Kỹ sư ô tô thất nghiệp

     
Công nghệ Kỹ thuật ô tô nằm trong số ngành Hot với mức điểm đầu vào khá cao ở các trường Đại học, Cao đẳng. Cũng chính vì vậy, cơ hội việc làm ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô luôn rộng mở với nhiều vị trí có thu nhập hấp dẫn. Để biết, ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô ra trường có thể làm những vị trí nào, cùng tiengtrungquoc.edu.vn khám phá nhé.

Bạn đang xem: Kỹ sư ô tô thất nghiệp


Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô bao gồm nhiều chức danh việc làm khác nhau. Hầu hết các nhà tuyển dụng kỹ thuật viên ô tô yêu cầu ứng viên hoàn thành chương trình đào tạo chính thức, có các chứng chỉ bổ sung cần thiết. Bạn cũng cần có kiến thức về hệ thông sưởi, điều hoà không khí, động lực học, hệ thống phanh, hiệu suất động cơ và hệ thống điện của ô tô,... Chứng chỉ chuyên môn có thể không quá cần thiết nhưng có thể giúp bạn nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập tốt hơn.

MỤC LỤC: I. Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là làm gì? II. Các vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô III. Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu? IV. Thu nhập của ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

*

Có rất nhiều vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô bạn có thể ứng tuyển

I. Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là làm gì?

Nhiệm vụ chủ yếu của những người làm trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là chẩn đoán, sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống cơ khí, điện tử của phương tiện, bao gồm tất cả các hệ thống trên ô tô, xe tải, máy bay, hàng hải. Chức danh công việc phổ biến bao gồm kỹ thuật viên bảo trì và thợ cơ khí,... Nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn có thể chọn chuyên về một lĩnh vực cụ thể như bảo dưỡng xe ô tô. Công nhân trong lĩnh vực này cũng có thể chọn chuyên về một khu vực hoặc thiết bị ô tô cụ thể, phương tiện nhiên liệu thay thế, xe chạy diesel, hệ thống khí thải hoặc chế tạo đặc biệt.


II. Các vị trí việc làm ngành công nghệ kỹ thuật ô tô

Bằng cấp trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô của bạn có thể là chìa khóa cho sự nghiệp sau này. Bạn có thể lựa chọn giữa cung cấp dịch vụ, sửa chữa, thiết kế, sản xuất, kỹ thuật và một loạt các lĩnh vực liên quan khác. Dưới đây là một vài nghề nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực của bạn:

1. Nghề nghiệp bảo trì và sửa chữa

Vì hầu hết các thiết bị trong ô tô cần phải được lắp đặt, bảo trì và sửa chữa theo đúng tiêu chuẩn nên kỹ thuật viên có tay nghề sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô, bạn có thể sở hữu các kỹ năng và kiến thức cần thiết để trở thành một kỹ thuật viên tài năng. Trên thực tế, các kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sửa chữa các thiết bị, máy móc ô tô, đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt, an toàn. Có một loạt các vị trí việc làm liên quan để bạn lựa chọn. Ngoài bằng cấp, bạn cũng cần có kinh nghiệm và một số chứng chỉ nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này. Các công việc cụ thể bao gồm:

Kỹ thuật viên bảo dưỡng. Nhân viên sửa chữa ô tô và kính. Kỹ thuật viên cơ khí và dịch vụ diesel. Thợ lắp đặt điện và điện tử. Công nhân bảo trì và sửa chữa chung. Kỹ thuật viên dịch vụ xe hạng nặng và thiết bị tự động. Thợ lắp đặt và sửa chữa thiết bị viễn thông trên ô tô.

*

Tùy theo khả năng mà người tìm việc ứng tuyển vào các vị trí công nghệ kỹ thuật ô tô phù hợp

2. Lắp đặt, chế tạo và sản xuất ô tô

Lựa chọn nghề nghiệp thú vị khác dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là lắp đặt, chế tạo và sản xuất ô tô. Bạn sẽ làm việc trong một nhóm/bộ phận chế tạo xe. Bạn sẽ phải có kiến thức vững chắc về thiết kế, cơ chế hoạt động của ô tô, đồng thời sở hữu một loạt các kỹ năng và khả năng vận hành máy móc. Trách nhiệm của bạn trên dây chuyền sản xuất sẽ thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc cụ thể và bộ phận lắp ráp xe bạn phụ trách. Một số nhiệm vụ của bạn có thể bao gồm:

Thiết kế. Nhận bàn giao các bộ phận, thiết bị chế tạo ô tô và chuẩn bị dây chuyền sản xuất. Lắp ráp các bộ phận để trang bị cho xe. Định hình các tấm kim loại sẽ tạo nên khung của chiếc xe. Phun sơn. Kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Các vị trí việc làm cụ thể: Trưởng nhóm tra mã phụ tùng ô tô. Kỹ sư thiết kế. Kỹ sư vận hành hệ thống. Nhân viên kỹ thuật ô tô. Kỹ sư tư vấn. Kỹ sư kiểm soát chất lượng. Giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện, lắp ráp ô tô. Kiểm định viên. Công nhân lắp ráp ô tô.

Xem thêm: Đại Lý Benelli Việt Nam - Xe Máy Benelli 125 Cao Cấp

Kỹ thuật viên sơn ô tô.

Nhìn chung, công việc liên quan tới lắp đặt và chế tạo ô tô có yêu cầu trình độ chuyên môn cao và kỹ năng thành thục. Bạn cần có kết quả học tập xuất sắc để xin được việc làm vào vị trí này.

3. Việc làm trong lĩnh vực giao thông vận tải

Làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải là một hướng đi khác cho những người học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô nhưng không chuyên về chế tạo, sửa chữa. Kinh tế phát triển, đô thị hoá, dân số tăng,... cũng làm tăng nhu cầu đối với hoạt động giao thông vận tải. Nghề nghiệp vận tải như kiểm soát viên không lưu, vận chuyển hàng không,... có thể yêu cầu bằng cấp cao. Bạn cũng có thể trở thành người quản lý vận tải, giám sát tất cả các dịch vụ vận chuyển cho một doanh nghiệp. Một số vị trí việc làm bao gồm:

Cố vấn dịch vụ ô tô. Quản lý vận tải hàng hoá. Nhân viên điều khiển xe tải hạng nặng và máy kéo. Kỹ thuật viên dịch vụ xe hạng nặng và thiết bị tự động.

4. Một số việc làm khác liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Theo học ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô, các bạn sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Ngoài làm việc tại các công ty, nhà máy, cơ sở bảo trì, bảo dưỡng ô tô, bạn cũng có thể ứng tuyển một số vị trí khác như: Nhân viên kinh doanh ô tô: Làm việc tại các công ty, doanh nghiệp mở showroom bán ô tô, phụ tùng ô tô. Kỹ sư nghiên cứu: Làm việc tại các Viện nghiên cứu về lĩnh vực ô tô. Giảng viên, giáo viên: Làm việc tại các trường Đại học đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô hay trường dạy nghề. Đăng kiểm viên: Làm việc tại các trạm đăng kiểm ô tô. Chuyên viên giám định, bồi thường xe cơ giới.

III. Học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở đâu?

Nhiều trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc có chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô lấy điểm chuẩn không quá cao, thường chỉ từ 13, 14 điểm - 20, 21 điểm hệ đại học. Bạn có thể học ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ở:

1. Các trường đại học khu vực phía Bắc

Đại học Bách khoa Hà Nội (ngành Kỹ thuật ô tô). Đại học Công nghệ Giao thông vận tải. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học thái Nguyên. Đại học Thành Đô. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đại học Sao Đỏ. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên. Đại học Lâm nghiệp.

2. Các trường đại học khu vực miền Trung

Đại học Vinh. Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng. Đại học Nha Trang.

3. Các trường đại học khu vực miền Nam

Đại học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh. Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH. Đại học Công nghiệp TP.HCM. Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM. Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long. Đại học Lạc Hồng.

4. Các trường cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô

Trường Cao Đẳng Bách Khoa Việt Nam. Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội. Trường Cao đẳng GTVT Trung ương III. Trường Cao đẳng Kinh tế - Công nghệ TP.HCM.