Kỹ thuật trồng khoai môn tím

     

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về kỹ thuật trồng khoai môn cũng như cách chăm sóc và thu hoạch củ khoai môn. Khoai môn là một loại cây nhiệt đới, thường được trồng để lấy củ. Củ khoai môn nhiều tinh bột nhưng có vị ngọt và rất tốt cho sức khỏe.

Bạn đang xem: Kỹ thuật trồng khoai môn tím

Loại đất và khí hậu thích hợp trồng khoai môn

Củ khoai môn có thể trồng ở nhiều loại đất giàu chất hữu cơ. Đất mùn thoát nước tốt với độ pH khoảng 5,5-7 là lý tưởng cho sự phát triển cây.

Nên tránh trồng khoai môn trên loại đất đá hoặc đất nhiều đá Nếu đất không có đủ chất dinh dưỡng, nên bón thêm chất hữu cơ vào lúc làm đất.

*

Khoai môn có thể trồng quanh năm trong điều kiện thời tiết không có sương giá. Cây khoai môn phát triển tốt trong điều kiện ẩm ướt. Lượng mưa phân bố đều là lý tưởng cho sự phát triển loại cây này.

Ở những vùng khô hạn hoặc khô hạn, ít mưa, nên tưới nước bổ sung vào mùa khô. Loại khoai này tăng trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25°C đến 35°C.

Thời vụ trồng khoai môn

Khoai môn là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ đông xuân. Với các tỉnh phía Nam nên xuống giống từ tháng 10-12, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 năm sau.

Các tỉnh miền Bắc do nhiều giống có thời gian sinh trưởng dài hơn (thường từ 8-12 tháng) có 2 vụ trồng khoai môn: Vụ xuân trồng tháng 3-4, vụ thu trồng tháng 8-9.

Kỹ thuật trồng khoai môn

1. Chuẩn bị đất để trồng khoai môn

Cần xới sâu đất một vài lần để ruộng có kết cấu mềm để rễ cây dễ sinh trưởng và phát triển trong đất. Loại bỏ cỏ dại trong khi chuẩn bị đất. Có thể bón bất kỳ chất hữu cơ hoặc phân trộn nào trong giai đoạn này để giàu dinh dưỡng cho đất trước khi trồng.

2. Nhân giống củ khoai môn

Củ khoai môn có thể được nhân giống theo hai cách:

♦ Cắt nhỏ phần trên cùng của củ khoai môn, để những phần này trong một ngày hoặc lâu hơn để cho các bề mặt khô và trồng lại.

♦ Tách chồi từ một bụi khoai môn trưởng thành. Chồi tách khỏi cây chính khi chúng có chiều cao ít nhất từ ​​15 đến 18cm, sau đó mang đi trồng ngay.

3. Khoảng cách trồng khoai môn

Khoảng cách giữa các cây nên cách nhau khoảng 40cm đến 50cm, hàng cách hàng 60cm. Mật độ trung bình là 35.000 – 40.000 cây/ha.

*

Cách chăm sóc khoai môn

1. Tưới nước

Đảm bảo cây khoai môn được tưới nước đầy đủ và đất phải đủ ẩm, thoát nước tốt. Trong điều kiện khô hạn, cần phải tưới thường xuyên. Vào mùa mưa, cần tránh ngập úng. Nếu có điều kiện có thể xây dựng hệ thống tưới phun hoặc tưới nhỏ giọt để có thể quản lý lượng nước và chu kỳ tưới tốt hơn.

2. Bón phân

Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể có thể bón với liều lượng từ 10 đến 15 tấn phân chuồng mục và từ 80 đến 100kg N cùng với 60 đến 80kg P2O5 từ 80 đến 100kg K2O đối với 1 ha đất trồng khoai môn.

Xem thêm: Sở Chứng Khoán Hà Nội - Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội

Bón lót: toàn bộ lượng phân chuồng và phân lân tập trung vào hốc trồng. 

Bón thúc lần 1: thực hiện khi cây được 3 lá, bón một lượng 1/2 phân đạm cùng với 1/3 lượng phân kali.

Bón thúc lần 2: sau lần thứ nhất khoảng thời gian là 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và sinh trưởng, bón 1/2 lượng phân đạm cùng với 2/3 lượng phân kali.

*

Khoai môn, khoai sọ là những loại cây cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm.

Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng và cây khoai môn nhanh chóng bị chết.

Thiếu phốt pho thì gây là tình trạng cuống lá bị mềm, cây sinh trưởng kém và củ dễ thối trong quá trình bảo quản sau khi thu hoạch.

Thiếu đạm thì lá sẽ không bóng, màu lá không tươi, khả nẳn phát triển và sinh trưởng của cây kém, ảnh hưởng tới năng suất.

3. Kiểm soát cỏ dại

Trong 3 đến 4 tháng đầu sau khi trồng, khi tán lá đang hình thành. Trong thời gian này, cỏ dại có thể được kiểm soát bằng cách nhổ tay hoặc xới đất bằng cuốc. 

Sau khi cây khoai môn đã vượt qua giai đoạn sinh dưỡng, những tán lá tươi tốt sẽ che khuất ánh mặt trời nhờ đó cũng giảm sự phát triển của cỏ dại, vào giai đoạn này việc làm cỏ nên được giảm bớt để tránh làm tổn thương rễ.

*

4. Phòng trừ sâu bệnh gây hại khoai môn

Bệnh sương mai – Phòng trừ: chọn lọc những giống có khả năng chống chịu bệnh để trồng khoai môn. 

Khi có bệnh có thể phun những loại thuốc sau: Dacolin 75WP nồng độ 0,2%, Boocđô nồng độ 1%, Ridomil MZ nồng độ 0,2%, Benlat-C50WP nồng độ từ 0,15 đến 0,2& hay Memody Arobat (từ 20 đến 30g/bình 8 lít).

Bệnh khảm lá – Phòng trừ: sử dụng nguồn giống sạch bệnh để trồng khoai môn. Nhổ bỏ toàn bộ những cây bị bệnh. Phun những loại thuốc để diệt rầy (Aphis spiraeclla) môi giới truyền bệnh.

Sâu khoang – Phòng trừ: vệ sinh sạch toàn bộ đồng ruộng, làm đất kỹ trước khi bắt tay vào trồng khoai khoai môn, thường xuyên làm cỏ vun xới.

Nhện đỏ – Phòng trừ: tiến hành luân canh cây trồng. Đảm bảo đủ lượng nước tưới cho cây, không để tình trạng ruộng bị khô hạn. Có thể dùng 1 trong những loại thuốc để phun như: Oncol 25ND, Trebon 10ND nồng độ từ 0,1 đến 0,2%.

Rệp bông – Phòng trừ: phun Padan 95EC (với liều lượng là 0,8 lít/ha), Polytrin 400EC (liều lượng 0,7 lít/ha), Spresis 40EC (1,2 lít/ha), Dipterex. Những loại thuốc này pha theo nồng độ từ 0,2 đến 0,3%.

Thu hoạch củ khoai môn

Củ khoai môn đạt độ chín và có thể thu hoạch trong khoảng 9 đến 12 tháng từ khi trồng. Có thể nhận biết khi thấy lá chuyển sang màu vàng rồi khô héo dần và có thể quan sát thấy củ hơi nhấc lên khỏi mặt đất. 

Có thể thu hoạch củ khoai môn bằng cách dùng tay kéo lên hoặc dùng cuốc đào ở những vùng đất khô cứng. Củ khoai không cần rửa sau đó đem để ở những chỗ khô mát.

Với việc quản lý canh tác tốt, năng suất trồng khoai môn có thể đạt được 5 – 6 tấn/ha.

*

Trên đây là những chia sẻ về cách trồng và chăm sóc cây khoai môn cho năng suất và chất lượng cao nhất. Hãy cùng tiếp tục đồng hành cùng AZ Farming vì một nền nông nghiệp Xanh Sạch Hiện Đại Bền Vững nhé!