Bể bơi học viện cảnh sát

     
Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện CSND đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô, hiện đại.

1. Diện tích

Với diện tích hơn 18 ha, Học viện CSND đã được đầu tư xây dựng các công trình hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, sinh hoạt của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên Nhà trường.Bạn đang xem: Bể bơi học viện cảnh sát


*

Đồng thời, với mục tiêu xây dựng thành cơ sở đào tạo bậc đại học chính quy của Học viện CSND, tập trung cho những chuyên khoa đào tạo kỹ năng chuyên sâu (chống khủng bố, bạo loạn, bắt cóc con tin, các hoạt động tác chiến trên thao trường …) theo hướng phát triển hiện đại, đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm trong mọi tình huống, từng bước hội nhập quốc tế vào năm 2020, Học viện CSND (cơ sở II) - Bộ Công an được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt quy hoạch với diện tích 101,28ha nằm trên địa bàn 4 xã của huyện Tam Dương gồm: Thanh Vân, Đạo Tú, Kim Long, Hướng Đạo.

Bạn đang xem: Bể bơi học viện cảnh sát

2. Tòa nhà Điều hành:

Trụ sở làm việc của Ban Giám đốc và các đơn vị chức năng là tòa nhà 08 tầng khánh thành năm 2006. Bảo đảm nơi làm việc cho toàn thể cán bộ, giảng viên. Tòa nhà Điều hành được thiết kế với các phòng làm việc được trang bị nội thất hiện đại, nối mạng nội bộ, mạng Internet...


*

3. Hệ thống giảng đường:

Hiện nay, tại 100% các khu nhà làm việc, thư viện, giảng đường, ký túc xá, học viên đều có thể kết nối vào mạng nội bộ, mạng Internet thông qua đường truyền có dây hoặc không dây. Học viện cũng trang bị hệ thống máy chủ tốc độ cao để triển khai phần mềm quản trị mạng nội bộ và các phần mềm phục vụ đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Cùng với đó, hệ thống camera quan sát tại khu giảng đường cũng được hoàn thiện nhằm phục vụ công tác quản lý, xây dựng phòng học trực tuyến, lập dự án đầu tư xây dựng phòng thiết kế bài giảng điện tử E - learning…


*

4. Hệ thống Phòng học chuyên dùng, khu tập luyện:

Học viện có hệ thống các phòng học chuyên dùng cho Khoa Cảnh sát phòng, chống ma túy; Khoa Cảnh sát giao thông, Khoa Cảnh sát kỹ thuật hình sự; Khoa ngoại ngữ; Bộ môn tin học, phòng thí nghiệm phục vụ cho học tập chuyên ngành.


*

Phòng bắn điện tử

- Phòng bắn điện tử: lắp đặt trên nền diện tích 200m2 với tổng kinh phí hơn 24 tỷ đồng, công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng, phục vụ công tác huấn luyện bắn súng tại Học viện. Trường bắn điện tử được trang bị một hệ thống bắn súng mô phỏng hiện đại có khả năng huấn luyện bắn súng từ mức độ cơ bản tới nâng cao với các thiết bị súng mô phỏng bao gồm: súng lục Glock 19 mô phỏng, súng thật Glock 19, súng MP5 mô phỏng và hệ thống súng bắn trả (Shootingback) để tạo áp lực cho học viên. Ngoài ra còn có thiết bị trình chiếu hình ảnh và âm thanh, hệ thống máy tính điều khiển, thiết bị thu nhận La-ze, thiết bị hiển thị và điều khiển, in báo cáo.

- Trường bắn thực địa: đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác huấn luyện, diễn tập bắn đạn thật cùa cán bộ, học viên Nhà trường

- Khu sân tập của Khoa Cảnh sát vũ trang để thực hiện các bài tập về chống khủng bố và bạo loạn.

- Khu vực giáo dục, huấn luyện thể chất: Nhà huấn luyện võ thuật, Bể bơi, Nhà tập luyện, thi đấu thể thao (bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, sân tennis...), sân vận động với đường pit chạy 7m.

-Phòng xử án kiểu mẫu:xét xử những phiên tòa mẫu do Học viện xây dựng, sẽ diễn ra các phiên xét xử lưu động các vụ án thực tế do Tòa án nhân dân các cấp tổ chức.


*

Toàn cảnh phiên xét xử

5. Hệ thống hội trường lớn với sức chứa hơn 600 người.

Dành cho hội họp và các sinh hoạt tập thể như: Tổ chức các hội nghị, học tập Nghị quyết, nghe báo cáo thời sự, biểu diễn văn hóa, văn nghệ, giao lưu..


Các đại biểu cắt băng khánh thành công trình

6. Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát 12 tầng

Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và Bộ Công an, tháng 12/2011, Học viện CSND đã khởi công xây dựng Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát 12 tầng với các trang thiết bị hiện đại nhằm cung cấp, cập nhật hệ thống tri thức khoa học đầy đủ, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu.


Phối cảnh Thư việnNghiệp vụ Cảnh sát sau khi hoàn thiện

Thư viện đã khánh thành giai đoạn I vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống của Học viện và khai giảng năm học 2013-2014. Trong đó, tại sảnh tầng 1 của toà nhà là nơi đặt tượng thầy giáo Lê Quân - Người Hiệu trưởng đầu tiên của trường CSND, tầng 2 là bảo tàng Học viện CSND, nơi trưng bày các hình ảnh, tài liệu, hiện vật về lịch sử hình thành và phát triển của Học viện nhằm giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường. Tầng 5,6,7 được sử dụng làm thư viện, phòng đọc, phòng Hồ Chí Minh, phòng nghiên cứu Tôn giáo và các phòng lưu trữ thông tin tư liệu văn hoá, nghiệp vụ cảnh sát, tầng 9, 10 là Thư viện điện tử với hệ thống cơ sở dữ liệu phong phú, phục vụ nhu cầu tra cứu, nghiên cứu, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên toàn Học viện, tiến tới toàn lực lượng thông qua hệ thống mạng Wan - Bộ Công an.


Thư viện truyền thống


Thư viện điện tử

7. Ký túc xá:

Gồm 10 tòa nhà cao tầng (từ 5 đến 12 tầng) bảo đảm chỗ ở nội trú cho toàn bộ học viên trong nước và quốc tế.


Quang cảnh bên ngoài nhà ký túc xá K10

8. Nhà ăn tập thể:

Đảm bảo phục vụ cán bộ, giáo viên và học viên trong trường, với các phương tiện bảo quản, chế biến thực phẩm hiện đại (lò hơi, tủ bảo ôn, hệ thống kiểm dịch...). Ngoài ra còn đủ sức phục vụ các hội nghị lớn cho nhu cầu đặt tiệc ăn.


Lễ gắn biển công trình Nhà ăn văn hóa

9. Cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện đào tạo lái xe:

Bao gồm các hạng mục công trình như: nhà làm việc, nhà điều hành, xưởng sửa chữa, trung tâm kiểm định, sân bãi đỗ xe. Khu sát hạch lái xe hiện đại đạt chuẩn Quốc gia.


Khu sát hạch lái xe

10. Cụm công trình văn hóa, thể dục thể thao của cán bộ, học viên.

Có diện tích 3000 m2 nằm trong khuôn viên Học viện. Hiện nay, đã có một hệ thống các công trình quan trọng như: 03 sân cỏ nhân tạo bóng đá mini (có đèn chiếu sáng hoạt động đến 22h hàng ngày), 01 nhà tập thể hình; một số công trình phục vụ sinh hoạt…Đây là những hạng mục công trình rất thiết thực, đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu rèn luyện thể lực của cán bộ, học viên trong Học viện.


Sân cỏ nhân tạo mini

11. Cụm công trình Giáo dục văn hóa truyền thống

* Khu Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cố Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Công an qua các thời kỳ

Nhằm tăng cường giáo dục truyền thống các thế hệ CAND, Học viện CSND tiến hành xây dựng và hoàn thiệnkhu Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cố Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Công an qua các thời kỳ.


Các đồng chí đại biểu cắt băng khánh thành Tượng đàiChủ tịch Hồ Chí Minhvà các cố Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Công an qua các thời kỳ

Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cố Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Công an qua các thời kỳ được đặt tại quảng trường Học viện, nằm ở vị trí trung tâm của nhà trường để thể hiện tình yêu, lòng kính trọng và ghi nhớ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - người thầy, người cha đáng kính của lực lượng Công an nhân dân và các Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ Công an qua các thời kỳ, những người đã danh hết tâm huyết đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Bộ Công an.

* Khu pano ảnh “Một góc quê hương”.

Học viện CSND với khoảng 16 nghìn cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên đến từ nhiều miền quê khác nhau trên toàn đất nước. Mỗi người đều mang trong mình những bản sắc văn hóa riêng của mỗi vùng miền với một tình yêu và nỗi nhớ quê hương sâu đậm. Vì vậy, năm 2009, Học viện CSND đã sưu tầm và trưng bày 63 bức ảnh đẹp về cảnh sắc thiên nhiên, di tích lịch sử của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước chạy dọc và bao quanh khuôn viên của Học viện nhằm giáo dục tình yêu đối với mảnh đất nơi đã sinh ra và trưởng thành cũng như khơi gợi niềm tự hào về những nét đẹp quê hương trong lòng cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường.

Xem thêm: Kết Quả Bóng Đá World Cup 2018 Khu Vực Nam Mỹ Mới Nhất, Kết Quả Bóng Đá World Cup 2018


* Khu chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Xây dựng và bảo vệ quyền chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và là trách nhiệm của lực lượng CSND nói chung, học viên Học viện CSND nói riêng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình biển đảo có nhiều diễn biến phức tạp, việc khẳng định chủ quyền biển đảo cũng như công tác giáo dục tình yêu đối với biển đảo quê hương mà một trong những nhiệm vụ chính trị Học viện CSND đặc biệt chú trọng. Năm 2011, Học viện đã xây dựng Khu chủ quyền quốc gia thu nhỏ với các mô hình: Dải đất Việt Nam hình chữ S, mô hình Bia chủ quyền của Quần đảo Trường Sa, đá Trường Sa - Khánh Hòa, đá Lũng Cú - Hà Giang, cát Đất Mũi - Cà Mau, cát Côn Đảo - Bà Rịa Vũng Tàu, cát Đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi. Công trình Khu chủ quyền quốc gia được hoàn thành mang ý nghĩa lớn trong việc giáo dục về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và góp phần bồi dưỡng, vun đắp tình yêu Tổ quốc cho mỗi học viên của nhà trường. Đây là khu chủ quyền lãnh thổ quốc gia duy nhất ở Việt Nam có đầy đủ đất, đá, cát các địa danh nổi tiếng của đất nước.


Toàn cảnh Khu chủ quyềnlãnh thổ quốc gia

* Khu Văn Miếu Học viện

Được xây dựng vào năm 2012, Khu Văn Miếu Học viện mô phỏng theo mô hình Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội. Đây là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng trong khuôn viên của một trường Đại học, Học viện ở Việt Nam, là công trình văn hóa tiêu biểu tại Học viện do các cựu học viên khóa D2 (1976 - 1981) và Công an các đơn vị địa phương hỗ trợ xây dựng nhằm góp phần giáo dục truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ cha ông cho các sỹ quan Cảnh sát tương lai của nước nhà trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đồng thời thúc đẩy toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên không ngừng phấn đấu thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.


Toàn cảnh khu Văn miếuHọc viện

Khu Văn Miếu Học viện bao gồm công trình Khuê Văn Các có kích thước đúng bằng Khuê Văn Các tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội - biểu tượng thể hiện tầm nhìn về giáo dục và mang đậm tinh thần khuyến học của người Việt. Tiếp đến là khu Vườn Giám với cây xanh, hồ nước và hòn non bộ để tạo không gian, cảnh quan hài hòa.


Khuê Văn Các là biểutượng đặc trưng thu hút học viênđến thăm quan, nghiêncứu, chụp ảnh lưu niệm


Khu Vườn Giám với cây xanh, hồ nước và hòn non bộtạo không gian, cảnh quan hài hòa

Nằm trong khuôn viên chính của Khu Văn Miếu là Nhà Thái Học gồm hai bia Tiến sĩ đặt trên thân hai con rùa bằng đá lớn có khắc câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung và các mốc son lịch sử quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển của Học viện. Phía bên trong Hậu cung Văn Miếu là nơi đặt tượng Danh sư Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An - người được tôn là “Vạn thế sư biểu”, người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam, được làm bằng đồng nguyên chất nặng 1,5 tấn do đồng chí Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an tặng nhà trường. Khu Văn Miếu của Học viện CSND là một trong những công trình văn hóa mang đậm tính giáo dục cũng như ý nghĩa tâm linh.

Tại Khu Văn Miếu, Học viện thường tổ chức các sự kiện giáo dục quan trọng của nhà trường như: Trao bằng Tiến sĩ, Giáo sư, Phó Giáo sư. Đây cũng là nơi để lớp lớp các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên Học viện CSND dâng hoa, dâng hương thể hiện lòng thành kính đối với người thầy giáo mẫu mực Chu Văn An, báo công lên Thầy những thành quả đã đạt được trong công tác giáo dục đào tạo. Vào mỗi độ Tết đến Xuân về, nơi đây cũng thường diễn ra tục xin chữ - nét đẹp văn hóa của ngàn đời nay - nhằm thể hiện ước nguyện tốt đẹp của cán bộ, giảng viên và học viên Học viện CSND.

* Nhà trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam

Nằm bên cạnh Khu Văn Miếu Học viện là công trình Nhà trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam, được khởi công xây dựng từ cuối năm 2012 trên nền diện tích 127m2, do các cựu học viên khóa D3 (1977-1982) và Công an tỉnh Lào Cai tặng nhà trường. Nhà trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam được coi là công trình văn hóa có ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống của Học viện.


Nhà trưng bày trang phục truyền thống các dân tộc Việt Namđược thiết kế dưới dạng nhà sàn của dân tộc Tày

Nhà trưng bày trang phục các dân tộc Việt Nam là không gian văn hóa, nơi lưu giữ trang phục truyền thống và hiện vật của các dân tộc, thể hiện nét văn hóa, tính đa dạng phong phú trong nền văn hóa đa sắc tộc của dân tộc Việt Nam. Đây cũng chính là giáo cụ trực quan sinh động phục vụ cho công tác giáo dục tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc, giúp cán bộ, học viên trong Học viện CSND học tập, nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa Việt.


Nhà trưng bày lưu giữtrang phục truyền thống của 54 dân tộc anh em

Với sự giúp đỡ, ủng hộ của Công an các đơn vị, địa phương và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc mini của Học viện CSND đã sưu tầm được đầy đủ 54 trang phục truyền thống của các dân tộc anh em và trưng bày, sắp đặt trong không gian nhà sàn của dân tộc Tày (Lào Cai). Đây là Bảo tàng duy nhất ở Việt Nam có đủ trang phục của 54 dân tộc Việt Nam.

* Bia di tích lịch sử nơi Học viện đóng quân giai đoạn 1968 - 1990 tại Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội.


Khánh thành Bia di tích lịch sử nơi Học viện CSND đóng quângiai đoạn 1968 - 1990 tại Suối Hai, Ba Vì, Hà Nội

Công trình gồm 3 phần chính: Sân tượng đài, bệ chính đặt bia và Bia kỷ niệm ghi lại những dấu mốc đáng nhớ của chặng đường đầu tiên trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của Học viện từ năm 1968 đến năm 1990. Đó là một chặng đường phấn đấu đầy gian khó nhưng rất đỗi tự hào, bởi từ chính mái trường đơn sơ trên mảnh đất Suối Hai ngày ấy, đã có hàng vạn sỹ quan, hạ sỹ quan CSND tốt nghiệp ra trường, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Và cũng chính từ mái trường đơn sơ ấy, lớp lớp các cán bộ, học viên đã trưởng thành trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đến nay có nhiều đồng chí đang giữ những cương vị chủ chốt trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và của Ngành Công an, góp phần tô thắm thêm bề dày thành tích của nhà trường.

Với ý nghĩa “Ôn cố tri tân”, công trình là một trong những địa chỉ đỏ góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên Học viện CSND, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của cha anh đi trước, từ đó thấy được trách nhiệm của mình hôm nay trong sự nghiệp xây dựng Học viện CSND phát triển vững mạnh, trở thành trường trọng điểm của Ngành và tiến tới của Quốc gia. Đây cũng là nơi để lớp lớp các thế hệ cán bộ, học viên ôn lại kỷ niệm về một thời học tập, phấn đấu và trưởng thành dưới mái trường CSND năm xưa.

* Tượng thầy giáo Lê Quân:

Nhắc tới các thế hệ thầy, cô giáo của Học viện CSND không thể không nhắc tới thầy giáo Lê Quân, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cảnh sát nhân dân - nay là Học viện CSND. Sáu năm thầy Lê Quân làm Trưởng khoa Cảnh sát nhân dân và Phân hiệu trưởng Cảnh sát nhân dân trực thuộc Trường Công an trung ương và 6 năm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cảnh sát nhân dân tuy không dài, nhưng đã ghi lại được những mốc lịch sử quan trọng của Học viện CSND, là người đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của Học viện CSND ngày hôm nay. Từ đây Bộ Công an và lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã có một nhà trường đào tạo cán bộ độc lập, từng bước khẳng định vị trí trong hệ thống giáo dục đào tạo quốc gia nói chung và giáo dục đào tạo Công an nhân dân nói riêng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực Cảnh sát nhân dân phục vụ công cuộc bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện cho chiến trường miền Nam.


Học viện CSND dâng hoa tưởng nhớ thầy Lê Quânnhân kỷ niệm 46 năm ngày thành lập trường

Để thể hiện tấm lòng tri ân và sự biết ơn sâu sắc của các thế hệ cán bộ, giáo viên, học viên Học viện CSND đối với thầy giáo Lê Quân, nhà trường đã xây dựng bức tượng bán thân cố Hiệu trưởng đặt trang trọng tại tiền sảnh của Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát. Bức tượng do đồng chí Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an tặng được đúc tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nơi được xem là một trong những cái nôi của nghề đúc đồng ở nước ta. Việc dựng tượng bán thân cố thầy giáo Lê Quân sẽ góp phần giáo dục truyền thống "tôn sư trọng đạo", “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ cán bộ, giảng viên và học viên nhà trường.

* Khu trưng bày các tác phẩm điêu khắc “Dị mộc”

Tại tầng 1 của Thư viện Nghiệp vụ 12 tầng hiện đang trưng bày các tác phẩm điêu khắc tiêu biểu trong tổng số hơn 200 tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ chất liệu gốc - rễ cây do Thiếu tướng, Nhạc sỹ, Nhà điêu khắc Trần Gia Cường, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Công an sáng tác trong suốt 40 năm quân ngũ. Khu trưng bày được mang tên “Dị mộc” chứa đựng sự kết tinh của thời gian hàng vạn, thậm chí hàng triệu năm, qua bao nhiêu nắng mưa, bao nhiêu gió bão đi qua còn để lại trên thân cây những đường vân, thớ gỗ, tạo nên sự dị biệt mà những chất liệu khác như xi măng, sắt, thép, đất, đá…không có được.


“Dị mộc” là một trong những công trình văn hóa thu hútnhiều đoàn khách trong và ngoài nước thăm quan

Khu trưng bày nhằm nhằm giới thiệu với cán bộ, giảng viên và học viên Học viện CSND cũng như bạn bè trong và ngoài nước một nét đẹp khác của người chiến sỹ công an, có dịp hiểu thêm về hình ảnh người chiến sỹ công an qua một lăng kính khác, lăng kính văn hóa nghệ thuật rất gần gũi với đời sống thường ngày.

* Bảo tàng Học viện Cảnh sát nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, Đảng ủy, Ban Giám đốc cũng đã tập trung xây dựng Bảo tàng Học viện Cảnh sát nhân dân được đặt trang trọng tại tầng 2 của tòa nhà Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát 12 tầng. Được xây dựng trên cơ sở kết hợp phòng truyền thống của Học viện và Bảo tàng CAND, Bảo tàng là một công trình văn hóa - lịch sử có quy mô xứng tầm với truyền thống vẻ vang của nhà trường và của lực lượng CAND.


Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm quan Bảo tàng Học viện CSND

Bảo tàng Học viện Cảnh sát nhân dân được cấu trúc gồm 3 phần và 2 chuyên đề chính theo các mốc thời gian từ năm 1962 đến nay. Tại đây trưng bày các hình ảnh, tài liệu, hiện vật về lịch sử hình thành và phát triển của Học viện, nhằm góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ, giáo viên và học viên, nhất là các học viên khóa mới. Bên cạnh đó, Bảo tàng còn trưng bày những hình ảnh, tư liệu quý giá về lịch sử phát triển của lực lượng CSND, qua đó góp phần khẳng định sự đóng góp to lớn của Học viện trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự của đất nước. Đây cũng là giáo cụ trực quan để dạy và học các môn: Lịch sử CAND, Xây dựng lực lượng… Đặc biệt, tại đây nhà trường đang đầu tư xây dựng bảo tàng học đường, trưng bày các công cụ, phương tiện gây án của tội phạm để học viên học tập và nghiên cứu.

* Phòng Hồ Chí Minh

Phòng Hồ Chí Minh lưu giữ khoảng 637 đầu tài liệu, tương đương 1182 cuốn viết về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, trong đó có cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngoài ra, phòng Hồ Chí Minh được trang bị các thiết bị hiện đại như đầu DVD, màn hình Tivi … để cán bộ, giảng viên và học viên có thể tiếp cận không chỉ nguồn tư liệu in mà còn là các tư liệu hình ảnh sinh động về vị lãnh tụ đáng kính. Toàn bộ kinh phí xây dựng phòng Hồ Chí Minh là do các cựu học viên khóa D4 (1978-1983) quyên góp ủng hộ.


Phòng Hồ Chí Minh lưu giữ nhiều tài liệu quývề thân thế, cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh

* Phòng Nghiên cứu Tôn giáo


Trong 5 năm xây dựng, đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Học viện , các công trình mang dấu ấn lịch sử và giáo dục văn hóa truyền thống đã cơ bản hoàn thiện và đang góp phần không nhỏ vào công cuộc giáo dục văn hóa cho cán bộ, giảng viên và học viên Học viện.