Viện công nghệ vũ trụ

     
Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
*

*

Mặc dù là lĩnh vực còn nhiều mới mẻ và lạ lẫm, ngành công nghệ vũ trụ - viễn thám của Việt Nam đã có những bước tiến nhất định, mở ra những cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên theo đuổi ngành học này.

Bạn đang xem: Viện công nghệ vũ trụ

Ngành công nghệ vũ trụ - Viễn thám “khát” nhân lựcTại Việt Nam, công nghệ vũ trụ - Viễn thám được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như chế tạo vệ tinh, thiết kế máy bay không người lái, giám sát tài nguyên, nông -lâm nghiệp, giao thông, công nghệ thông tin, viễn thông, an ninh quốc phòng, v.v....Nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ - Viễn thám tại Việt Nam là rất lớn với mục tiêu đến năm 2020 đạt 2.000 lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp bách về đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của Việt Nam cho các trường đại học chuyên về khoa học công nghệ.Tuy vậy, tại Việt Nam hiện chỉ có một số ít các trường đại học đào tạo ngành công nghệ vũ trụ và ứng dụng, trong đó có trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội – tiengtrungquoc.edu.vn (còn được gọi là trường Đại học Việt Pháp). Đặc biệt, tiengtrungquoc.edu.vn là trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo ngành này từ hệ Đại học đến Tiến sĩ, với các chuyên ngành Viễn thám, Vật lý thiên văn và Công nghệ vệ tinh. Là một trường quốc tế năng động với 80% là giảng viên nước ngoài, học tập tại tiengtrungquoc.edu.vn, sinh viên được trực tiếp tham gia các dự án nghiên cứu cùng giảng viên, nhiều cơ hội nhận học bổng toàn phần, tốt nghiệp được nhận 2 bằng Việt Nam và Pháp.


*
Học viên hệ Thạc sĩ ngành Vũ trụ của tiengtrungquoc.edu.vn trong kỳ thực tập tại nước ngoài

Rộng mở các cơ hội nghề nghiệpTheo Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Vũ trụ của Việt Nam, trong tương lai lĩnh vực ứng dụng công nghệ viễn thám sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Viễn thám là công cụ không thể thiếu trong việc giám sát tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; quản lý nông lâm sản; dự báo, giám sát và đánh giá thiên tai, lũ lụt. Ngoài ra, rất nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống cần đến viễn thám như việc giám sát, theo dõi, định vị, điều tiết giao thông; lĩnh vực truyền hình, an ninh quốc phòng, , v.v.... Có thể nói, thị trường lao động trong và ngoài nước luôn rộng mở đối với các chuyên gia viễn thám.Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành viễn thám có thể lựa chọn làm việc tại các đợn vị nhà nước uy tín như Tổng cục Quản lý đất đai, Cục Viễn thám Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ cùng nhiều viện nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ như GIZ, Winrock International, Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) của Liên Hợp Quốc,... với các dự án về biến đổi khí hậu cũng là những cơ quan phù hợp với các chuyên gia viễn thám.

Xem thêm: Bảng Giá Xe Bán Tải Vinfast 2021, Ưu Đãi Mới Nhất (10/2021), Xe Bán Tải Vinfast Có Thể Sớm Ra Mắt


*
Công nghệ viễn thám chiết tách lượng mưa có vai trò quan trọng trong cảnh báo thiên tai (Ảnh: Website Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trong lĩnh vực công nghệ vệ tinh, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển các ứng dụng công nghệ vệ tinh phục vụ hiệu quả cho kinh tế - xã hội vào năm 2030. Đến năm 2035, Việt Nam sẽ tự thiết kế một số thành phần của vệ tinh và xây dựng các trạm phóng tên lửa trong nước. Cùng với đó, nhiều dự án cụ thể đã được triển khai để hiện thực hóa những mục tiêu trên. Ở phía Bắc, tại Hà Nội, có hai trung tâm lớn là Trung tâm Vũ Trụ Việt Nam (VNSC) và Trung tâm Phát triển nhân lực và Chuyển giao Công nghệ vũ trụ. Ở phía Nam, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ vũ trụ tại TP. Hồ Chí Minh cũng đã đi vào hoạt động.Theo PGS. TS. Phạm Anh Tuấn, Giám đốc VNSC, hiện tại VNSC chỉ có 116 người, nhưng đến năm 2020 sẽ cần khoảng 350 nhân lực kỹ thuật cao cho các dự án trên. Đặc biệt, theo chiến lược phát triển công nghệ vũ trụ, Việt Nam rất cần nhân lực để thực hiện các dự án vệ tinh trọng điểm quốc gia. Dự kiến một số vệ tinh “made in Vietnam” sẽ được phóng lên quỹ đạo trong 5 năm tới.


*
Đoàn đại biểu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chụp ảnh lưu niệm cùng Ban lãnh đạo Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (Ảnh:vnsc.org.vn)

Mặt khác, một số tập đoàn lớn như FPT và Viettel cũng đang phát triển công nghệ vệ tinh không chỉ vì mục đích thương mại, mà còn cả mục tiêu an ninh quốc gia như Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Viettel. Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, ngành công nghệ vệ tinh của Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển, và rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao.Đối với vật lý thiên văn, đây hiện là một trong những ngành khoa học sôi động nhất của thế giới, thu hút nhiều nhà khoa học đến từ các lĩnh vực khác nhau như vật lý hạt nhân, vật lý hat, vật lý plasma,… Những câu hỏi hóc búa nhất của vật lý đương đại đều năm trong lãnh địa của vật lý thiên văn: năng lượng tối, vũ trụ giãn nở và quan trọng nhất là sự không tương thích của thuyết hấp dẫn và vật lý lượng tử. Các nhóm nghiên cứu vật lý thiên văn trong và ngoài nước đã đang tích cực tìm kiếm những nhà khoa học trẻ tài năng. Hiện nay, Đài Thiên văn Nha Trang được khánh thành năm 2017, Bảo tàng Vũ trụ ở Khu công nghệ cao Hòa Lạc cũng đang được gấp rút xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động năm 2019.


*
Đài Thiên văn Nha Trang (Ảnh: tuoitre.vn)

Bên cạnh đó, những cơ hội học cao học, làm nghiên cứu sinh tại các cơ sở nghiên cứu và các dự án trong và ngoài nước luôn rộng mở với những bạn trẻ. Đặc biệt, tại tiengtrungquoc.edu.vn, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Liên minh 42 trường đại học và viện nghiên cứu của Pháp (tiengtrungquoc.edu.vn Consortium), các sinh viên hệ Đại học và học viên hệ Thạc sĩ ngành Vũ trụ đều có cơ hội thực tập từ 3-6 tháng tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu vũ trụ uy tín của nước ngoài như Đài thiên văn Paris, Trung tâm Nghiên cứu vũ trụ Quốc gia (CNES), Cơ quan Hàng Không Vũ Trụ Hoa Kỳ (NASA),…Trung bình hàng năm 100% học viên Hệ thạc sĩ và 80% sinh viên hệ đại học ngành Vũ trụ đi thực tập nước ngoài có lương hoặc học bổng toàn phần.THÔNG TIN THÊMChương trình hệ Cử nhân ngành Vũ trụ và Ứng dụngChương trình hệ Thạc sĩ ngành Vũ trụLý do các bạn yêu thích vũ trụ “nhất thiết” phải lựa chọn tiengtrungquoc.edu.vnNam sinh đam mê vật lý và ước mơ khám phá các vì sao