Ngộ độc thức ăn có nên uống sữa

     

Thói quen ăn uống không cẩn thận là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm mà chúng ta cần lưu ý. Vào các dịp lễ tết, tỷ lệ bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tăng lên rõ rệt. Dược sĩ Omi Pharma sẽ hướng dẫn bạn nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm và ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì tốt.

Bạn đang xem: Ngộ độc thức ăn có nên uống sữa

1. Khái niệm ngộ độc thực phẩm là gì?


*
Ngộ độc thực phẩm là gì? Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do ăn phải các thức ăn, nước uống ôi thiu, biến chất, có nấm mốc. Dân gian vẫn thường gọi ngộ độc thực phẩm là trúng thực hoặc ngộ độc thức ăn. Ngộ độc thực phẩm gây hại tới sức khỏe người bệnh. Dù là ngộ độc thực phẩm nhẹ cũng cần phải điều trị kịp thời để phòng tránh chất độc làm tổn hại các cơ quan trong cơ thể.

2. Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Dưới đây là những dấu hiệu và biểu hiện ngộ độc thực phẩm thường gặp như:

Ói mửa, buồn nôn, nôn thốc nôn tháo liên tục.Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.Đau quặn bụng, đau dữ dội.Sốt.Đau cơ, nhức mỏi toàn thân.Người uể oải, chán ăn, đắng miệng.Cảm giác ớn lạnh cơ thể, tay chân lạnh.
*
Nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy là những triệu chứng ngộ độc thực phẩm dễ gặp nhất

Nếu sau khi ăn xong bạn cảm thấy cơ thể không khỏe kèm theo các triệu chứng kể trên thì nên tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác. Tùy từng trường hợp mà các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm biểu hiện rõ nét hay không. Với ngộ độc thực phẩm nhẹ, có thể người bệnh chỉ bị đau bụng, tiêu chảy và mất nước. Nhưng với các trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng có thể bị sốt cao, co giật, tím tái người, chất độc lan nhanh trong máu dẫn tới tử vong.

3. Ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Xử lý ngộ độc thực phẩm cần phải kịp thời và đúng cách. Ngay khi có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần có biện pháp xử lý cơ bản. Vậy chúng ta nên làm gì khi ngộ độc thực phẩm? Trước hết, người bị ngộ độc cần tống hết thực phẩm đã ăn ra khỏi cơ thể và uống nước oresol để bù điện giải. Tuy nhiên, với đối tượng ngộ độc thực phẩm là trẻ em thì không nên cố ép bé nôn hết ra để tránh làm bé bị sặc, dẫn tới khó thở.


*
Ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Trong trường hợp người bệnh bị ngộ độc thực phẩm nặng kèm theo nôn ra máu, tiêu chảy ra máu, co giật, sốt cao, thậm chí là ngừng thở thì cần sơ cứu trước khi đưa bệnh nhân vào viện điều trị. Bạn hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, để đầu song song với mặt sàn, đề phòng trường hợp dịch tràn vào phổi. Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân vào cấp cứu để bác sĩ xử lý tiếp.

4. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Với các trường hợp ngộ độc nhẹ thì người bệnh hoàn toàn không cần phải tới bệnh viện mà có thể tự xử lý tại nhà. Tuy nhiên sau khi bị ngộ độc thực phẩm, nhiều người đã nhịn ăn liên tục khiến cơ thể suy kiệt. Đây là suy nghĩ sai lầm. Dù bị ngộ độc thì cơ thể chúng ta vẫn cần được cung cấp dưỡng chất để nuôi sống các cơ quan và duy trì hoạt động thể chất. Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn uống gì?


*
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Ăn gì sau ngộ độc thực phẩm?

Ăn gì khi ngộ độc thực phẩm là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Về cơ bản, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa vẫn còn yếu nên người bệnh cần ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và không nên ăn quá no. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Bạn hãy cho người bệnh ăn các món đơn giản như cháo yến mạch, khoai tây nghiền, bánh mì mềm, trái cây mềm.

Ngoài ra, người bệnh bị ngộ độc có thể ăn sữa chua để cung cấp thêm lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Dược sĩ Omi Pharma đã gợi ý cho bạn ngộ độc thực phẩm ăn gì tốt. Vậy ngộ độc thực phẩm không nên ăn gì? Bệnh nhân bị ngộ độc cần tránh ăn các món làm tăng gánh nặng cho ruột và dạ dày như thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc các loại thức uống có chứa chất kích thích, cồn..

Xem thêm: Chức Năng Của Thị Kính Ở Kính Thiên Văn Là, Tạo Ra Một Ảnh Thật Của Vật

5. Ngộ độc thực phẩm uống gì?

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm uống gì tốt? Trước hết, bạn cần nhớ rằng các trường hợp bị ngộ độc kèm theo triệu chứng nôn và tiêu chảy đều sẽ dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải. Do đó, nguyên tắc đầu tiên là phải bù lại lượng chất lỏng đã mất bằng các thức uống bù điện giải. Đơn giản nhất là cho người bệnh uống oresol, sau đó tới nước lọc và các loại nước trái cây như dừa tươi.


*
Uống nước dừa để bù điện giải sau khi ngộ độc thực phẩm

Sau khi cơ thể đã bình ổn trở lại, bạn có thể uống trà diếp cá Orihiro để thải nốt độc tố trong cơ thể ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các sản phẩm phục hồi chức năng gan như viên giải độc gan Tuệ Linh, viên uống bổ gan Livercare Milk Thistle.

Ngộ độc thực phẩm nên uống thuốc gì? Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi không có sự tư vấn của dược sĩ hoặc chỉ định của bác sĩ. Bởi ngộ độc thực phẩm uống thuốc gì còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ ngộ độc. Nếu ngộ độc nhẹ thì có thể tự dùng thuốc tại nhà theo hướng dẫn. Nhưng nếu ngộ độc nặng, cần phải truyền thuốc, rửa ruột hay thuốc kháng độc thì người bệnh không thể biết được.

Một số loại thuốc ngộ độc thực phẩm có thể kể tới như thuốc tiêm Promethazin, Diphenhydramin; dung dịch truyền ringer lactate, bicarbonate 1,4% 200ml, natriclorid 0,9%. Thuốc kháng sinh cho người bị ngộ độc thực phẩm như ciprofloxacin. Mức độ ngộ độc thực phẩm của bệnh nhân sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố như nguyên nhân gây ngộ độc, huyết áp, độ mất nước, mạch đập có ổn định không,...Tùy vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương hướng xử lý kịp thời.

6. Các thắc mắc liên quan tới ngộ độc thực phẩm

6.1. Ngộ độc thực phẩm có nên uống sữa?

Về cơ bản khi bị ngộ độc thì người bệnh không nên uống sữa bởi các loại sữa có khá nhiều chất dinh dưỡng, dễ làm tăng gánh nặng cho đường ruột. Vì thế các bậc phụ huynh có con nhỏ cần chú ý, trẻ bị ngộ độc thực phẩm không nên uống sữa bột, sữa tươi hay sữa tiệt trùng.

6.2. Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước đường?

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm có thể uống nước đường để bù điện giải và nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Đường sử dụng cho người bị ngộ độc nên chọn loại đường làm từ mía hoặc củ cải đường bởi chúng không chứa các chất phụ gia khác. Bạn nên pha hỗn hợp nước đường với chút muối cho người bệnh để bù lại lượng nước đã mất.

6.3. Ngộ độc thực phẩm có nên truyền nước?

Truyền nước là một trong những cách để bù lại nước cho cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên còn tùy thuộc vào tình trạng ngộ độc của bệnh nhân ra sao mà bác sĩ sẽ quyết định có truyền nước hay không.