,cá nhân tài trợ, ủng hộ để phát triển sự nghiệp giáo dục. Không được lợi dụngviệc tài trợ, ủng hộ cho giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật."

29. Bổ sungkhoản 4 Điều 108 như sau:

"4. Thủtướng Chính phủ quy định cụ thể việc công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy,học tập, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật; việc hợp tác về giáo dục vớitổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài."

30. Điều 109 được sửa đổi, bổsung như sau:

"Điều 109. Khuyến khích hợptác về giáo dục với Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài,tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Namkhuyến khích, tạo điều kiện để giảng dạy, học tập, đầu tư, tài trợ, hợp tác, ứngdụng khoa học, chuyển giao công nghệ về giáo dục ở Việt Nam; được bảo hộ cácquyền, lợi ích hợp pháp theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Hợp tác về giáo dục với ViệtNam phải bảo đảm giáo dục người học về nhân cách, phẩm chất và năng lực côngdân; tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc; thực hiện mục tiêu giáo dục, yêu cầu vềnội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mỗi cấp học, trình độ đào tạo tronghệ thống giáo dục quốc dân; hoạt động giáo dục phù hợp với quy định của pháp luậtViệt Nam.

3. Các hình thức hợp tác, đầu tưcủa nước ngoài về giáo dục tại Việt Nam bao gồm:

a) Thànhlập cơ sở giáo dục;

b) Liên kếtđào tạo;

c) Thànhlập văn phòng đại diện;

d) Các hình thức hợp tác khác.

4. Chínhphủ quy định cụ thể về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục."

31. Bổ sungMục 3a Chương VII như sau:

"Mục 3a. Kiểm định chất lượnggiáo dục

Điều 110a. Nội dung quản lý nhànước về kiểm định chất lượng giáo dục

1. Ban hành quy định về tiêu chuẩnđánh giá chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dụcở từng cấp học và trình độ đào tạo; nguyên tắc hoạt động, điều kiện và tiêu chuẩncủa tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục; cấp phép hoạt độngkiểm định chất lượng giáo dục; cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượnggiáo dục.

2. Quản lý hoạt động kiểm địnhchương trình giáo dục và kiểm định cơ sở giáo dục.

Xem thêm: Bảng Giá Xe Honda 2019 Mới Nhất Hôm Nay, Bảng Giá Xe Máy Honda Mới Nhất Tháng 11/2019

3. Hướng dẫn các tổ chức, cánhân và cơ sở giáo dục thực hiện đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Kiểm tra, đánh giá việc thựchiện các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục.

Điều 110b. Nguyên tắc kiểm địnhchất lượng giáo dục

Việc kiểm định chất lượng giáo dụcphải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

1. Độc lập khách quan, đúng phápluật.

2. Trung thực, công khai, minh bạch.

Điều 110c. Tổchức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Tổ chức kiểm định chất lượnggiáo dục bao gồm:

a) Tổ chức kiểm định chất lượnggiáo dục do Nhà nước thành lập;

b) Tổ chức kiểm định chất lượnggiáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đàotạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượnggiáo dục; quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổchức kiểm định chất lượng giáo dục."

Điều 2.

Luật này có hiệu lực thi hành từngày 01 tháng 7 năm 2010.

Luật này đã được Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25tháng 11 năm 2009.