Huyết áp cao phải làm sao

     

Không ít người bệnh cao huyết áp trong quá trình điều trị bệnh thường gặp các biến chứng do cao huyết áp gây nên, trong đó có cơn cao huyết cao đột ngột. Nhiều người bệnh cũng như người thân cảm thấy rất lo lắng với tình trạng này. Vậy cơn cao huyết áp là gì? Khi lên cơn cao huyết áp người bệnh có biểu hiện gì? Có cách nào để giải quyết được tình trạng trên hay không? Bài viết này sẽ cùng bạn đọc giải quyết những thắc mắc trên.

Bạn đang xem: Huyết áp cao phải làm sao


Cao huyết áp là gì?

Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu chảy lên thành mạch, áp lực máu càng cao thì huyết áp càng cao và ngược lại.

Ở người bình thường số đo huyết áp trong khoảng 120/90mmHg, nếu số đo huyết áp vượt mức 140/90mmHg ở 1 trong 2 hoặc cả 2 chỉ số thì bạn sẽ được kết luận là huyết áp cao. Người bệnh cao huyết áp thì số đo huyết áp có xu hướng tăng lên theo thời gian.

Nguyên nhân nào khiến bạn lên cơn cao huyết áp đột ngột

Một số nguyên nhân sau có thể làm cho bạn lên cao huyết áp đột ngột

Quên uống thuốc: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, do bệnh nhân cao tuổi hay quên.Trạng thái bị kích động, giận giữ, sốc do nhiều nguyên nhân.Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn mặn hơn, uống rượu bia, chất có cồn, nước có ga, cà phê.Chế độ tập luyện bị đảo lộn: Người bệnh tự tăng cường độ tập luyện, thực hiện nhiều động tác khó.

*
Có nhiều nguyên nhân gây cơn cao huyết áp đột ngột

Làm gì khi người bệnh lên cơn cao huyết áp đột ngột

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đang lên cao huyết áp đột ngột

Cơn cao huyết áp đột ngột xảy ra khi số đo huyết áp của bạn đột ngột tăng cao quá mức bình thường, thậm chí lên tới 160/110mmHg ở các chỉ số trong một thời gian ngắn. Đây là một trong biến chứng hay gặp ở người cao huyết áp, nguy cơ tai biến xảy ra là rất cao.

Những dấu hiệu nhận biết một người lên cơn cao huyết áp đột ngột:

Ban đầu, người bệnh có nhiều biểu hiện toàn thân: Nóng bừng, hồi hộp, tim đập nhanh, run rẩy chân tay… Chảy máu cam: Mạch máu niêm mạc mũi chịu áp lực lớn và vỡ ra, khiến máu cam chảy, khó cầm.

*
Chảy máu cam khó cầm là biểu hiện của cơn cao huyết áp đột ngộtĐầu đau nhức, choáng váng, xây xẩm mặt mày, buồn nôn: Do tăng áp lực mạch máu não, dấu hiệu liệt thần kinh khu trú làm người bệnh khó nói, khó đi lại.Mắt nhìn mờ, trong mắt các mạch máu nhỏ giãn ra, làm cho giác mạc đỏ lên. Mặt nóng đỏ, do máu động mạch được tưới nhiều hơn.Tim đập nhanh, hồi hộp, có cơn đau thắt ngực.Nếu như bạn hoặc người thân của bạn thấy xuất hiện những biểu hiện trên kèm theo tiền sử cao huyết áp, đang điều trị cao huyết áp thì có thể nghi ngờ đến nguyên nhân là cơn tăng huyết áp đột ngột. Lúc này, bạn cần xử trí và làm theo các bước dưới đây càng sớm càng tốt.

Xử trí ban đầu sẽ rất quan trọng với bạn

Xử trí ban đầu với người bệnh lên cơn cao huyết áp đột ngột là bước vô cùng quan trọng đặc biệt là bệnh nhân cao huyết áp lâu năm, khó điều chỉnh huyết áp. Nếu không có những bước xử trí tốt, bạn sẽ phải đối mặt với những tai biến nguy hiểm như: Phình vỡ động mạch não(tai biến mạch máu não), nhồi máu cơ tim, mù lòa…

Để có những bước xử trí tốt, bạn cũng như những người thân trong gia đình cần phải được trang bị kỹ năng và phương tiện xử trí theo khuyến cáo của bác sĩ. Đa số các trường hợp lên cơn cao huyết áp đột ngột đều do người thân của người bệnh xử trí, vì tình trạng của bệnh nhân lúc này rất nguy hiểm, người bệnh sẽ không có được sự bình tĩnh cần thiết để thực hiện cấp cứu hiệu quả

Bạn hãy cùng theo dõi những bước sơ cứu dưới đây:

➤ Gọi ngay người thân giúp đỡ, nếu có điều kiện gọi số 115 để được cấp cứu nhanh chóng.

*
Gọi cấp cứu là bước sơ cứu đầu tiên trong cơn cao huyết áp đột ngột

➤ Nếu bạn là người lên cơn cao huyết áp hãy chủ động thả lỏng cơ thể, giữ bình tĩnh, ra dấu hiệu cho người thân và gọi cấp cứu.

➤ Ban đầu, lập tức đo huyết áp cho bản thân (dùng máy đo huyết áp điện tử) để xác định và phân biệt với những nguyên nhân khác. Nếu huyết áp cao so với mức bình thường của bệnh nhân thì bắt đầu những bước sơ cứu tiếp theo.

➤ Đối chiếu với những nguyên nhân ở phần trên, nếu nguyên nhân nào mà loại bỏ được thì lập tức loại bỏ tác nhân đó hoặc báo cáo lại với bác sĩ.

➤ Đặt người bạn ngồi hoặc nằm kê cao gối, không để chân cao hơn đầu vì máu sẽ dồn lên não, tăng áp lực lên mạch máu não. Mở cửa sổ, đặt mình hoặc người thân ở vị trí thông thoáng, dễ thở.

➤ Tìm thuốc hạ áp của mình, uống ngay lập tức nếu bạn còn tỉnh táo. Với trường hợp người bệnh đã li bì, mê sảng, tuyệt đối không cho ăn, uống bất cứ thứ gì vì có thể làm tắc đường thở dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

➤ Tiếp tục theo dõi và gọi người trợ giúp đưa bạn đi cấp cứu, lấy hết các loại thuốc của mình, giấy kê đơn để bác sĩ kiểm tra. Khi bạn hoặc người thân dù đã có những dấu hiệu qua cơn nguy kịch thì vẫn phải đến bệnh viện để kiểm tra.


Gọi cấp cứu 115 càng nhanh càng tốt.

Không tự ý sử dụng thuốc hạ áp cấp tốc cho người bệnh.

Xem thêm: Album Hình Ảnh Xe Đẹp, Bộ Sưu Tập Xe Hơi, Ô Tô, Xe Máy Độc Đáo

Không lay, giật tóc, bấm nhân trung của bệnh nhân.


Những bước xử trí ban đầu cho người bệnh là vô cùng quan trọng, xử trí đúng và kịp thời sẽ tránh được nguy cơ tai biến cho bạn và người thân. Mỗi người cần trang bị những kỹ năng cho bản thân để áp dụng trong những tình huống khẩn cấp, hiểu được sự nguy hiểm của cơn tăng huyết áp đột ngột sẽ giúp các bước xử trí được nhanh hơn, mạch lạc hơn.

Cơn cao huyết áp đột ngột nguy hiểm như thế nào?

Cao huyết áp là bệnh lý mạn tính phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị tốt, huyết áp sẽ có xu hướng tăng cao, cơ thể sẽ có sự thích ứng để tự bảo vệ khỏi các tai biến có thể xảy ra. Trong khi đó cơn cao huyết áp đột ngột thì nguy hiểm hơn rất nhiều, cơ thể không có khả năng thích ứng được sự biến đổi đột ngột, xảy ra nhanh, của cơn tăng huyết áp, đặc biệt ở những người bệnh nặng.

Khi bạn đã mắc cao huyết áp lâu năm thì càng nguy hiểm hơn, khi mà bệnh đã ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Não, thận, gan, tim…Nếu có cơn cao huyết áp đột ngột sẽ vô cùng khó lường với hậu quả của nó.

Tai biến đột quỵ: Tai biến mạch máu não, áp lực của dòng máu lên não tăng đột ngột, làm phình, vỡ động mạch, máu chảy vào các não thất gây tăng áp lực nội sọ. Dẫn đến liệt thần kinh khu trú, liệt méo miệng…Mức độ nặng sẽ gây tử vong ngay lập tức.

*
Cơn cao huyết áp đột ngột có nguy cơ gây đột quỵ do vỡ mạch máu não

Nhồi máu cơ tim: Với nền bệnh cao huyết áp sẵn có, các mảng xơ vữa đọng lại trên thành động mạch, cơn cao huyết áp làm ngắt dòng máu nuôi tim. Từ đó, gây nhồi máu cơ tim.

Biến chứng giảm thị lực, mù lòa: Mạch máu niêm mạc mũi, mắt đều do một động mạch chi phối. Khi huyết áp quá cao, mạch máu căng ra, đè vào các dây thần kinh bên cạnh gây giảm thị lực, thậm chí vỡ mạch máu, mắt không có mạch máu nuôi dưỡng có thể dẫn tới mù lòa.

Biến chứng suy thận cấp: Lượng máu đổ về thận quá lớn với áp lực cao, làm cho thận làm việc quá mức dẫn tới suy thận cấp, khi đó các chất độc không được lọc khỏi máu theo đúng chức phận của thận, sẽ gây ngộ độc cho cơ thể.

Mạch máu ngoại vi ở cái đầu ngón tay, ngón chân có hiện tượng phình to, giãn ra. Sau cơn cao huyết áp đột ngột sẽ gây hạ huyết áp, một biến chứng cũng nguy hiểm không kém.

Dự phòng cơn cao huyết áp như thế nào?

Điều trị cao huyết áp, giữ cho huyết áp luôn ổn định bằng việc thay đổi thói quen ăn uống, tập luyện. Quan trọng hơn là tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ nếu bạn đã từng lên cơn cao huyết áp đột ngột. Có như vậy dự phòng các cơn tăng huyết áp kịch phát mới hiệu quả.

Uống thuốc đúng chỉ định: Cả về thời gian và liều lượng, nếu người bệnh quên uống thuốc, khả năng lên cơ cao huyết áp là rất cao. Bạn nên để thuốc tại vị trí dễ tìm, dễ lấy, có hướng dẫn sử dụng cho người hay quên.

Điều chỉnh lượng muối trong khẩu phần ăn: Natri có trong muối là một trong những chất dễ làm huyết áp tăng cao, do vậy bạn nên giảm lượng muối ăn hằng ngày. Ở người bệnh nặng, thậm chí là không sử dụng muối trong bữa ăn.

Tập luyện thể dục, dưỡng sinh: Tập luyện điều độ giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với những sự thay đổi của huyết áp, tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và khả năng chịu đựng của cơ thể. Giữ tinh thần thoải mái, tránh những lo lắng, kích động không đáng có, giảm thiểu stress.

Theo dõi huyết áp tại nhà: Để dự phòng những cơn cao huyết áp đột ngột bạn nên trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp để thường xuyên theo dõi được sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà. Với mức giá từ 650.000đ đến khoảng 2 triệu đồng bạn hoàn toàn có thể trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp Omron. Omron là thương hiệu số 1 về máy đo huyết áp trên Thế Giới đang được rất nhiều người dùng lựa chọn bởi nó rất dễ sử dụng và mang lại kết quả chính xác cao.


Phòng bệnh hơn chữa bệnh, dự phòng cơn cao huyết áp đột ngột dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc sẽ mang lại hiệu quả tích hơn nhiều so với việc chữa trị những tai biến xảy ra
.

Bạn hãy lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia

Lời kết

Những thông tin mà bài viết đã cung cấp vừa rồi hy vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn cũng như người thân, đặc biệt là những bệnh nhân mắc chứng cao huyết áp lâu năm, đã từng lên cơn cao huyết áp kịch phát. Áp dụng những hướng dẫn trên, thực hiện đúng các bước sơ cứu để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình.

Tham khảo thêm tại bài viết này

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-pressure/diagnosis-treatment/drc-20373417