Thời gian lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu rộng rãi

     

Quy định chi tiết mới nhất về hình thức đấu thầu rộng rãi. Sự khác nhau giữa quy định hình thức đấu thầu rộng rãi trong Luật đấu thầu 2013 và Luật thương mại 2005.

Bạn đang xem: Thời gian lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu rộng rãi


1. Khái quát về đấu thầu rộng rãi

Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị trường, người mua (bên mời thầu) tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.

Đấu thầu là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh công khai của thị trường, không có cạnh tranh thì không có đấu thầu và cũng không cần đến đấu thầu. Có thể nói đấu thầu là phương thức giao dịch đặc biệt. Trong một vụ kinh doanh mua bán hay xây dựng các công trình dân sự có liên quan đến nhiều người, nhiều bên khác nhau thì người ta thường áp dụng hoặc bắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu cạnh tranh công khai.

Các hình thức đấu thầu được quy định trong Luật đấu thầu 2013 và các quy định về đấu thầu được quy định trong Luật thương mại 2005 có sự khác nhau rõ rệt. Điều 215 Luật thương mại 2005 thì có hai hình thức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ đó là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Trong khi đó ngoài hai hình thức trên thì Luật đấu thầu 2013 còn quy định thêm 6 hình thức đấu thầu khác bao gồm: chỉ định thầu; chào hàng cạnh tranh; mua sắm trực tiếp; tự thực hiện; lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt; tham gia thực hiện của cộng đồng (từ Điều 22 đến Điều 27 Luật đấu thầu).

Xem thêm: Bổ Nhiệm Giám Đốc Công An Tỉnh Hải Dương Có Tân Giám Đốc Công An Tỉnh Hải Dương

Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia tức là chỉ có một người mua và nhiều người bán. Bên nhà thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và ghi rõ các điều kiện, thời gian dự thầu.

Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kĩ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn nhà thầu có đủ tư cách và năng lực tham gia đấu thầu. Với hình thức này, bên mời thầu sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lựa chọn nhà thầu do số lượng nhà thầu tham gia nhiều.

Mặt tích cực của đấu thẩu rộng rãi thể hiện ở chỗ đó là giúp công ty dễ dàng nhận biết được thông tin, vừa có thể dễ dàng tham gia vào đấu thầu, còn mặt tiêu cực đó là tính rộng rãi của loại hình đấu thầu này đã tạo ra một sự cạnh tranh rất gay gắt bởi có rất nhiều đơn vị cùng tham gia vào đấu thầu, điều này cũng có nghĩa là cơ hội trúng thầu của công ty là nhỏ, họ thực sự phải nỗ lực hết sức để tạo ra sức hấp dẫn đối với chủ đầu tư hơn hẳn các đối thủ khác về nhiều mặt.

Tuy nhiên hình thức này cũng đem lại một số khó khăn cho bên mời thầu như phải quản lý hồ sơ với số lượng lớn, chi phí cho hoạt động đấu thầu lớn, thời gian để hoàn thành công tác tổ chức đấu thầu dài và có thể xảy ra trường hợp nhà thầu liên kết để đẩy giá trúng thầu.

Mặt khác, chi phí đấu thẩu cũng rất tốn kém. Nên để khắc phục tình trạng này một số chủ thể thường tiến hành sơ tuyển nhà thầu trước khi đấu thẩu. Theo đó, những nhà thầu nào đáp ứng đủ điều kiện sơ tuyển do bên mời thầu đặt ra mới lọt vào danh sách mời thầu chính thức. Dựa vào yếu tố này, có thể chia đấu thẩu rộng rãi thành 2 loại: đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển và đấu thẩu rộng rãi không có sơ tuyển.

Để các dự án kinh tế sử dụng vốn nhà nước đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thì Luật đấu thầu chỉ cho phép các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này mà không thuộc trường hợp quy định tại các điều từ Điều 21 đến Điều 27 của luật này mới được áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi (chịu sự điều chỉnh về ý chí của nhà nước). Còn trong Luật thương mại thì do bên mời thầu tự quyết định-tức tôn trọng ý chí chủ quan của bên mời thầu.

*

Luật sư tư vấn pháp luật mẫu hồ sơ đấu thầu rộng rãi: 1900.6568

– Mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa số 02 (Mẫu số 02) áp dụng cho gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trong nước với phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ.

– Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa được tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước (NCB) thuộc các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của ADB, WB thì áp dụng mẫu hồ sơ mời thầu NCB do ADB và WB ban hành bằng tiếng Việt.

Như vậy, đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bệnh viện bạn đang tổ chức đấu thầu rộng rãi gói thầu mua vật tư y tế tiêu hao, hóa chất, trong trường hợp này, đơn vị bạn đối chiếu theo quy định trên để lựa chọn mẫu đấu thầu áp dụng.