Đề thi chính thức tốt nghiệp thpt môn ngữ văn năm 2012

     

Sáng 2/6, thí sinh bước vào buổi thi môn đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, môn Văn với tâm lý khá thoải mái. Dưới đây, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn gửi tới độc giả đề thi chính thức môn Ngữ Văn tốt nghiệp THPT 2012.

*


Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố sáu môn thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Theo đó, học sinh THPT, sẽ thi các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa học, Lịch sử, Địa lý. Những học sinh không đủ điều kiện thi mônNgoại ngữthì sẽ thi môn thay thế làVật Lý.

Bạn đang xem: Đề thi chính thức tốt nghiệp thpt môn ngữ văn năm 2012

Các mônVật lý, Hóa học, Ngoại ngữsẽ thi theo hình thức trắc nghiệm; các mônToán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lýthi theo hình thức tự luận. Thí sinh tự do cũng phải thi đủ các môn thi, theo nội dung thi, hình thức thi theo quy định của Bộ GD-ĐT trong kỳ thi năm nay.

Theo quy chế thi tốt nghiệp của Bộ GD-ĐT, nội dung thi sẽ nằm trong chương trình THPT hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi sẽ không chỉ kiểm tra kiến thức cơ bản mà còn kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức, sự hiểu biết về thực hành của người học. HS đang học tại các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên đăng ký tại trường- nơi học lớp 12. Thí sinh tự do được đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn thuộc tỉnh nơi cư trú, theo xác nhận của chính quyền cấp xã.

Cùng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòntheo dõi đề thi chính thức tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2012 (Thời gian 150 phút)

*
Đề thi chính thức môn Ngữ Văn của Bộ GD&ĐT trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2012

Click để xem đáp án môn Ngữ Văn của Bộ GD&ĐT năm 2012: Tại đây!!

Nhận xét của các giáo viên giàu kinh nghiệm chuyên môn

Đánh giá đề thi môn Văn năm nay, nhiều giáo viên, giảng viên cho rằng đề thi năm nay quá khuôn mẫu, dễ đưa học sinh đến chỗ học dối, thi dối.

Xem thêm: Diễn Viên Nam Michael Jai White Là Ai White Là Ai, Michael Jai White Là Ai

Đề thi môn văn yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”. Nhiều giáo viên, giảng viên cho rằng đề thi năm nay quá khuôn mẫu, dễ đưa học sinh đến chỗ học dối, thi dối.


Cô Hoàng Thị Thu Hiền, giáo viên môn văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), nói: “Đề thi môn văn năm nay vừa sức với thí sinh nhưng nhiều người trong nghề gọi đó là “con đường thân quen chúng ta đã đi bao đời nay”. Cách ra đề như thế này, theo tôi, sẽ khó có tác động tích cực vào quá trình dạy và học trong trường phổ thông”.
Tỏ ra bức xúc với đề thi môn văn, một giáo viên ở Q.Tân Bình, TP.HCM, kể: sau khi kết thúc giờ thi môn văn, tổ văn ở trường cô đã ngồi họp với nhau và rút ra kết luận: “Đề thi cứ lặp lại theo kiểu này, sẽ triệt tiêu sự sáng tạo, triệt tiêu sự tìm tòi, đổi mới của giáo viên. Cứ như thế này giáo viên chỉ cần đọc cho học sinh chép và bắt các em làm những con vẹt là được điểm cao”.Cô Ngô Lan Anh, giáo viên văn Trường THPT Trần Phú (Hà Nội), nhận xét đề văn năm nay quay về truyền thống. Nếu năm trước, nhiều giáo viên văn thấy thích thú với hướng ra đề mở đầy sáng tạo của đề văn thì năm nay có chút tiếc nuối.Thầy Nguyễn Đức Hùng - giáo viên văn Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn - đánh giá đề thi môn văn năm nay không có gì đột phá, thậm chí quay về lối ra đề truyền thống như trước đây với các tác phẩm kinh điển, các yêu cầu quen thuộc. Điểm ghi nhận của đề thi năm nay đó là câu giáo khoa, đòi hỏi học sinh phải nắm tinh thần của tác phẩm chứ không lý thuyết suông như trước đây. Các câu còn lại, cả nội dung và yêu cầu đề đều không mới. Câu nghị luận xã hội tưởng như mở nhưng không mở. Với dạng đề này, giáo viên chỉ cần dạy một đề mẫu là học sinh có thể làm.PGS.TS Đoàn Lê Giang - khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng học sinh của ta đã quen thi gì học nấy, nên nếu đề thi chỉ yêu cầu thuộc văn mẫu, học vẹt thì học trò cũng chỉ học như thế mà thôi. Thế thì có bắt họ phê phán thói dối trá thì họ cũng sẽ học và thi một cách dối trá mà thôi!

Các ý kiến của thí sinh sau khi kết thúc môn Ngữ Văn

Trong khi đó, nhiều thí sinh lại cảm thấy hào hứng với câu nghị luận trong đề thi văn. Thanh Hà, học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM), nói phần nghị luận xã hội yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề “thói dối trá” là phần dễ nhất trong đề thi. “Nội dung trong câu hỏi này rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày và em rất dễ tìm dẫn chứng nên em làm rất nhanh” - Hà phấn khởi cho biết.Bạn Hà Anh, học sinh Trường THPT Trưng Vương, cũng đồng ý rằng câu nghị luận là câu dễ làm nhất. Theo Hà Anh, nội dung này đã được thầy cô luyện nhiều lần nên khi thấy đề như vậy cứ theo đó mà làm.Trung Hiếu, học sinh Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM), cho biết cảm thấy khá thú vị với câu 2 vì được trình bày quan điểm riêng của bản thân mình. Hiếu nói: “Tôi viết trong bài làm của mình rằng nguyên nhân của thói dối trá chính là việc giáo dục đạo đức cho giới trẻ đang bị xem nhẹ, giới trẻ bị ảnh hưởng bởi những thông tin không lành mạnh đang được đăng tải tràn lan trên mạng Internet”.