Tình trạng thất nghiệp ở việt nam 2017

     
*

NDĐT - Chiều 15-3, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong quý 4 năm 2017, cả nước có hơn 215 nghìn người có trình độ “đại học trở lên” thất nghiệp, ghi nhận tình trạng thất nghiệp giảm cả về số lượng và tỷ lệ.

Bạn đang xem: Tình trạng thất nghiệp ở việt nam 2017


Thất nghiệp giảm cả số lượng và tỷ lệ

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, trong quý 4/2017, tình trạng thất nghiệp giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Thất nghiệp ở nhóm thanh niên và nhóm lao động có trình độ “đại học trở lên” giảm đáng kể so với quý 3/2017.

Trong quý 4/2017, cả nước có 1,07 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 3,6 nghìn người so với quý 3. Ngoài ra, có 215,3 nghìn người có trình độ “đại học trở lên” thất nghiệp, giảm 21,7 nghìn người so với quý 3. Nhóm trình độ cao đẳng có 78,8 nghìn người thất nghiệp, giảm sáu nghìn người so với quý trước.

Đánh giá về tình hình lao động cuối năm 2017, Thứ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nhận định, kinh tế tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm qua, chủ yếu do đóng góp từ sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp chế biến - chế tạo. Số doanh nghiệp mới thành lập, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tăng đã góp phần gia tăng số người có việc làm, giảm thất nghiệp.

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, chất lượng lao động được cải thiện do số người được đào tạo cao hơn. Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực hơn. Bằng chứng là, số người làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ lệ người làm việc trong khu vực phi chính thức giảm xuống; số lượng cũng như tỷ lệ người làm việc trong khu vực làm công ăn lương tăng lên. Thời điểm quý 4 chứng kiến số lượng lao động qua đào tạo thất nghiệp giảm hẳn xuống 215 nghìn từ hơn 237 nghìn lao động có trình độ đại học thất nghiệp trong quý 3/2017. Tỷ lệ các nhóm lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp đào tạo dưới ba tháng thất nghiệp tăng, cho thấy nền kinh tế ngày càng “kén chọn” hơn, những lao động có trình độ cao dễ dàng tìm kiếm việc làm hơn.

Nói về triển vọng của thị trường lao động năm nay, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh, môi trường kinh doanh được cải thiện đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động. Cùng với những nỗ lực trong cải tạo môi trường - thể chế, thị trường lao động cũng có chuyển biến tích cực. Quan hệ lao động dường như cũng ngày càng ổn định, tích cực hơn. Doanh nghiệp chú trọng tới chính sách tiền lương, tiền thưởng, chính sách phúc lợi xã hội. Điều này nhằm tránh câu chuyện sau Tết người lao động không quay trở lại làm việc. Bởi thế, sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2018, 95% lao động đã quay trở lại làm việc, cho thấy triển vọng của thị trường lao động trong quý 1 năm nay khá tốt đẹp.

Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội, lưu ý các sinh viên sắp tốt nghiệp cần nắm chắc thông tin về thị trường lao động, xem xét xu hướng tuyển dụng hiện nay. Qua đó, các em tập trung củng cố kỹ năng mà nhà tuyển dụng cần, bởi các sinh viên mới chủ yếu được trang bị kỹ năng về lý thuyết.

Xem thêm: 340 Vẽ Xăm Ý Tưởng Trong 2021, Vẽ Hình Xăm Nhỏ Ở Ngón Tay Bằng Bút

Ông Vinh dự báo, các ngành chế biến - chế tạo, ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, phần mềm… vẫn khát lao động. Nếu các tân sinh viên có trang bị tốt những kỹ năng như ngoại ngữ, kỹ năng mềm…, rất có thể sẽ được nhận vào làm việc. Thông thường, các kỹ năng mà lao động Việt Nam yếu là ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, khả năng và tư duy phản biện, sáng tạo, làm việc độc lập…

Thu nhập tăng nhưng chưa tương xứng

Nhận định về thu nhập, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết, thời điểm quý 4 cho thấy thu nhập của người lao động cũng được cải thiện. Thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương trong quý 4/2017 tăng nhẹ so với quý trước. Tuy nhiên, mức tăng này chưa tương xứng với tăng trưởng kinh tế cùng kỳ.

Cụ thể, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của lao động làm công hưởng lương là 5,41 triệu đồng, chiếm 98,4% tổng thu nhập, tăng 45 nghìn đồng so với quý 3/2017 và tăng 329 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2016.

Thu nhập bình quân tháng ở khu vực nông thôn đạt 4,73 triệu đồng, tăng khoảng 10%, cao hơn tỷ lệ tăng ở khu vực thành thị, với mức 6,3 triệu đồng, tương đương 4,4%.

Thu nhập bình quân tháng thấp nhất ở khu vực tập thể (4,19 triệu đồng). Tuy nhiên, đây là khu vực có tỷ lệ tăng cao nhất (10%). Do đó, làm giảm khoảng cách với nhóm lao động làm việc ở khu vực doanh nghiệp nhà nước với thu nhập cao nhất, 7,35 triệu đồng.

Bên cạnh đó, trong số lao động có bằng cấp và chứng chỉ, thu nhập hằng tháng của lao động có trình độ đại học đạt mức cao nhất, với 7,74 triệu đồng/người. Bên cạnh đó, lao động có trình độ trung cấp có thu nhập đạt mức thấp nhất, với 5,7 triệu đồng.

Ngoài ra, sự chênh lệch giữa thu nhập của lao động ở ngành có mức cao nhất (hoạt động tài chính - ngân hàng) so với ngành có mức thu nhập thấp nhất (nông -lâm - thủy sản) là 2,3 lần.