Câu chuyện 10 cô gái ngã ba đồng lộc của tác giả nghiêm văn tân

     

Đài Hoa Tím kể chuyện mười cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh trong khi đảm bảo huyết mạch giao thông ở Ngã Ba Đồng Lộc, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Tác giả là một công nhân luyện gang, luyện thép ở Khu Gang thép Thái Nguyên, đồng thời là một bạn văn chương. Tôi đã đọc Đài Hoa Tím từ khi sách mới "ra lò", nói theo cách của công nhân gang thép, mùi giấy còn thơm. Nhưng đến lần tái bản này, vẫn một Đài Hoa Tím năm nào, tôi đọc với một cảm giác khác hẳn. Tác phẩm được bổ sung them phần hai gồm hai chương Đêm và Ngày và hay hơn hẳn. Đêm không kể chuyện các cô gái Tiểu đội Đồng Lộc nữa, mà kể chuyện chính tác giả đi tìm lại cuộc đời các cô ra sao, lặn lội bao nhiêu lần, vất vả ra sao, đã hoàn thành tác phẩm như thế nào. Không phải để khoe công mà trái lại, để thú nhận sự bất cập của tài văn trước một thực tế chiến trường vĩ đại, trước những tấm gương anh hùng còn tiềm ẩn những triết lý sâu xa của những đời thường của một dân tộc đang đứng lên tìm lại mình. Hóa ra, sự thú nhận của tác giả lại chính là một nét tiêu biểu của giới văn chương hôm nay trước đề tài chiến tranh còn nguyên vẹn những đòi hỏi, những khát vọng được tìm hiểu và tái hiện với một tầm cao tương xứng. Tác phẩm toát lên một tấm lòng biết ơn không bờ bến của nhân dân ta với những người ngã xuống trên chiến trường. Ngày kể chuyện viễn tưởng vào năm 2018, nhân vật Tôi (tác giả) cùng bầu đoàn con cháu của mình trở lại Đồng Lộc và thấy lòng biết ơn đó được nâng lên một tầm cao như thế nào. Thật thú vị. Từ lâu tôi đã làm bài Hà Lạc cho Nghiêm Văn Tân, khi ấy bạn bè còn gọi anh bằng cái tên quen thuộc là Đồng Tâm (chính cái tên này mới nói lên cái mệnh của anh). Có lẽ vì cái mệnh như thế nên giời đất xui khiến anh bỏ quê Hà Nội lên Thái Nguyên làm công nhân gang thép. Và khi mơ mộng làm văn chương thì chọn cái đề tài vô cùng khó khăn đối với chàng trai Hà Nội - Thái Nguyên miêu tả hành động anh hùng (có sức kêu gọi và quy tụ lòng người) của mười cô gái trên đất lửa Đồng Lộc. Trong thực tế Nghiêm Văn Tân đã thấy đây là một công việc lớn đối với anh nên anh đã bỏ một phần đời của mình, mười năm chứ không ít, để có được gần 200 trang, và nay là gần 300 trang 10 cô gái Ngã Ba Đồng Lộc. Đọc cuốn sách này ta sẽ thấy anh biến thành một người của Hà Tĩnh. Câu sau đây ta biết anh "thuộc" Hà Tĩnh thế nào: Qua cầu Phố Châu đến cầu Kè, cầu Tấn, cầu Sến, cầu Hà Tân. Qua cầu Nan Nhe, đến cầu Sài Phố, rồi đến cầu Mãn Châu là đến xã Sơn Hồng. Có thể nói đây là tác phẩm "mệnh" của Nghiêm Văn Tân, anh đã viết với tất cả tinh hoa của đời mình, mà anh vẫn chưa cho thế là đủ. Ngày 8 tháng 12 năm Giáp Thân(17 tháng 01 năm 2005)

Xuân Cang

Page 2


*

Chúng tôi vẫn luôn khắc ghi câu nói của Benjamin Franklin: “Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn đến ngay sau đó”. Vâng! Chiến tranh đã qua đi nhưng những dấu vết lịch sử dường như vẫn còn đọng lại trong mỗi người dân đất Việt. Còn nhớ, cuộc kháng chiến chống Mĩ năm nào, dân tộc ta có biết bao người con đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Họ đã mãi mãi ra đi và nằm lại trên đất mẹ. Nhưng, ra đi chưa phải là hết, họ đã để lại cho chúng ta những câu chuyện lịch sử mang dấu ấn của cả một thời đại anh hùng. Và cuốn sách mà tập thể lớp chúng tôi muốn giới thiệu sẽ mang đến cho tất cả chúng ta niềm tự hào sâu sắc và mãnh liệt về con người Việt Nam. Cuốn sách mang tên “Chuyện kể về mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc”.

Bạn đang xem: Câu chuyện 10 cô gái ngã ba đồng lộc của tác giả nghiêm văn tân


*

Không dài dòng văn tự hay đầy rẫy những sự kiện lịch sử dễ làm cho bạn đọc cảm thấy chán ngán, “Chuyện kể về mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc” được chuyển tải bằng hình thức truyện tranh theo lời kể của Hoài Lộc cùng những hình ảnh gần gủi và đơn giản của nhóm Cloud Pillow Studio. Cuốn sách gần 41 trang được biên soạn bởi Nhà xuất bản Kim Đồng, chủ yếu kể về cuộc sống, công việc của mười nữ thanh niên xung phong. Họ là những cô gái nông thôn dân dã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.


*

Họ chấp nhận rời xa gia đình, quê hương, thậm chí từ bỏ cả mối tình đầu dang dở để đầu quân cho tiền tuyến. Họ chỉ mới mười tám đôi mươi nhưng công việc mà họ đang làm lại không hề đơn giản như chúng ta thường nghĩ. Ngày ngày, họ san lấp hố bom, sửa chữa hầm, khơi lãnh thoát nước… Cái nắng khắc nghiệt của miền Trung cùng tiếng bom của quân địch cũng không thể nào ngăn nỗi tinh thần quả cảm của mười nữ đồng chí. Song, chiến tranh bao giờ cũng gây ra cho dân tộc ta những đau thương, mất mát mà không có gì có thể bù đắp nổi. Nó đã bao lần cướp đi của đất nước ta những người anh hùng dũng cảm, kiên cường. Vào giây phút sinh tử ngày 24 - 7- 1968, mười cô gái chưa kịp bưng bát cơm chiều đã phải nhận lệnh đi san lấp hố bom. Đồng hồ điểm 16 giờ cùng ngày cũng là lúc một quả quả bom tấn từ trên trời lao xuống… nổ bao trùm lên căn hầm mà cả tiểu đội đang trú… Mười nữ anh hùng đã ra đi mãi mãi mang theo cả tuổi thanh xuân trở về đất mẹ thân thương.

Xem thêm: Bảng Tổng Sắp Huy Chương Sea Games 30 Mới Nhất 6/12, Bảng Tổng Sắp Huy Chương Sea Games 30 Hôm Nay


*

Sau này khi nhớ lại khoảnh khắc đau thương ấy, nhà thơ Yến Thanh đã có những câu thơ nghẹn ngào, đầy cảm động về giây phút tìm kiếm thi thể đồng chí Hồ Thị Cúc.

“Tiểu đội đã về xếp một hàng ngang

Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?

Chín bạn đã quay quần đủ hết

Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh

A trưởng Võ Thị Tần điểm danh

Chỉ thiếu mình em (chín bỏ làm mười răng được!)

Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc

Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng”


*

Mười nữ anh hùng là những ngôi sao sáng, trên bầu trời Trường Sơn. Và họ cũng là tấm gương về tinh thần bất khuất cho thế hệ trẻ chúng ta noi theo. Khi Câu lạc bộ Sách và những người bạn phát động Cuộc thi “Thiết kế Poster sách” hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, lớp chúng em không ngần ngại chọn ngay cuốn sách này. Một phần vì sức hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức của cuốn sách, phần khác vì chúng em muốn tri ân đến 10 Cô gái anh dũng ấy của đất nước nói chung của nhân dân Hà Tĩnh nói riêng. Cuốn sách thực sự đã tạo nên một bản trường ca về kháng chiến chống Mĩ mà chúng em luôn tự hào. Đó cũng là cách chúng em muốn hướng đến ngày 30/04 hoàn toàn giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Mỗi chúng ta hãy dành ít thời gian đến nơi đã từng có một cung đường đầy nguy hiểm mà người ta gọi đó là Tọa độ chết. Tọa độ chết ấy chính là Ngã ba Đống Lộc - nằm trên đường Trường Sơn thuộc địa phận xã Đồng Lộc (nay là thị trấn Đồng Lộc) - Can Lộc - Hà Tĩnh để kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn của mười cô gái thanh niên xung phong đã anh dũng hi sinh. Còn không hãy đến thư viện trường THPT Nguyễn Văn Trỗi lật giở từng trang sách “Chuyện kể về mười cô gái Ngã ba Đồng Lộc” để thêm yêu, thêm quý và tự hào về mảnh đất và con người Hà Tĩnh.