Chòm sao đại hùng tinh bắc đẩu

     

Theo tiếng Latin, cái tên của nó có nghĩa là “Gấu lớn”. Ursa Major là chòm sao lớn nhất trên bán thiên cầu Bắc và cũng là chòm sao lớn thứ 3 trên bầu trời, với diện tích 1280 độ vuông. Những ngôi sao sáng nhất của nó tạo nên mảng sao Big Dipper, hay còn gọi là Bắc Đẩu – một trong những nhóm các sao dễ nhận biết nhất trên bầu trời.

Bạn đang xem: Chòm sao đại hùng tinh bắc đẩu

*
Chòm sao Ursa Major trên một bản đồ sao cổ. Ảnh: Fandom

Các chòm sao hàng xóm của chòm Ursa Major bao gồm Boötes (Mục Phu), Camelopardalis (Lục Báo), Canes Venatici (Lạp Khuyển), Coma Berenices (Hậu Phát), Draco (Thiên Long), Leo (Sư Tử), Leo Minor (Tiểu Sư) và Lynx (Thiên Miêu).

 THẦN THOẠI

Ursa Major là chòm sao mang nhiều ý nghĩa và được biết đến trong nhiều nền văn hóa. Nó là một trong số những chòm sao “cổ” nhất trên bầu trời, với lịch sử từ thời cổ đại. Chòm sao này còn được nhắc đến trong tác phẩm của Homer và Kinh thánh. Hầu hết các câu chuyện và thần thoại trên thế giới đều “liên tưởng” Ursa Major với một con gấu.

*

Người Hy Lạp cổ đại đã liên kết chòm sao này với huyền thoại về thần Callisto. Nàng là một tiên nữ xinh đẹp đã tuyên thệ một lời thề khiết tịnh (lời thề nhất định phải giữ sự trinh trắng) với nữ thần Artemis. Trớ trêu thay, thần Zeus tối cao đã rơi vào lưới tình với vị tiên nữ này. Họ đã có một đứa con trai và đặt tên đứa bé là Arcas.

Khi biết chuyện, Hera – người vợ có máu ghen tuông của thần Zeus, đã biến Callisto thành một con gấu. Callisto sống dưới hình dạng một con gấu khoảng 15 năm, lang thang và luôn phải trốn chạy những kẻ thợ săn. Một ngày nọ, con trai Arcas của nàng đang đi bộ trong rừng thì hai người họ bắt gặp nhau. Khi nhìn thấy con gấu, Arcas nhanh chóng rút giáo để chuẩn bị tấn công.

*
Chòm sao Ursa Major và Ursa Minor tượng trưng cho hai mẹ con gấu trên bầu trời. Ảnh: ArtStation

Nhìn thấy cảnh đau lòng đó trên đỉnh Olympus, thần Zeus đã kịp thời ngăn chặn bằng cách dùng một cơn gió lốc đưa Callisto và Arcas lên thiên đàng, nơi mà ông biến Arcas thành chòm sao Ursa Minor (Tiểu Hùng) và biến Callisto thành chòm sao Ursa Major (Đại Hùng). Trong một phiên bản khác, chàng Arcas hóa thành chòm sao Bootes (Mục Phu – Người chăn bò).

CÁC SAO CHÍNH TRONG URSA MAJOR

MẢNG SAO BẮC ĐẨU

*

Big Dipper (Cái gáo lớn), thường được gọi là Bắc Đẩu Thất Tinh (hoặc Bắc Đẩu) ở phương Đông, là một trong số những mảng sao dễ nhận biết nhất trên bầu trời đêm. Ở mỗi một nền văn hóa khác nhau nó lại mang những ý nghĩa riêng biệt.

Big Dipper cũng rất hữu ích trong việc định hướng Polaris – sao Bắc Cực ( Alpha Ursae Minoris), ngôi sao nổi tiếng của chòm sao Ursa Minor. Nếu kéo dài đoạn thẳng tưởng tượng nối từ sao Merak và Dubhe, bạn sẽ tìm được sao Bắc Cực.

*

Bảy ngôi sao trực thuộc Bắc Đẩu lần lượt là: Dubhe (α Ursae Majoris), Merak (β UMa),Phecda (γ UMa), Megrez (δ UMa), Alioth (ε UMa), Mizar (ζ UMa) và Alkaid (η UMa).

Alioth – ε Ursae Majoris (Epsilon Ursae Majoris)

Alioth là ngôi sao sáng nhất trong chòm Ursa Major và đứng thứ 31 về độ sáng trên bầu trời, với độ sáng biểu kiến là 1,76 và cách chúng ta khoảng 81 năm ánh sáng. Cái tên truyền thống của nó có nguồn gốc từ chữ “alyat” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “cái đuôi lớn của con cừu.”

Dubhe – α Ursae Majoris (Alpha Ursae Majoris

Dubhe có độ sáng biểu kiến là 1,79 và cách chúng ta 123 năm ánh sáng. Đây là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm Ursa Major. Cái tên Dubhe có nguồn gốc từ chữ “dubb” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “gấu”; chữ “dubb” có trong thuật ngữ “żahr ad-dubb al-akbar”, hoặc là “lưng con gấu lớn”.

Merak – β Ursae Majoris (Beta Ursae Majoris)

Cái tên “Merak” có nguồn gốc từ thuật ngữ “al-maraqq” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “thắt lưng”. Merak là một ngôi sao chuỗi chính, cách chúng ta khoảng 79,7 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 2,37. Ngôi sao này thuộc lớp quang phổ A1 V, bên cạnh đó, nó còn có một đĩa bụi quay xung quang với khối lượng chỉ bằng 0,27% khối lượng Trái Đất.

*
Bảy saoo thuộc mảng sao Bắc Đẩu (không tính đến Alcor). Ảnh: Astronomy TrekAlkaid (Benetnash) – η Ursae Majoris (Eta Ursae Majoris)

Alkaid là ngôi sao cực Đông (ngoài cùng phía Đông). Nó cũng được gọi bằng cái tên Elkeid và Benetnash. Alkaid là một ngôi sao trẻ thuộc chuỗi chính lớp quang phổ B3 Vvà cách chúng ta khoảng 101 năm ánh sáng. Với độ sáng biểu kiến 1,85, nó là ngôi sao sáng thứ 3 trong chòm sao đồng thời xếp thứ 35 về độ sáng trên bầu trời đêm.

Xem thêm: Thủ Tục Đăng Ký Xe Và Cấp Lại Giấy Đăng Ký Xe? Năm 2021: Thủ Tục Đăng Ký Ôtô Gồm Những Bước Nào

Phecda – γ Ursae Majoris (Gamma Ursae Majoris)

Phecda là ngôi sao thấp phía bên trái của “cái gàu múc nước” Big Dipper. Cái tên truyền thống, Phecda (hoặc Phad) có nguồn gốc từ cụm từ “fakhð ad-dubb” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “bắp đùi của gấu.”Phecda là ngôi sao chuỗi chính thuộc lớp quang phổ A0Ve. Nó có độ sáng biểu kiến 2,438 và cách chúng ta khoảng 83,2 năm ánh sáng.

Chòm sao Ursa Major trên bầu trời. Ảnh: Ben Backyard AstronomyMegrez – δ Ursae Majoris (Delta Ursae Majoris)

Megrez là ngôi sao mờ nhất trong nhóm sao Big Dipper. Nó là ngôi sao chuỗi chính thuộc lớp quang phổ A3V. Với độ sáng biểu kiến 3,312 và cách chúng ta khoảng 58,4 năm ánh sáng, Megrez sáng gấp 14 lần Mặt Trời và nặng hơn khoảng 63%. Cái tên Megrez có nguồn gốc từ cụm từ “al-maghriz” trong tiếng Ả rập, trường hợp này nghĩa là “cuống đuôi gấu”.

Mizar – ζ Ursae Majoris (Zeta Ursae Majoris)

Mizar là một ngôi sao đôi hệ nhị phân. Nó thuộc tay cầm của cái gáo trong nhóm Big Dipper – ngôi sao thứ hai từ rìa ngoài vào. Cái tên Mizar có nguồn gốc từ từ “mīzar” trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là “dây lưng”. Mizar có độ sáng biểu kiến là 2,23 và cách chúng ta khoảng 82,8 năm ánh sáng. Đây là sao đôi đầu tiên từng được chụp lại.

CÁC NGÔI SAO ĐÁNG CHÚ Ý KHÁC

Alcor (80 Ursae Majoris)

Người có thị lực tương đối tốt sẽ dễ dàng thấy một ngôi sao ngay bên cạnh sao Mizar, đó là Alcor, một ngôi sao thuộc lớp quang phổ A5V. Hệ sao đôi này thi thoảng còn được gọi là “Horse and Rider.” – “Ngựa và người cưỡi ngựa.”

*

Alcor có độ sáng biểu kiến là 3,99 và cách chúng ta khoảng 81,7 năm ánh sáng. Nó cũng được biết đến với cái tên Saidak (thử nghiệm), Suha (lãng quên) và Arundhati trong văn hóa Ấn Độ. Alcor được phát hiện là thuộc hệ nhị phân vào năm 2009.

Cả Mizar và Alcor đều thuộc Quần thể di chuyển Ursa Major. Ước tính khoảng cách giữa 2 ngôi sao này là 1,1 năm ánh sáng.

THIÊN THỂ SÂU TRONG CHÒM URSA MAJOR

Thiên hà của Bode – Messier 81 (M81, NGC 3031)

M81 là một thiên hà xoắn ốc lớn và sáng, cách Trái Đất khoảng 11,8 triệu năm ánh sáng. Do khoảng cách gần và tương đối sáng, cho nên độ sáng biểu kiến của nó tương đối cao, đạt giá trị 6,94. M81 là một mục tiêu phổ biến cho cả người mới bắt đầu tìm hiểu thiên văn và cả các nhà thiên văn chuyên nghiệp.Thiên hà của Bode được tìm ra bởi nhà thiên văn người Đức Johann Elert Bode năm 1774. Năm 1779, nhà thiên văn Charles Messier đã xác nhận thiên hà này một cách độc lập và liệt kê vào danh sách các thiên thể của ông.

*
Messier 81. Ảnh: NASAThiên hà Điếu xì gà – Messier 82 (M82, NGC 3034)

M82 là một thiên hà sản sinh sao mãnh mẽ (starburst galaxy), cách hệ Mặt trời khoảng 11,5 triệu năm ánh sáng và có độ sáng biểu biến là 8,41.Sự hình thành sao xảy ra trong lõi thiên hà này nhanh gấp 10 lần sự hình thành sao ở toàn bộ thiên hà Milky Way. M82 cũng sáng hơn thiên hà của chúng ta khoảng 5 lần.197 cụm sao khổng lồ đã được phát hiện tồn tại ở trung tâm thiên hà bởi kính viễn vọng Hubble năm 2005. M82 được phát hiện vào ngày 31 tháng 12 năm 1774 bởi nhà thiên văn Johann Elert.

*
Messier 82. WikipediaTinh vân Con cú – Messier 97 (M97, NGC 3587)

Tinh vân Con cú là một tinh vân hành tinh cách hệ Mặt trời khoảng 2600 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến là 9,9.Pierre Méchain, nhà thiên văn học người Pháp, là người đầu tiên phát hiện ra tinh vân này là vào năm 1781. Các nhà khoa học cho rằng M97 hình thành từ khoảng 8,000 năm trước. Tại trung tâm tinh vân chứa một ngôi sao có cấp sao 16. Khi quan sát qua một chiếc kính thiên văn lớn, M97 có hình dạng như đôi mắt của con cú nên nó đã được đặt cho cái tên như hiện tại.

*
Messier 97. Ảnh: Messier ObjectsThiên hà Chong chóng – Messier 101 (M101, NGC 5457)

Thiên hà Chong chóng là một thiên hà xoắn ốc có phần đĩa nhìn vô cùng tráng lệ. Thiên hà này có độ sáng biểu kiến 7,86 và cách Trái Đất khoảng 20,9 triệu năm ánh sáng. M101 được phát hiện ra bởi Pierre Méchain năm 1781 và sau đó đã được Charles Messier đưa vào một trong những mục cuối trong danh sánh thiên thể do ông lập ra.

*
Messier 101. Distant Lights

Thiên hà Chong chóng có đường kính khoảng 170,000 năm ánh sáng, lớn hơn thiên hà Milky Way khoảng 70%. Nó chứa một số vùng H II (đám mây khí và plasma) lớn và sáng, đầy những ngôi sao nóng sáng mới hình thành.

Messier 108 (M108, NGC 3556)

Messier 108 là một thiên hà xoắn ốc có thanh ngang, được phát hiện bởi Pierre Méchain vào năm 1781. M108 là thành viên biệt lập của đám thiên hà Đại Hùng, một cụm trong Siêu đám thiên hà Xử Nữ. M108 chứa khoảng 290 cụm sao hình cầu và 83 nguồn tia-X. Thiên hà này có độ sáng biểu kiến là 10,7 và cách chúng ta khoảng 45,000 năm ánh sáng. Một siêu tân tinh loại 2, có tên 1969B được quan sát thấy trong M108 năm 1969.

*
Messier 108. Ảnh: WikipediaMessier 109 (M109, NGC 3992)

M109 là một thiên hà xoắn ốc có thanh ngang thuộc chòm sao Ursa Major. Nó nằm ở phía Nam sao Phecda (Gamma Ursae Majoris). Thiên hà này có độ sáng biểu kiến là 10,6 và cách chúng ta khoảng 83,5 triệu năm ánh sáng.Như các thiên hà đáng chú ý khác trong chòm Ursa Major, M109 được phát hiện bởi Pierre Méchain năm 1781 và Charles Messier đã liệt kê nó vào danh sách các thiên thể của ông hai năm sau đó.