Cô giáo lê na giờ ra sao

     
Sành điệu, chịu chơi như MisThy, được các fan “đề cử” ngay giải thưởng nữ streamer giàu… màu tóc nhất Việt Nam

Bạn đang xem: Cô giáo lê na giờ ra sao

Lạ đời với chuyện “thường ngày ở huyện” tại Nga: Gấu Bắc cực khổng lồ thản nhiên bước xuống từ xe buýt trong… sự bình thản của người đi đường

5 năm trước, cô giáo Lê Na đã trở thành chủ đề bàn tán khắp mọi diễn đàn vì clip chửi học viên của mình.

Năm 2015, dân tình hẳn còn nhớ về vụ việc làm mưa làm gió trên Internet mà nhân vật chính là cô giáo “cung Bọ Cạp” Lê Na. Khi ấy, vụ lùm xùm thu hút sự chú ý của dư luận, mọi nhất cử nhất động của vị giáo viên này đều được công chúng theo dõi. Bỗng chốc nổi tiếng vì “vạ miệng”, sau 5 năm, cô giáo này có cuộc sống ra sao?

*

Vụ việc chấn động các trung tâm tiếng Anh ở Hà Nội

Khoảng đầu tháng 8/2015, trên mạng xã hội xuất hiện 1 đoạn video dài 7 phút quay lại cuộc cãi vã của một giáo viên tên Phạm Nguyễn Lê Na cùng hai học viên tại 1 trung tâm tiếng Anh (tạm gọi là X) ở Hà Nội. Clip bắt đầu bằng diễn biến căng thẳng khi hai học sinh yêu cầu nữ giáo viên trên và các tư vấn viên của trung tâm giải thích vì sao lại gia hạn khóa học. Sau một hồi, cả hai bên lớn tiếng với nhau, đỉnh điểm là cô giáo Lê Na dùng đại từ “mày, tao” để nói chuyện, liên tục mắng nhiếc học viên là “vô học”.

Trước khi đoạn clip đóng lại, một phát ngôn của cô giáo được cho là màn “chốt hạ” để cư dân mạng dành sự quan tâm đặc biệt cho vụ lùm xùm: “Tao không bao giờ quên nhé, tao là cung Bọ Cạp nhé, tao nói cho mày biết mày đã đụng đến tự ái và lòng tự trọng của tao thì tao sẽ làm đúng những gì mà mày đang làm với tao!”.


Cô giáo Lê Na với phát ngôn “để đời” (Clip: Internet)

Nguyên nhân của vụ việc được cho là do chuyện đổi lớp học của học viên đến đăng ký khóa học tiếng Anh. Theo đó, 2 sinh viên đến ghi danh lớp luyện TOEIC kéo dài 4 tháng tại trung tâm nhưng không phù hợp thời gian nên xin chuyển sang giờ học khác. Sau 1 thời gian theo học, học viên hết hạn giấy đăng ký nên được trung tâm yêu cầu phải gia hạn và đóng nửa tiền học nhưng 2 bạn không đồng ý vì họ cho rằng chưa nghe tới quy định này và tìm gặp cô Lê Na. Học viên sau đó còn tố cô giáo gửi email đe dọa với lời lẽ khó nghe.

Về phía trung tâm, cô Lê Na cho rằng 2 học viên này đăng ký học từ tháng 7/2014 và đến học vào tháng 10/2014. Sau đó nghỉ giữa chừng nhưng không bảo lưu thời gian học. Sau khi bộ phận quản lý cho phép tiếp tục học lớp Turtor TOEIC, hai bạn không đồng ý và tìm cô để giải quyết thì xảy ra sự việc.

*


Tranh cãi ai đúng ai sai, nhưng bất ngờ là sự viral của “cung Bọ Cạp”

Ngay khi vụ việc được nổ ra, nhiều dân mạng đã đưa ra mổ xẻ vấn đề. Hầu hết, mọi người đều cho rằng, với một người công tác trong ngành Sư phạm thì những lời nói trên chưa đúng mực thậm chí là phản cảm. Không những thế, sự việc còn xảy ra trong phạm vi của một cơ sở giáo dục, trước mặt các học sinh, sinh viên.


Nhưng cũng có một bộ phận cho rằng, để có khói thì cũng phải có lửa châm. Tức là nguồn cơn của vụ lùm xùm chắc chắn phải có một phần liên quan tới các học viên. Một vài ý kiến xem đây chỉ là phút bốc đồng nhất thời của cô giáo khi quá bức xúc, không kiềm chế được bản thân.

*

Suốt 1 năm sau đó, cứ đi 10 bước là lại nghe văng vẳng nhạc chế từ đoạn “chửi” viral “Tao là cung Bọ Cạp” của cô giáo Lê Na. Còn lướt Internet, hàng vạn bức ảnh đu trend cung Bọ Cạp cũng được đăng tải. Khi ấy, cô giáo Hà Nội trở thành hiện tượng mạng bất đắc dĩ.

Đánh giá về những lời nói “gây bão” của mình, cô giáo Lê Na cho biết: “Đó chỉ là một sự trực tính mang tính bộc phát khi các bạn học sinh cũng mất kiềm chế. Bên cạnh đó, sau một ngày sự việc xảy ra, trung tâm khớp hồ sơ thì thấy tên của học viên không khớp đến 30-50% so với đăng ký tại trung tâm”.

Riêng về câu nói viral cung Bọ Cạp, cô Lê Na cho biết: “Đó chỉ là câu nói vui với học sinh vì Bọ Cạp vốn là con vật ghê gớm, cũng có nghĩa là cô Lê Na ghê đấy, chứ tôi không có ý gì khác. Tôi rất vui khi cộng đồng mạng chế ảnh, chế nhạc về cô giáo Bọ Cạp và tôi cho rằng đó là một sự sáng tạo của mọi người. ”

*


Xem thêm: Top 10 Đô Vật Khổng Lồ Trong Lịch Sử Đấu Vật Mỹ Khiến Bạn Khó Thể Tưởng Tượng

*

Nhiều hình ảnh, clip nhạc sử dụng hình ảnh “cung Bọ Cạp” để gây tiếng cười

Cuộc sống của cô giáo Lê Na sau 5 năm vướng phải lùm xùm

Từ lúc clip được phát tán, cô Lê Na chỉ xuất hiện và trả lời báo chí đúng 1 lần duy nhất sau đó im bặt. Nhưng cô vẫn liên tiếp gây bão vì những hành vi ứng xử không giống ai. Điển hình là việc tặng áo phông có in hình… bọ cạp cho học viên của trung tâm. Tiếp tục, trên fanpage của trung tâm tiếng Anh còn xuất hiện 1 đoạn status với giọng điệu thách thức và ngôn từ nặng nề.

Thời gian sau, vì sự công kích quá lớn từ cư dân mạng mà đến tháng 6/2016, cô dần biến mất khỏi mạng xã hội. Trung tâm do cô điều hành cũng khóa cả fanpage, trụ sở cũng cửa chốt then cài. Mọi thông tin về cô giáo “Bọ Cạp” lặng đi từ đó.

*


*

Hình ảnh cuộc sống bên nước ngoài của cô Lê Na

Được biết, sau scandal, có khoảng thời gian cô sang Mỹ. Một số thông tin cho biết, cô vừa trở về Việt Nam khoảng cuối năm 2019 và bắt đầu cho hoạt động lại trung tâm tiếng Anh của mình. Cô Lê Na chuyên mở lớp dạy và luyện IELTS, được khá đông học viên ở mọi lứa tuổi tin tưởng. Ngoài việc dạy học ở trung tâm, cô còn tổ chức các khóa học online cho học viên ở xa.

Thay vì hình ảnh nóng nảy, bộc trực như 5 năm về trước, giờ đây cô Lê Na có vẻ điềm tĩnh hơn. Cô cũng hoạt động mạng xã hội mạnh mẽ, không ngừng chia sẻ hình ảnh về cuộc sống đời thường. Ai cũng nhận ra cô giáo cung Bọ Cạp ngày nào đã thoát dần ra khỏi chiếc bóng mà scandal vô tình đè lên mình để có cuộc sống bình yên và viên mãn.

Ảnh: Tổng hợp


Cô gái Thái và ước mơ "bay lượn"

Ở quê không có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài, cũng không có các trung tâm tiếng Anh để học thêm, nên cô gái dân tộc Thái chủ yếu tự học qua sách vở, tài liệu và Internet. Cô mơ trở thành tiếp viên hàng không.


Ngoài giờ lên lớp, Đào Thị Xoan vẫn dành nhiều thời gian tự học. Ảnh: Giang Thanh


Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An) là xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 của Chính phủ; người dân chủ yếu làm nông. Từ nhỏ, Đào Thị Xoan đã chứng kiến và thấu hiểu sự khó khăn của người dân quê mình. "Cái nghèo là động lực để em cố gắng từng ngày", Xoan nói. Cô cho rằng mình may mắn khi ba mẹ đều là giáo viên và đều khuyên cô tập trung vào việc học, vì đó là con đường có thể thay đổi tương lai của bản thân và góp sức giúp quê hương phát triển.

"Mẹ là người dân tộc Thái nhưng cho đến khi học cấp 2, Xoan vẫn chưa nói được tiếng Thái. Khi vào trường nội trú, được các bạn dạy cho và chỉ mất một thời gian ngắn em đã có thể dùng thành thạo. Từ đó, em phát hiện mình có năng khiếu và niềm yêu thích học ngoại ngữ", Xoan kể.

Lên cấp 3, Xoan ra trường huyện học; trường cách nhà hơn 30km nên cô phải trọ học. Cuộc sống xa nhà giúp Xoan có ý thức sắp xếp, quản lý cuộc sống, từ chi tiêu đến học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa. "Em rất tâm đắc với câu "Dù bạn làm gì, nếu bạn làm đến cuối cùng thì bạn chính là người giỏi nhất". Vì vậy, mỗi khi xác định làm gì, em cố gắng đến cùng. Chính tính kỷ luật và sự kiên trì đã giúp em có thành tích tốt trong học tập", Xoan tâm sự.


"Đất nước luôn cần những người trẻ biết ước mơ, dám làm, dám thực hiện".

Đào Thị Xoan, tân thủ khoa đầu vào Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng

Không chỉ học giỏi, Xoan còn tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ như hát, nhảy, múa...; mỗi khi trường có chương trình văn nghệ, cô lại đăng ký tham gia. "Những hoạt động như vậy giúp em tự tin hơn, học được nhiều kỹ năng, giao lưu với bạn bè", Xoan nói.

Chính vì thành tích 12 năm liền là học sinh giỏi, năng nổ trong các hoạt động của trường lớp nên Xoan được kết nạp Đảng từ khi học cấp 3. Sau đó, Xoan trở thành thủ khoa đầu vào Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Dù chỉ mới bước vào tháng đầu tiên của năm nhất đại học, nhưng Xoan đã vạch rõ kế hoạch học tập.

"Em vẫn phân bố đều thời gian để học các môn, không quan trọng là đại cương hay chuyên ngành, cũng không để đến ngày thi mới "vắt chân lên cổ" để học. Học tập bài bản và có hệ thống giúp em có thể vừa học, vừa có thời gian tham gia các hoạt động tập thể", Xoan cho biết.

Ước mơ của cô thủ khoa là trở thành tiếp viên hàng không. "Em thích được "bay lượn" và khám phá những vùng đất mới, tìm hiểu cuộc sống và con người ở đó. Với những cô bé ở tỉnh lẻ nhưng em, chắc ít người mơ về nghề nghiệp đó. Nhưng em tin, nếu bản thân nỗ lực thì chắc chắn sẽ đạt được ước mơ", Xoan tâm sự.

Chương trình "Nâng bước thủ khoa" là một hoạt động thường niên trong chuỗi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam do Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn làm Chủ tịch Hội đồng điều hành, báo Tiền Phong làm Thường trực Quỹ.

Chương trình nhằm tôn vinh, trao học bổng cho các tân thủ khoa và sinh viên đạt thứ hạng cao đầu vào các trường đại học, học viện trong cả nước, có hoàn cảnh khó khăn. Từ số báo này, Tiền Phong lần lượt giới thiệu những chân dung tiêu biểu trong số 85 tân sinh viên được nhận học bổng của Chương trình "Nâng bước thủ khoa" 2020.


Ký ức khốn khổ của nữ sinh bị mẹ ép học tiếng Anh Tôi hiện là nữ sinh lớp 11 tại một trường công lập bình thường. Trước đây, tôi đã phải trải qua những ký ức không vui suốt thời gian học cấp 1 và cấp 2 vì bị mẹ ép học tiếng Anh. Nhớ lại 5 năm học tiểu học, năm nào tôi cũng là học sinh giỏi, đặc biệt tôi thường được thầy...