Đại chiến thế giới 1

     

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ nhất Thế chiến hay Thế chiến I là một cuộc chiến tranh thế giới diễn ra từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918. Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới.

Bạn đang xem: Đại chiến thế giới 1

*

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi làĐại chiến thế giới lần thứ nhất,Đệ nhất Thế chiếnhayThế chiến Ilà một cuộcchiến tranh thế giớidiễn ra từ ngày28 tháng 7năm1914đến ngày11 tháng 11năm1918.

Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất tronglịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắpchâu Âuvà ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốcchâu ÂuvàBắc Mỹvào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần củanhân loạirất sâu sắc và lâu dài. Khác với các cuộcchiến tranhtrước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên chiến trường lẫn ở hậu phương.Phụ nữphải làm việc thaynam giới, đồng thời sự phát triển của công nghệ cũng có ảnh hưởng đến tính chất chiến tranh; có thể thấy sự hiệu quả củakhông quânvàxe tăngtrong chiến đấu kể từ cuộc Đại chiến này.Chiến tranh chiến hàogắn liền với cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất trong thời gian đầu của nó.

Đây là cuộc chiến giữa pheHiệp Ước(chủ yếu làAnh,Pháp,Ngavà sau đó làHoa Kỳ,Brasil) với pheLiên minh Trung tâm(chủ yếu làĐức,Áo-Hung,BulgariavàOttoman). Cuộc chiến bắt đầu vớiVụ ám sát thái tử Áo-Hung, dẫn đến việc Áo - Hung tuyên chiến vớiSerbia.Sự kiện này được nối tiếp bởi việcHoàng đế ĐứclàWilhelm IItruyền lệnh cho các tướng lĩnh đưa quân tấn côngBỉ,LuxembourgvàPháp, theokế hoạch Schlieffen.Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận chiến, trong số đó có 60 triệu người Âu châu, trong 1 trong những cuộc chiến tranh lớn nhất trong lịch sử.Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này,Pháplà nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị kiệt quệ, dẫn tới sự đại bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau.Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cũng diễn ra trên đấtPháp. một trận đánh đáng nhớ của cuộc Đại chiến là tạiVerduncùng năm đó, khi quân Đức tấn côngthành cổ VerduncủaPháp, nhưng không thành công.Tuy nhiên, trận chiến đẫm máu nhất là tạisông Somme(1916), khi liên quânAnh-Phápđánh bất phân thắng bại với quân Đức, trong khi chiến dịch quân sự lớn nhất làCuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo-Hung và Đức.

Tất cả nhữngđế quốcquân chủ(trừĐế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. ĐảngBolsheviklên nắm quyền tại nướcNgasau cuộcCách mạng Tháng Mườilật đổNga hoàng, trong khi việc Đức bại trận lại tạo điều kiện choĐức Quốc Xãlên nắm quyền nhờ biết khai thác tâm lý bất mãn của người dân.Tuy nướcĐứcthua cuộc nhưng vềthương mạivàcông nghiệphọ không bị tổn hại gì lớn,vì thế về những mặt này họ đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Không một nướcchâu Âunào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sauchiến tranh,châu Âulâm vào tình trạngkhủng hoảngvà những cao tràochủ nghĩa dân tộctrỗi dậy ở các nước bại trận.Điển hình là tạiThổ Nhĩ Kỳ, bão táp phong tràoCách mạng Giải phóng Dân tộcrầm rộ, đưa dân tộc này dần dần hồi phục, và buộc phe Hiệp Ước phải xóa bỏ những điều khoản khắc nghiệt sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt.Nước duy nhất không bị tàn phá mà còn thu được lợi nhuận lớn từ cuộc chiến này làHoa Kỳ, nó đã tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nướcchâu Âuvềkinh tếkể từ sau cuộc chiến.

Trước đây ở các nước nóitiếng Anhdùng từ "Đại chiến" (Great War). Vàithập kỷsau, tên gọiChiến tranh thế giới lần thứ nhất(World War I) mới được áp dụng để phân biệt với cuộcChiến tranh thế giới thứ hai.Đương thời, nó còn được gọi với cái tên "Cuộc chiến tranh chấm dứt mọi cuộc chiến tranh" (The war to end all wars) bởi quy mô và sự tàn phá khủng khiếp nó gây ra.Chính những vấn đề liên quan tớiHoà ước Versailles 1918đã khiến cho cuộcChiến tranh thế giới thứ haibùng nổ.

*

(Ảnh: Các nước tham chiến ở châu Âu)

Mục đích

Đây là một cuộc chiến để lập lại trật tự thế giới mới, nó làm sụp đổ 4đế chếhùng mạnh của châu Âu và thế giới lúc đó làĐế quốc Nga,Đế chế Đức,Đế quốc Áo-HungvàĐế quốc Ottoman, làm thay đổi sâu sắc bộ mặt của châu Âu và thế giới. Tuy nhiên mặc dù là cuộc chiến đẫm máu và khốc liệt như vậy nhưng cuộc chiến này đã không giải quyết được các mâu thuẫn gốc rễ và "thế giới mới" mà nó tạo ra còn đặt châu Âu và thế giới trước các vấn đề và mâu thuẫn khác còn trầm trọng hơn như phát sinh nhà nước theoChủ nghĩa Cộng sảntạiNga,Chủ nghĩa quân phiệtvàChủ nghĩa phát xíttạiÝ,ĐứcvàNhật, sự chia cắt, xâm phạm quyền tự quyết của các dân tộc... Những vấn đề đó sẽ dẫn đến bùng nổChiến tranh thế giới thứ hai. Đó là lý do một số nhà nghiên cứu cho rằngChiến tranh thế giới thứ haichỉ là sự nối tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất sau gần 20 năm tạm nghỉ lấy sức.

Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra giữa 2 khối liên minh quân sự được hình thành sauthế kỷ XIX: 1 bên là liên minh 3 đế quốcAnh-Pháp-Nga, hay được gọi là khối Hiệp ướcEntente ba bên(trongtiếng Phápententecó nghĩa là sự đồng thuận, hiệp ước) sau này còn thêmHoa Kỳvà một số nước khác tham gia; bên kia là pheLiên minh Trung tâm(Central Powers, hay còn gọi là Liên minh 3 nước) gồm Đức, Áo – Hung và Ottoman.

Tuy nhiên sau đó Ý chiến đấu bên phía Entente 3 bên nhưng Liên minh Trung tâm lại có thêm đồng minh làĐế quốc OttomanvàBulgaria. Trong khi vai trò của các đồng minh chính trong Entente 3 bên khá đồng đều trong việc gánh vác sức nặng chiến tranh thì ở bên phía Liên minh Trung tâm vai trò các đồng minh chính là mờ nhạt hơn, chỉ Đức có vai trò trụ cột vì thực tế mâu thuẫn chủ yếu gây nên chiến tranh là gắn liền với tham vọng chính trị kinh tế của đế quốc Đức lúc đó. Lúc bấy giờ, 2 cường quốc quân sự hùng mạnh nhất của châu Âu là Đức và Anh.

Quy mô, tính chất

Về khía cạnhchính trị–quân sựđây là lần đầu tiên thế giới biết đến 1 kiểuchiến tranh tổng lực,chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹtkinh tếcủa nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử tháchtiềm lực kinh tếvà sức mạnh tinh thần của đối phương. Các cường quốc như Đế quốc Nga, Đế quốc Áo-Hung và Đế quốc Đức đã thất bại và sụp đổ dù quân đội của họ vẫn còn hiện hữu (đặc biệtquân đội Đứcvẫn còn đang trên đất đối phương, và quân địch còn chưa xâm phạm tới lãnh thổ của họ). Các nước này đã thua trận vìxã hộikiệt sức, không thể kham nổi chiến tranh – 1 kiểuchiến tranh tiêu haovới cường độ cực cao, khiến chính phủ của họ bị các lực lượng trong nước lật đổ.

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra theo 1 kiểuchiến lượcchiến tranh hiện đại. Trước đây châu Âu đã từng có các cuộc chiến theoliên minhnhiều nước nhưChiến tranh Kế vị Tây Ban Nha,Chiến tranh Kế vị Áo,Chiến tranh Bảy năm,Chiến tranh Napoléon, v.v... Nhưng những cuộc chiến đó có kết quả chiến tranh phụ thuộc vào 1 hoặc vài trận đánh lớn có tính quyết định diễn ra trong 1-2 ngày tại 1 điểm quyết chiến hoặc một vài chiến dịch trong vài tuần hoặc một vài tháng, các hoạt động chiến sự xen kẽ với hoà bình. Kết cục chiến tranh không triệt để: thua trận thì kýhoà ước nhượng bộ, chờ vài năm hồi phục tiềm lực rồi lại tham chiến tiếp (điển hình như các cuộc chiến thờiNapoléon I). Các cuộc chiến đó phụ thuộc rất nhiều, nếu không nói là phần lớn, vào tài thao lược của nhà cầm quân. Còn từ nay, kể từ Thế chiến I, lần đầu tiên nhân loại chứng kiến một kiểu chiến tranh lâu dài, quy mô, huỷ diệt. Chiến sự dàn trải trên khắp chiến trường, khắp cả châu lục. Vai trò cá nhân của thống soái trong chiến tranh bị hạn chế mà tiềm lực kinh tế và ý chí, sức mạnh tinh thần của quốc gia nổi lên là yếu tố quyết định.

Xem thêm: Công Ty Thép Dana Ý - Công Ty Cổ Phần Thép Dana

Trên chiến trường về khía cạnh thuần tuý quân sự đây là một cuộc chiến tranh đã có các đặc trưng hiện đại: quân đội làquân đội đông đảo. Lần đầu tiên trên thế giới chiến tranh theo chiến thuậtđội hình tản máckhông còn các khối quân lực xếp hàngtấn côngvàphòng thủtheođội hình ô vuôngdày đặc rất đặc trưng của mọi cuộc chiến tranh trước đây. Cuộc chiến tranh này đặc trưng áp đảo bởi hình thứcchiến tranh trận địamà điển hình nhất là hệ thống chiến hào trở thành phương tiện phòng thủ chính yếu, thành quáchpháo đàiđã không còn vai trò phòng ngự quan trọng nữa. Các bên phòng thủ trongchiến hàovới hệ thống ụsúng máy,dây thép gai,bãi mìnvàtrận địa pháodày đặc vớichiến tuyếnngăn đôi giữa 2 phía đối địch.Chiến tranh trận địahaychiến tranh chiến hàoở thời kỳ đó thường có tính chất là rất khó tấn công và rất dễ phòng thủ nên chiến tranh có diễn biến chậm chạp ít năng động, ít có các chiến thắng quân sự dứt khoát. Kết cục chiến tranh phụ thuộc vào sự chịu đựng dẻo dai của các bên đối kháng đối với gánh nặng chiến tranh tiêu hao tổng lực.

Trong lực lượng Hiệp Ước, Anh-Pháp và Nga chia sẻ gánh nặng chiến tranh tương đối đồng đều trong khi phe Liên Minh chỉ có thể trông cậy vào nước Đức là chủ yếu.

Nguyên nhân, bản chất chiến tranh

Sự việc Đại công tước (tiếng Đức:Erzherzog, tiếng Anh:Archduke)Franz Ferdinand của Áo - Hungbị một phần tửdân tộc Chủ nghĩangườiSerbiatên làGavrilo Principám sát tạiSarajevovào ngày28 tháng 6năm1914được coi là khởi nguồn của cuộc thế chiến này, nhưng thực ra đó chỉ là "giọt nước tràn ly". Vụ ám sát thái tử Áo-Hung chỉ là cái cớ để các bên chính thức khai chiến sau một thời gian dài chạy đua vũ trang nhằm chuẩn bị chiến tranh. Chiến tranh là "phải nổ ra" do mâu thuẫn giữa các quốc gia ở châu Âu đã chín muồi, các bên tham chiến từ trước đó khá lâu đã có các mâu thuẫn đối kháng với nhau, và muốn triệt hạ nhau bằng quân sự để phân chia lại thế giới.

Nguyên nhân và bản chất của chiến tranh này là rất phức tạp, đa diện, nhưng có thể được tổng kết như sau:

Chủ nghĩa đế quốc và sự tranh giành thuộc địa

Leninvà những ngườiBolshevik, cùng một phần lớn những ngườixã hội chủ nghĩacủa châu Âu phân tích có cơ sở rằng chiến tranh là mâu thuẫn của sự phát triển của các nướcchủ nghĩa đế quốccầm đầu ở châu Âu và chiến tranh có tính chấtchiến tranh đế quốc: đó là cuộc chiến nhằm tranh giành, phân chia lạithuộc địagiữa các nướcđế quốc, là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với tất cả các phe tham chiến.

Tranh biếm họa về các nướcAnh,Đức,Nga,Pháp, vàNhậttranh nhau chiếmthuộc địaởTrung Quốc. Trong bức tranh, vua nước ĐứcWilhelm II(đội mũ chóp nhọn) tỏ thái độ căm ghét rõ ràng vớinữ hoàng AnhVictoria

Theo phân tích củaLenin, nguyên nhân chiến tranh bắt nguồn ngay từ giữathế kỷ XVI: ở thời điểm này, các nướcchâu Âubắt đầu hình thànhChủ nghĩa tư bản. Để tìm kiếm tài nguyên và lợi nhuận, các nướcthực dânchâu Âubắt đầu bành trướng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm các nướcchâu Á,châu Phiđể biến các nước này thànhthuộc địa. Đến cuốithế kỷ XIX, về cơ bản thì tất cả châu Á, châu Phi đã bị biến thành thuộc địa. Nhưng sự phân chia thuộc địa giữa các nước châu Âu là rất không đồng đều.Anh-Pháplà 2 nước đã xâm chiếmthuộc địatừ khá sớm nên chiếm được rất nhiều thuộc địa, trong khi các nước châu Âu khác thì chiếm được ít hơn nhiều.

Đến cuốithế kỷ XIX, sự lớn mạnh củaĐế quốc ĐứcsauChiến tranh Pháp-Phổđã đẩy mạnh những tham vọng chiếm lĩnh thuộc địa và chia lại thị trường thế giới của nước này. Đến đầuthế kỷ XX,Đế quốc Đứcđã vượt quaAnh,Phápđể trở thànhcường quốccông nghiệpđứng đầuchâu Âuvà đứng thứ 2 trên thế giới (sauMỹ). Nhưng trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức lại là nước chậm chân, bởi đến cuốithế kỷ XIX, hầu hết châu Á và châu Phi đã bị Anh, Pháp chiếm làm thuộc địa. Năm1913, tổng diện tích các thuộc địa của Đức chỉ là 2,9 triệu km2, trong khi nước Anh có tới 34 triệu km2, Pháp có gần 13 triệu km2. Do quy mô thuộc địa không tương xứng với tiềm lực công nghiệp (ít thuộc địa thì tức là có íttài nguyênvà thị trường tiêu thụ), Đức là nướchiếu chiếnnhất trong thời kỳ này. Ngoài ra, nước Đức chịu ảnh hưởng sâu sắc của truyền thốngquân phiệtPhổ: đề caochủng tộc Đức, tích cực truyền bá tinh thầnkỷ luật quân đội,chạy đua vũ trang.Leninđã tổng kết đặc trưng của nước Đức thời kỳ này là"Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến".

Nhưng tham vọng củaĐứcgặp phải sự phản kháng của các nước"đế quốc già"là nướcAnh,PhápvàNga. Các "đế quốc già" này về cơ bản đã chiếm lĩnh gần hết những thuộc địa bao la khắp thế giới và muốn duy trì quyền thống trị của mình, không muốn "chia phần" cho những thế lực mới nổi như Đức.Đế quốc Áo–HungvàĐế quốc Ottomantừ lâu đã suy yếu, nhưng vẫn muốn có đủ "tư cách" và vai trò để tranh giành ảnh hưởng trong khu vựcTrung Âu,BalkanvàKavkaz. Các cường quốc khác can thiệp vào khu vực đó để tranh giành ảnh hưởng với nhau...

Do có cùng mục tiêu tranh giành thuộc địa vớiAnh-Pháp, nướcĐứcđã cùngÁo - Hung,Italiathành lập "phe Liên Minh" vào năm1882để chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. Để đối phó,Anhđã ký vớiNgavàPhápnhững Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầuthế kỷ XX). Từ đó, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau. 2 bên ra sức chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh. Một cuộc chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa trên thế giới không thể tránh khỏi.

Sự mâu thuẫn mang tính chất đế quốc Chủ nghĩa đòi hỏi một cuộc "chém giết lớn" để phân định lại ngôi thứ và lập lại trật tự thế giới, theo đó các thế lực mới nổi (đứng đầu làĐế quốc Đức) mong muốn đánh bại các thế lực cũ (Anh, Pháp, Nga) để chiếm lấy thuộc địa của kẻ thua.

Mặt khác, việc phát động chiến tranh của các nước đế quốc còn nhằm đối phó với những bất ổn trong nội bộ quốc gia. Đầuthế kỷ XX, phần lớn giai cấp lao động ở các nước bị bóc lột nặng nề, đời sống rất khốn khó (công nhân thường xuyên phải làm việc 12 giờ/ngày, đồng lương lại thấp, việc sa thải diễn ra bừa bãi, trẻ em 12 tuổi đã phải đi làm công nhân phụ giúp cha mẹ...). Sự áp bức đó tạo ra mâu thuẫn gay gắt giữa người lao động với chủ tư bản, nhiều quốc gia đã tiềm ẩnphong trào cách mạng(đặc biệt là ởNga,ĐứcvàÁo-Hung). Việc phát động chiến tranh sẽ kích thích tinh thần ái quốc của người dân, làm họ quên đi các vấn đề trong nước và xoa dịu mâu thuẫn trong lòng các nước đế quốc.

Liên minh quân sự, chạy đua vũ trang, quân phiệt

Từ nguyên nhân mâu thuẫn lợi ích, sự thèm muốn tranh giành thuộc địa đã dẫn tới một nhóm nguyên nhân khác cũng được các nhà nghiên cứu chỉ ra, là hệ thống các liên minh quân sự, sự chạy đua vũ trang và Chủ nghĩa quân phiệt của các đế chế:

Chủ nghĩa dân tộc

Sauthế kỷ XIXtại châu Âu khi những giá trị tự do cá nhân và quyền tự quyết của cá nhân được nhận thức thì hiển nhiên nhận thức vềquyền dân tộc tự quyếtcủa các dân tộc đang bị điều khiển bởi các dân tộc cường quốc sẽ trỗi dậy và gặp phải sự ngăn trở của các dân tộc khác. Sự thức tỉnh tình cảm dân tộc thường đi kèm vớiChủ nghĩa Sôvanhvà trên con đường tìm vị thế của mình các dân tộc nhỏ thường tìm sự bảo trợ của các đồng minh lớn để chống lại các kẻ thù cận kề. Điều đó dẫn đến các xung đột được tích luỹ và chiến tranh là cách giải toả cuối cùng.

Chủ nghĩa dân tộclà nguyên nhân chính của vụ ám sát hoàng tử Áo-Hung tạiBosnia.Đế quốc NgavàĐế chế Ottomanđã đi đến chiến tranh tại Balkan1878. Sau cuộc chiến, Nga có ảnh hưởng lớn ởBalkan. Áo-Hung lại điều khiển chính phủ ởBosniavà năm 1908 thì gạtThổ Nhĩ Kỳra khỏi đây, nắm toàn bộ ảnh hưởng ở Bosnia. Nga vận động các nước còn lại trên bán đảo Balkan lập raLiên minh Balkanhi vọng khối này sẽ đẩy lùi Áo-Hung. Nhưng do những mâu thuẫn trước kia đối với Đế chế Ottoman, khối này đã không chống lại Áo-Hung mà gâyChiến tranh Balkan lần thứ nhất 1912-1913với Thổ Nhĩ Kỳ. Song do sự phân chia quyền lợi không đều,Chiến tranh Balkan lần thứ hai 1913lại bùng phát, vàBulgarialà nước bại trận. Đến năm1914, Thổ Nhĩ Kỳ gần như chỉ có 1 ít ảnh hưởng ở bán đảo này, chủ yếu ởAlbania.Áo-Hunglại trở thành kẻ thù lớn của Liên minh Balkan.Serbia, nước theo Chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ nhất tại Balkan lúc này đã vận động Chủ nghĩa dân tộc Bosnia là nước có chung đường biên giới với Serbia để đánh đuổi Áo-Hung ra khỏi Balkan. Một phần tử được trợ giúp bởi tổ chức dân tộcBàn tay đencủa Serbia đã ám sát hoàng tử Áo-Hung vào28 tháng 6năm1914. Sau đó, Áo-Hung đe dọa Serbia và 1 tháng sau, Áo-Hung tuyên bố chiến tranh với Serbia vào ngày28 tháng 7năm1914.

Chiến tranh là tất yếu?

Trong các học giả thế giới khi đề cập nguyên nhân chiến tranh có xuất hiện câu hỏi: Liệu có thể tránh được cuộc chiến tranh này không? Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như vậy thì ở tầm quốc tế và lịch sử nhân loại có thể nói: với trình độ giác ngộ chính trị của nhân loại vào đầuthế kỷ XX, khi tư duy chính trị vẫn là tư duy nước lớn, tư duy đế quốc Chủ nghĩa, khi cách tiếp cận các vấn đề quốc tế luôn theo nguyên tắc "tối đa quyền lợi cho mình, tối thiểu cho đối phương" thì Chiến tranh thế giới thứ nhất là "phải xảy ra và không thể tránh được". Cuộc chiến này sẽ cùng vớiChiến tranh thế giới thứ haisẽ tập cho nhân loại phải suy nghĩ theo kiểu tư duy mới là "cùng tồn tại hoà bình, các bên cùng có lợi". Để nhận thức được như vậy nhân loại phải trả giá gần cả trăm triệu mạng người trong 2 cuộc đại chiến và các cuộc chiến khác trongthế kỷ XX. Đó là bài học chính trị quý giá nhất của đại chiến mà nhiều khi nơi này hay nơi khác bài học đó vẫn còn bị "lãng quên".